Các Công Thức, Câu Hỏi Về VẬT LÝ 11

Tổng hợp những bài tập trắc nghiệm liên quan đến Vật Lý 11. Hướng dẫn chi tiết.


Làm bài tập

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Advertisement
Các công thức, câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề VẬT LÝ 11

Các công thức liên quan


F13+F23=0F13F23F13=F23

Xét ba điện tích q1,q2 và điện tích q3 , vị trí đặt q3 để lực Coulomb tổng hợp tại q3 triệt tiêu

TH1: q1.q2>0

hinh-anh-vi-tri-dat-q3-de-luc-coulomb-tai-q3-triet-tieu-879-0

Điều kiện cân bằng : F13+F23=0F13F23 1F13=F23 2

Từ 1 suy ra : q3 nằm trong và trên đường thẳng nối q1 và q2 

Từ 2 ta được: 

kq1q3x2=kq2q3d-x2d-x2=q2q1.x2x=dq2q1+1 hay x=d1-q2q1

Loại x<0

TH2: q1.q2<0

hinh-anh-vi-tri-dat-q3-de-luc-coulomb-tai-q3-triet-tieu-879-1

Để lực Coulomb tổng hợp tại q3 bằng 0 : F13+F23=0

Vì q1 và q2 trái dấu nên q3 nằm ngoài và trên đường thẳng nối q1 và q2 ,nằm xa với điện tích có độ lớn lớn hơn.

F13=F23d+x2=q2q1x2x=dq2q1-1hay x=-dq2q1+1

Loại x <0

Cả hai trường hợp ta đều thấy để q3 cân bằng không phụ thuộc điện tích q3

 

Xem thêm Vị trí đặt q3 để lực Coulomb tại q3 triệt tiêu

q = ±ne

Điện tích của hạt (vật) luôn là số nguyên lần điện tích nguyên tố: q = ±ne

Xem thêm Điện tích của hạt (vật)

T = F2đ + P2

tanα = FđP

hinh-anh-luc-cang-day-khi-hai-qua-cau-tich-dien-947-0

Điều kiện cân bằng:

T+ Fđ + P =0

=> T = Fđ +P

Từ hình:  Fđ  P => T = F2đ + P2

 

Xem thêm Lực căng dây khi hai quả cầu tích điện.
Advertisement

q'1=q'2=q1+q22q'1=q'2=q'3=q1+q2+q33

Khi N hạt tiếp xúc : q1'=...=q'N=q1+...+qNN

Với q1,q2,..,qN điện tích của các hạt ban đầu.

q'1.q'2,...,q'N diện tích của các hạt lúc sau.

Xem thêm Điện tích của mỗi vật sau khi tiếp xúc

N = Q1,6.10-19

+ Vật mang điện âm số electron thừa: N = Q1,6.10-19

+ Vật mang điện dương, số electron thiếu: N = Q1,6.10-19

 

Xem thêm Công thức tính số electron thừa và số electron thiếu

E=mgq

hinh-anh-dien-truong-can-dat-de-hat-bui-can-bang-trong-dien-truong-deu-891-0

Để hạt bụi cân bằng :

F=PqE=mgE=mgq

Điện trường cần đặt cùng chiều với g khi q<0

Điện trường cần đặt ngược chiều với g khi q>0

Áp dụng được khi đề bài hỏi điện cần đặt để điện tích tiếp túc đi thẳng khi bay vuông góc với điện trường.

Xem thêm Điện trường cần đặt để hạt bụi cân bằng trong điện trường đều
Xem tất cả công thức liên quan
Advertisement

Các lý thuyết liên quan


1. Vật nhiễm điện

Vật nhiễm điện (vật mang điện, điện tích) là vật có khả năng hút được các vật nhẹ.

2. Nhiễm điện do cọ xát

Hai vật không nhiễm điện khi cọ xát với nhau thì có thể làm chúng nhiễm điện trái dấu nhau.

hinh-anh-su-nhiem-dien-cua-cac-vat-76-0

3. Nhiễm điện do tiếp xúc

Cho thanh kim loại không nhiễm điện chạm vào quả cầu đã nhiễm điện thì thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với điện tích của quả cầu. Đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì thanh kim loại vẫn còn nhiễm điện.

hinh-anh-su-nhiem-dien-cua-cac-vat-76-1 

4. Nhiễm điện do hưởng ứng

Đưa thanh kim loại không nhiễm điện đến gần quả cầu nhiễm điện nhưng không chạm vào quả cầu, thì hai đầu thanh kim loại sẽ nhiễm điện. Đầu gần quả cầu hơn nhiễm điện trái dấu với điện tích của quả cầu, đầu xa hơn nhiễm điện cùng dấu với điện tích của quả cầu. Đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì thanh kim loại trở về trạng thái không nhiễm điện như lúc đầu. 

hinh-anh-su-nhiem-dien-cua-cac-vat-76-2

 


Xem thêm Sự nhiễm điện của các vật

hinh-anh-dinh-luat-bao-toan-dien-tich-78-0

- Một hệ cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác thì, tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.

q1 + q2 = q'1 + q'2

- Khi cho hai vật tích điện q1 và q2 tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra thì điện tích của chúng sẽ bằng nhau.

q'1 = q'2 = q1 + q22

 


Xem thêm Định luật bảo toàn điện tích.

a. Đường sức điện

hinh-anh-duong-suc-dien-truong-80-0

Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường sức cũng trùng với hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.

b. Tính chất của đường sức

- Tại mỗi điểm trong điện trường ta có thể vẽ được một đường sức điện và chỉ một mà thôi. Các đường sức điện không cắt nhau.

