Vật Lý 10 - Trường THPT Gia Định - Học kỳ 2

Giải chi tiết bài tập vật lý trường Gia Định học kỳ 2, video hướng dẫn chi tiết, năng lượng và công, bảo toàn chuyển hoá năng lượng, động lượng.

Advertisement

Vật Lý 10 - Trường THPT Gia Định - Học kỳ 2

Nơi giải chi tiết các bài tập của môn Vật Lý trường THPT Gia Định, học kỳ II. Mỗi bài tập đều có video hướng dẫn chi tiết. Bao gồm các vấn đề:
- Năng lượng và công 

- Bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

- Động lượng

- Độnglượng và định luật bảo toàn động lượng

- Động lượng và năng lượng trong va chạm 

- Chuyển động tròn

- Sự biến dạng

- Đề ôn tập giữa kì II

- Đề ôn tập cuối kì II

Chủ Đề Vật Lý

Câu Hỏi Liên Quan

Trong một hồ bơi có hai cách để nhảy xuống dưới nước. Cách nào năng lượng ít bị hao phí hơn?

Trong một hồ bơi, có hai cách để nhảy từ vị trí bục trên cao xuống dưới nước (Hình 3.1). Cách thứ nhất, nhảy trực tiếp từ trên xuống. Cách thứ hai, vận động viên sẽ trượt từ trạng thái nghỉ theo máng.

a) Trong hai cách trên, cách nào năng lượng ít bị hao phí hơn? Giải thích?

b) Nếu bỏ qua ma sát trên máng trượt, lấy g = 10m/. Tính tốc độ của vận động viên khi chạm mặt hồ trong hai cách trên.

 

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một hộp nặng đang được giữ trên mặt phẳng nghiêng nhẵn thì được đẩy lên bằng một lực F song song với mặt phẳng nghiêng.

Một hộp nặng đang được giữ trên mặt phẵng nghiên nhẵn thì được đẩy lên bằng một lực song song với mặt phẳng nghiêng. Khi hộp di chuyển từ điểm A đến điểm B trên mặt phẳng nghiêng, công do lực tác dụng lên hộp có phụ thuộc vào vận tốc của hộp tại A và B hay không? Tại sao?

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một kỹ sư xây dựng nặng 75 kg treo lên một chiếc thang dài 2,75 m. Tính công của trọng lực tác dụng lên kỹ sư khi người này leo từ chân đến đỉnh thang.

 

Một kỹ sư xây dựng nặng 75kg treo lên một chiếc thang dài 2,75m. Thang được dựa vào bức tường thẳng đứng và tạo một góc ɑ = với mặt phẳng ngang (Hình 3.2); lấy g = 9,8 m/ .    

a) Tính công của trọng lực tác dụng lên kỹ sư khi người này leo từ chân đến đỉnh thang. 

b) Đáp án của câu (a) có phụ thuộc vào tốc độ của người kĩ sư trong quá trình leo hay không?

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Tính công của một người đã thực hiện khi nâng một vật có khối lượng 20 kg từ mặt đất lên độ cao 1,2m.

Tính công của một người đã thực hiện khi nâng một vật có khối lượng 20,0kg từ mặt đất lên độ cao 1,2m. Lấy g = 9,8 m/

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một chiếc xe khối lượng 10 tấn đang tắt máy và chuyển động trên mặt đường nằm ngang với vận tốc không đổi 40 km/h. Tính lực mà mặt đường tác dụng lên xe.

Một chiếc xe khối lượng 10,0 tấn đang tắt máy và chuyển động trên mặt đường nằm ngang với vận tốc không đổi v = 40,0 km/h. Biết gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/.

a) Tính lực mà mặt đường tác dụng lên xe.

b) Tính công của lực mà mặt đường tác dụng lên xe. 

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một xe ô tô m=2 tấn chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang với vận tốc ban đầu bằng 0. Tính công lực kéo của động cơ ô tô.

Một xe ô tô khối lượng m = 2 tấn chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang với vận tốc ban đầu bằng 0, đi được quãng đường s = 200m thì đạt được vận tốc v = 72 km/h. Cho biết hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường là  = 0,2. Lấy g = 10 m/. Tính công lực kéo của động cơ ô tô và công lực ma sát thực hiện trên quãng đường đó.

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Tính công của lực F. Một đường tròn đường kính AC = 2R = 1m, một lực F có điểm đặt trên đường tròn có phương song song AC.

Một đường tròn đường kính AC = 2R = 1 m, một lực F có điểm đặt trên đường tròn có phương song song AC, có chiều luôn không đổi và cùng chiều AC và có độ lớn 600 N. Tìm công mà lực F thực hiện được khi điểm đặt của nó vạch được

a) một đường tròn

b) một nửa đường tròn AC

c) một phần tư đường tròn AC

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một thang máy m = 800kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10m. Tính công của động cơ để kéo thang máy đi lên.

Một thang máy khối lượng m = 800 kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10 m. Lấy g = 10 m/. Tính công của động cơ để kéo thang máy đi lên khi thang máy đi lên

a) đều.

b) nhanh dần đều với gia tốc 1,0 m/ .

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một cần trục tạo lực kéo để nâng một vật có khối lượng 100 kg từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng. Tìm tổng công do cần trục thực hiện.

Một cần trục tạo lực kéo để nâng một vật có khối lượng 100kg từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng. Trong 10s đầu vật đi lên nhanh dần đều với gia tốc 0,8 , sau đó vật đi lên chậm dần đều thêm 10s nữa thì dừng lại. Tìm tổng công do cần trục thực hiện. 

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một vật khối lượng m =1kg chuyển động nhanh dần đều trên mặt ngang, vận tốc tăng từ 5 m/s lên 10 m/s. Tính công của lực F và công của lực ma sát.

Một vật khối lượng m = 1 kg chuyển động nhanh dần đều trên mặt ngang, vận tốc tăng từ 5 m/s lên 10 m/s, do chịu tác dụng của lực đẩy trong thời gian 10 s. Biết hợp với phương ngang góc α=30° như Hình 3.3 và có độ lớn 10√3N.Tính công của lực  và của lực ma sát () tác dụng lên vật trong thời gian trên.

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một chiếc đàn piano có khối lượng 380kg được giữ cho trượt đều xuống một đoạn dốc 2,9m. Hãy xác định lực do người tác dụng lên đàn piano.

Một chiếc đàn phano có khối lượng 380 kg được giữ cho trượt đều xuống một đoạn dốc dài 2,9 m, nghiên một góc 100 so với phương ngang. Biết lực do người tác dụng có phương song song với mặt phẳng nghiêng như hình 3.4. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 9,8 . Hãy xác định

a) lực do người tác dụng lên đàn piano.

b) công của lực do người tác dụng lên đàn piano.

c) công của trọng lực tác dụng lên đàn piano.

d) tổng công của tất cả các lực tác dụng lên đàn piano.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một khối gỗ có trọng lượng P=45N được đẩy trượt lên trên mặt phẳng nghiêng nhẵn với góc nghiêng 25 so với phương ngang. Tìm công mà người đẩy thực hiện trên khối gỗ nếu lực tác dụng.

Một khối gỗ có trọng lượng là P = 45 N được đẩy trượt đều lên trên mặt phẳng nghiêng nhẵn với góc nghiêng  so với phương ngang. Biết khối gỗ di chuyển được một đoạn 1m trên mặt phẳng nghiêng. Tìm công mà người đẩy thực hiện trên khối gỗ nếu lực tác dụng:

a) song song với mặt phẳng nghiêng.

b) song song với mặt phẳng ngang.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một lò sưởi điện có công suất 2,5kW hoạt động trong khoảng thời gian từ 20h đến 24h. Lò sưởi đã sử dụng bao nhiêu năng lượng điện?

Một lò sưởi điện có công suất 2,5 kW hoạt động trong khoảng thời gian từ 20h đến 24h. Lò sưởi đã sử dụng bao nhiêu năng lượng điện?