- Các đường sức điện trường tĩnh là các đường không khép kín.

hinh-anh-duong-suc-dien-truong-80-1

- Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện ở đó sẽ được vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào cường độ điện trường nhỏ hơn thì các đường sức điện ở đó sẽ được vẽ thưa hơn.

c. Điện trường đều

hinh-anh-duong-suc-dien-truong-80-2

- Một điện trường mà cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau gọi là điện trường đều.

- Điện trường đều có các đường sức điện song song và cách đều nhau.

 


Xem thêm Đường sức điện trường
Advertisement

a. Nguồn điện

- Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch.

- Nguồn điện có hai cực: cực dương (+) và cực âm (-).

- Lực lạ bên trong nguồn điện:

hinh-anh-nguon-dien-luc-la-ben-trong-nguon-dien-82-0

Là những lực mà bản chất không phải là lực điện. Tác dụng của lực lạ là tách và chuyển electron hoặc ion dương ra khỏi mỗi cực, tạo thành cực âm (thừa nhiều electron) và cực dương (thiếu hoặc thừa ít electron) do đó duy trì được hiệu điện thế giữa hai cực của nó.

b. Suất điện động

- Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện: E = Aq.

- Để đo suất điện động của nguồn ta dùng vôn kế mắc vào hai cực của nguồn điện khi mạch ngoài để hở.

- Điện trở r của nguồn điện được gọi là điện trở trong của nó.

 


Xem thêm Nguồn điện, lực lạ bên trong nguồn điện.

a. Điện năng

Lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích.

b. Công suất điện

Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

P = At = UI.

c. Định luật Joule Lenz

Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó: Q = RI2t

d. Công suất tỏa nhiệt

- Công suất tỏa nhiệt P ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian: P=Qt = RI2.

- Công của nguồn điện bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch: Ang = EIt.

- Công suất của nguồn điện bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch: Png = EI.

- Để đo công suất điện người ta dùng oát-kế. Để đo công của dòng điện, tức là điện năng tiêu thụ, người ta dùng máy đếm điện năng hay công tơ điện.

- Điện năng tiêu thụ thường được tính ra kilôoat giờ (kWh): 1kW.h = 3 600 000J

 


Xem thêm Điện năng. Công suất điện

1. Dòng điện trong kim loại

- Hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do. Mật độ của các electron tự do trong kim loại rất cao nên kim loại dẫn điện rất tốt.

- Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron dưới tác dụng của điện trường.

2. Điện trở suất của kim loại

- Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất: ρ=ρ0[1+α(t-t0)]

- Chuyển động nhiệt của mạng tinh thể cản trở chuyển động của hạt tải điện làm cho điện trở kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ. Đến gần 0o K, điện trở của kim loại rất nhỏ.

3. Suất điện động nhiệt điện

Cặp nhiệt điện là hai dây kim loại khác bản chất, hai đầu hàn vào nhau. Khi nhiệt độ hai mối hàn T1, T2 khác nhau, trong mạch có suất điện động nhiệt điện E=αT(T1-T2).

4. Hiện tượng siêu dẫn 

- Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ T nào đó, điện trở của kim loại (hay hợp kim) giảm đột ngột đến giá trị bằng không.

- Vật liệu siêu dẫn có điện trở đột ngột giảm đến bằng 0 khi nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ tới hạn T TC.


Xem thêm Dòng điện trong kim loại.
Xem tất cả lý thuyết liên quan
Advertisement

Các câu hỏi liên quan

có 890 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận vật lý



Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B, C, D nhiễm điện gì?

Trắc nghiệm Trung bình
Xem thêm Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B nhiễm điện gì?

Đưa vật A nhiễm điện dương lại gần quả cầu kim loại B ban đầu trung hoà về điện được nối với đất bởi một dây dẫn. Hỏi điện tích của B như nào nếu ta cắt dây nối đất sau đó đưa A ra xa B?

Trắc nghiệm Khó
Xem thêm Điện tích của quả cầu B sẽ như thế nào khi cắt dây nối đất

Đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện A lại gần quả cầu kim loại B nhiễm điện thì chúng hút nhau. Giải thích nào là đúng?

Trắc nghiệm Trung bình
Xem thêm Giải thích về sự nhiễm điện của hai vật hút nhau
Advertisement

Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện. Để B và C nhiễm điện trái dấu độ lớn bằng nhau thì:

Trắc nghiệm Trung bình
Xem thêm Để B và C nhiễm điện trái dấu có độ lớn bằng nhau.

Hai điện tích đặt gần nhau, nếu giảm khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực tương tác giữa 2 vật sẽ

Trắc nghiệm Trung bình
Xem thêm Tính lực tĩnh điện khi giảm khoảng cách 2 lần.
Xem tất cả câu hỏi liên quan Làm bài tập
Advertisement

Học IELTS Miễn Phí

Advertisement


Tin Tức Liên Quan

Doanh thu từ quảng cáo giúp chúng mình duy trì nội dung chất lượng cho website

  Cách tắt chặn quảng cáo  

Tôi không muốn hỗ trợ (Đóng) - :(

Bạn hãy tắt trình chặn quảng cáo
Loading…