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một ô tô có khối lượng m= 1,3.10^3 kg di chuyển trên đoạn đường ABCD. Tính công của trọng lực trên các đoạn đường AB, BC, CD.

Một ô tô có khối lượng di chuyển trên đoạn đường ABCD có dạng như hình 3.5, trong đó BC là đoạn đường nằm ngang có độ cao so với mặt phẳng nằm ngang chứa AD. Biết rằng , gia tốc rơi tự do , độ dài các cung cong nối các đoạn thẳng với nhau rất nhỏ sơ với chiều dài các đoạn thẳng đó. Tính công của trọng lực trên các đoạn đường AB, BC, CD.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Trong giai đoạn gần tiếp đất, một giọt nước mưa có khối lượng m=65,5mg chuyển động thẳng đều với tốc độ 9,00 m/s. Tính công của trọng lực và lực cản.

Trong giai đoạn gần tiếp đất, một giọt nước mưa có khối lượng m = 65,5 mg chuyển động thẳng đều với tốc độ 9,00 m/s. Biết rằng gia tốc rơi tự do hầu như không phụ thuộc vào độ cao và có giá trị g = 9,80 . Tính công của trọng lực và công của lực cản thực hiện lên giọt nước mưa nói trên trong giai đoạn nó rơi từ độ cao h 10,0m xuống mặt đất. Giả sử trong giai đoạn này khối lượng và hình dạng của giọt nước mưa đang xét hầu như không thay đổi.

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một người dùng lực F hợp với phương nằm ngang một góc a=60^o để kéo vật có khối lượng m=50,0 kg. Tính công của trọng lực.

Một người dùng lực hợp với phương nằm ngang một góc  = để kéo vật có khối lượng m = 50,0 kg trượt trên mặt sàn nằm ngang một đoạn thẳng có độ dài s = 10,0 m với tốc độ không đổi. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là µ=0,150; thành phần thẳng đứng của lực hướng từ dưới lên trên, lấy g =  9,80 . Tính

a) công của trọng lực

b) công của lực F

c) công của lực ma sát

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một người dùng lực F hợp với phương nằm ngang một góc a=30^o để đẩy vật có khối lượng m=50,0kg. Tính công của trọng lực.

Một người dùng lực  hợp với phương nằm ngang một góc để đẩy vật có khối lượng m = 50,0 kg trượt trên mặt sàn nằm ngang một đoạn thẳng có độ dài s = 15,0 m với vận tốc không đổi. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là ; thành phần thẳng đứng của lực hướng từ dưới lên trên, gia tốc rơi tự do g =  9,80 . Tính

a) công của trọng lực

b) công của lực F

c) công của lực ma sát

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Để múc nước từ dưới giếng lên bể người ta dùng một chiếc gầu có khối lượng m0=500g. Tính công toàn phần tối thiểu để đưa M=9,00kg nước từ giếng lên bể.

Để múc nước từ dưới giếng lên bể người ta dùng một chiếc gầu có khối lượng . Để di chuyển ổn định (nước trong gầu không bị thất thoát ra ngoài trong quá trình kéo nước từ giếng lên bể) gầu đựng được một lượng nước có khối lượng tối đa m = 4,50 kg. Biết rằng khối lượng dây gầu không đáng kể, mặt nước trong giếng cách mặt bể khoảng h = 5,00 m, gia tốc rơi tự do . Trong các quá trình dùng gầu để đưa nước từ giếng lên bể.

a) Tính công toàn phần tối thiểu để đưa M = 9,00 kg nước từ giếng lên bể.

b) Tính hiệu suất cực đại của quá trình múc nước

c) Trong một lần đưa đầy gầu nước (gầu chứa 4,50 kg nước) từ giếng lên bể, người múc nước dùng lực có độ lớn F = 60,0 N để kéo gầu, tính công toàn phần và hiệu suất của lần múc nước này.

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một dây cáp sử dụng động cơ điện tạo ra một lực không đổi 50N tác dụng lên vật và kéo vật đi một đoạn đường 30m trong thời gian 1 phút. Tính công suất của động cơ.

Một dây cáp sử dụng động cơ điện tạo ra một lực không đổi 50N tác dụng lên vật và kéo vật đi một đoạn đường 30m trong thời gian 1 phút. Tính công suất của động cơ.

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

An kéo một khối gỗ với độ lớn lực là 100N đi một đường 30m trong thời gian 30s. Tìm công suất của An khi kéo khối gỗ.

An kéo một khối gỗ với độ lớn lực là 100N đi một đoạn đường 30m trong thời gian 30s. Biết lực kéo và phương dịch chuyển song song với nhau. Tìm công suất của An khi kéo khối gỗ.   

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Tìm công suất tối thiểu của một máy bơm để có thể đưa 100kg nước lên độ cao 3m trong thời gian 20s. Lấy g =9,8 m/s^2.

Tính công suất tối thiểu của một máy bơm để có thể đưa 100 kg nước lên độ cao 3m trong thời gian 20s. Lấy g = 9,8 .

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một ô tố có khối lượng 2 tấn chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 36 km/h. Tính độ lớn lực ma sát của mặt đường.

Một ô tô có khối lượng 2 tấn chuyển động đều trên đường nằm ngang với vận tốc 36 km/h. Công suất của động cơ ô tô là 5 kW.

a) Tính độ lớn lực ma sát của mặt đường.

b) Sau đó ô tô tăng tốc, sau khi đi được quãng đường s = 125m. Tính vận tốc ô tô đạt được 54 km/h. Tính công suất trung bình của động cơ trên quãng đường này.

 

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Công suất sử dụng điện trung bình của một gia đình là 0,6 kW. Hỏi cần một diện tích bề mặt pin mặt trời là bao nhiêu để có thể cung cấp đủ công suất điện cho gia đình này?

Công suất sử dụng điện trung bình của một gia đình là 0,6 kW. Biết năng lượng mặt trời khi chiếu trực tiếp đến bề mặt của pin mặt trời đặt nằm ngang có công suất trung bình là 100 W trên một mét vuông. Giả sử chỉ có 15% năng lượng mặt trời được chuyển thành năng lượng có ích (điện năng). Hỏi cần một diện tích bề mặt pin mặt trời là bao nhiêu để có thể cung cấp đủ công suất điện cho gia đình này?

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một thang máy có khối lượng 500kg chuyển động với tốc độ 14,4 km/h. Tính công suất trung bình của hệ thống kéo thang máy.

Một thang máy có khối lượng 500 kg chuyển động đều với tốc độ 14,4 km/h. Lấy g = 10,0 . Tính công suất trung bình của hệ thống kéo thang máy.

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Xe khối lượng 200kg chuyển động trên dốc dài 200m, cao 10m. Tìm độ lớn lực ma sát.

Xe khối lượng 200 kg chuyển động trên dốc dài 200 m, cao 10 m.

a) Xe lên dốc thẳng đều với vận tốc 18 km/h thì công suất của động cơ là 0,75 kW. Tìm độ lớn lực ma sát.

b) Nếu xe xuống dốc nhanh dần đều với vận tốc của xe ở đỉnh dốc và chân dốc lần lượt là 18 km/h và 54 km/h. Tìm công mà lực kéo động cơ thực hiện được, công suất trung bình, công suất tức thời ở cuối dốc. Biết độ lớn lực ma sát không đổi.

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một xe khối lượng 200kg khởi hành chuyển động đi lên một dốc nghiêng cao 10m. Tìm chiều dài dốc và lực kéo động cơ.

Một xe khối lượng 200 kg khởi hành chuyển động đi lên một dốc nghiêng cao 10m, khi lên đến đỉnh dốc xe có vận tốc 10 m/s và lực kéo động cơ sinh được công 40 kJ. Lực ma sát tác dụng vào xe có độ lớn 100N. Tìm chiều dài dốc và lực kéo động cơ.

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một ô tô có khối lượng m=3,0 tấn đi hết một con dốc có chiều dài s=100m trong khoảng thời gian t = 10,0s. Tính công và công suất của trọng lực trong các trường hợp.

Một ô tô có khối lượng m = 3,0 tấn đi hết một con dốc có chiều dài s = 100 m trong khoảng thời gian t = 10,0 s với tốc độ không đổi. Biết rằng con dốc là một đoạn đường thẳng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc và gia tốc rơi tự do là g = 9,80 . Tính công và công suất của trọng lực trong các trường hợp:

a) Ô tô đi lên dốc.

b) Ô tô đi xuông dốc.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Khi du lịch tại Đà Lạt, chị Đào đã đi tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng bằng xe máy loại số. Tính tốc độ chạy đều của xe nếu Lna đi lên có dốc có độ dốc 17%.

Khi du lịch tại Đà Lạt, chị Đào đã đi tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng bằng xe máy loại xe số. Đặc điểm địa hình đặc trưng ở Đà Lạt là những con dốc cao, cheo leo và thẳng lên phía trên, do đó đòi hỏi người lái xe phải chạy cẩn thận, chắc chắn. Do vậy, để cảnh báo nguy hiểm về độ dốc của mỗi con đốc, chính quyền địa phương thường để các biển báo độ dốc ở dưới chân mỗi con dốc.

Ý nghĩa của các biển báo trên là: tỷ số giữa độ cao với độ dài ngang của con dốc. Ví dụ biển báo đốc lên 6% như Hình 3.6 nghĩa là cứ đi lên cao thêm 6 cm thì độ dài ngang đã đi là 1 mét.

Khi chạy lên các con đốc, chị thường để động cơ xe nổ ở số 2 và giữ tay cầm lái ở một mức như nhau. Lúc chị Lan đi lên trên con dốc có biển báo "6% thì đi đều với tốc độ 31 km/h. Còn nếu con dốc có biển báo 10% thì tốc độ chạy đều của xe chỉ còn 27 km/h. Xem như công suất của động cơ xe hoạt động như nhau trong mọi trường hợp và hệ số ma sát trượt giữa bánh xe với các mặt đường dốc thay đổi không đáng kể. Tính tốc độ chạy đều của xe nếu chị Lan đi lên trên con dốc có độ đốc 17%.

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một vật có khối lượng m=300g được ném lên từ mặt đất với tốc độ ban đầu v0=20m/s theo hướng hợp với mặt đất nằm ngang một góc a=30. Tính công suất của trọng lực thực hiện lên vật tại thời điểm

Một vật có khối lượng m = 300 g được ném lên từ mặt đất với tốc độ ban đầu theo hướng hợp với mặt đất nằm ngang một góc . Cho gia tốc rơi tự do g =  9,80 , bỏ qua lực cản của không khí. Tính công suất của trọng lực thực hiện lên vật tại thời điểm

a) t = 0.

b) vật đạt độ cao cực đại.

c) vật chạm đất.

 

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một khối gỗ nặng 1,2kg ở trạng thái nghỉ đặt trên sàn ngang. Xác định công do lực F sinh ra và công suất trung bình của lực này khi vật đi được đoạn đường 10m đầu tiên.

Một khối gỗ nặng 1,2 kg ở trạng thái nghỉ đặt trên sàn ngang, nhẵn thì bị tác dụng bởi lực hướng song song với mặt sàn và có độ lớn thay đổi theo quãng đường mà khối gỗ đi được mô tả như đồ thị trong Hình 3.7.

a) Xác định công do lực sinh ra và công suất trung bình của lực này khi vật đi được đoạn đường 10 m đầu tiên.

b) Tính công do lực thực hiện trong 10 m tiếp theo.

c) Tính toàn bộ công của lực trong cả quá trình mà vật đi quãng đường 40m.

Hình 3.7

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Hình 3.8 là vận động viên trẻ của môn cử tạ, anh Thạch Kim Tuấn - 19 tuổi. Hãy tính công của trọng lực khi anh nâng tạ lên và khi anh hạ tạ xuống.

Hình 3.8 là vận động viên trẻ của môn cử tạ, anh Thạch Kim Tuấn - 19 tuổi, người giành chiếc Huy chương vàng quý giá cho Việt Nam, đồng thời phá 3 kỳ lục tại SEA Games 27. Để luyện cơ bắp, anh đã nằm ngang và nâng tạ lên xuống như hình. qua trọng lượng của cánh tay và tạ được anh nâng đều. Chiều dài tay của anh khoảng 80 cm, tạ anh sử dụng có một đòn tạ nặng 5 kg, mỗi bên gồm 3 viên tạ hình trụ và mỗi viên nặng 10 kg. Hãy tính

a) công của trọng lực khi anh nâng tạ lên và khi anh hạ tạ xuống.

b) Công của cơ tay và lồng ngực khi anh nâng tạ lên và hạ tạ xuống.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Ba quả bóng giống hết nhau được ném ở cùng một độ cao từ đỉnh của toà nhà như Hình 3.9. Sắp xếp tốc độ của các quả bóng khi chạm đất theo thứ tự giảm dần.

Ba quả bóng giống hệt nhau được ném ở cùng một độ cao từ đỉnh của toà nhà như Hình 3.9. Quả bóng (1) được ném ngang, quả bóng (2) được ném xiên lên trên, quả bóng (3) được ném xiên xuống dưới. Các quả bóng được ném cùng với tốc độ đầu. Bỏ qua lực cản của không khí. Sắp xếp tốc độ của các quả bóng khi chạm đất theo thự tự giảm dần. 

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một thùng hàng bắt đầu trượt xuống từ đỉnh của một máng nghiêng nhẵn (ma sát không đáng kể). Nếu tăng góc nghiêng của máng thì tốc độ của thùng hàng tại chân máng thay đổi như thế nào?

Một thùng hàng bắt đầu trượt xuống từ đỉnh của một máng nghiêng nhẵn (ma sát không đáng kể). Nếu tăng góc nghiêng của máng thì tốc độ của thùng hàng tại chân máng thay đổi như thế nào?

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một quả bóng bowling được treo lên trần nhà bằng một sợi dây không dãn. Trong quá trình chuyển động, quả bóng có thể va vào tường không? Tại sao?

Một quả bóng bowling được treo lên trần nhà bằng một sợi dây không dãn. Một bạn học sinh thực hiện thí nghiệm biểu diễn bằng cách kéo quả bóng ra khỏi vị trí cân bằng của nó và gần chạm vào tường, sau đó thả quả bóng như Hình 3.10.

a) Trong quá trình chuyển động, quả bóng có thể va vào tường không? Tại sao?

b) Liệt kê yếu tố đảm bảo quả bóng không va chạm với tường trong quá trình chuyển động.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một chiếc ô tô đang chạy thì phải phanh gấp để giảm tốc nhằm tránh va chạm một chú chó băng ngang qua đường. Trong trường hợp này, cơ năng của ô tô có bảo toàn không? Tại sao?

Một chiếc ô tô đang chạy thì phải phanh gấp để giảm tốc nhằm tránh va chạm với một chú chó băng ngang qua đường Trong quá trình hãm phanh, động năng của ô tô thay đổi như thế nào? Trong trường hợp này cơ năng của ô tô bảo toàn không? Tại sao?  

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một bạn học sinh đang thực hiện việc sắp xếp lại tủ sách, trong đó bạn học sinh phải nâng một quyển sách từ mặt sàn lên tủ. Điều này có mẫu thuẫn với định lí động năng không?

Một bạn học sinh phải nâng một quyển sách từ mặt sàn lên tủ. Động năng của quyển sách tại mặt sản và khi được đặt lên tủ đều bằng 0, trong khi công mà bạn học sinh thực hiện lại khác 0. Điều này có mâu thuẫn với định lí động năng không? Tại sao? Xem chuyển động của quyển sách là đều. 

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Vì sao các búa máy đóng cọc được chế tạo rất nặng và khi hoạt động, búa được kéo lên rất cao so với đầu cọc?

Vì sao các búa máy đóng cọc được chế tạo rất nặng và khi hoạt động, búa được kéo lên rất cao so với đầu cọc? 

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Làm thế nào để một quả bóng sau khi đập xuống sàn nhà có thể nảy lên cao hơn so với vị trí ban đầu?

Làm thế nào để một quả bóng sau khi đập xuống sàn nhà có thể nảy lên cao hơn so với vị trí ban đầu?

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Trên các đồi cát tại Mũi Né, thành phố Phan Thiết, du khách thường sử dụng tấm ván để trượt từ trên một đoạn đồi cao xuống dưới. Ngoài ra, còn cách nào khác để tăng tốc độ trượt?

Trên các đồi cát tại Mũi Né, thành phố Phan Thiết, du khách thường sử dụng tấm ván để trượt từ trên một đoạn đồi cao xuống dưới. Để tạo trải nghiệm trượt tốt, du khách thường được khuyên di chuyển lên các đoạn đồi cao và dốc vì tốc độ trượt sẽ nhanh hơn. Giải thích nguyên nhân cho cách làm trên. Ngoài ra, còn có cách nào khác để tăng tốc độ trượt?

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Tại sao trong môn nhảy cao, các vận động viên đều phải chạy đà trước khi giậm nhảy?

Tại sao trong môn nhảy cao, các vận động viên đều phải chạy đà trước khi giậm nhảy?  

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Xét một vật nhỏ bắt đầu chuyển động trên một đường trượt không ma sát từ A đến C và sau đó trượt trên đường nằm ngang (có ma sát) từ C đến D như Hình 3.11. Em hãy cho biết

Xét một vật nhỏ bắt đầu chuyển động trên một đường trượt không ma sát từ A đến C và sau đó trượt trên đường năm ngang (có ma sát) từ  C đến D như Hình 3.11. Em hãy cho biết:

a) Động năng của vật tăng, giảm hoặc không đổi trên những đoạn nào?

b) Cơ năng của vật tăng, giảm hoặc không đổi trên những đoạn nào?

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Quả bóng có khối lượng 1 kg bắt đầu trượt không vận tốc đầu từ A như Hình 3.12.

Quả bóng có khối lượng 1 kg bắt đầu trượt không vận tốc đầu từ A như Hình 3.12. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản không khí. Hãy điền các giá trị còn thiếu vào các ô còn trống trong bảng bên dưới. Lấy giá trị gia tốc trọng trường .

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ đỉnh của một đường trượt không ma sát, cách mặt đất một đoạn h như Hình 3.13.

Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ đỉnh của một đường trượt không ma sát, cách mặt đất một đoạn h như Hình 3.13. Sau khi trượt đến chân đường trượt, vật tiếp tục trượt trên đoạn đường nằm ngang một đoạn s rồi mới dừng lại, ma sát trên đoạn đường nằm ngang là đáng kể.

a) Nếu độ cao h ban đầu được nâng lên thì s sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao?

b) Nếu tăng khối lượng của vật thì s sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao?

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Hai vật nhỏ giống hệt nhau được ném với cùng tốc độ ban đầu tại cùng một độ cao như Hình 3.14.

Hai vật nhỏ giống hệt nhau được ném với cùng tốc độ ban đầu tại cùng một độ cao như Hình 3.14. Xem sức cản của không khí là không đáng kể. Vật nào sẽ đạt được độ cao cực đại lớn hơn? Tại sao?

Hình 3.14

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Trong một buổi trình diễn xe máy xiếc nghệ thuật, diễn viên cho xe chạy rời khỏi máng cong với tốc độ 35 m/s và tại điểm cao nhất của quỹ đạo tốc độ của xe giảm còn 33 m/s như Hình 3.15.

Trong một buồi trình diễn xe máy xiếc nghệ thuật, diễn viên cho xe chạy rời khỏi máng cong với tốc độ 35 m/s và tại điểm cao nhất của quỹ đạo tốc độ của xe giảm còn 33 m/s như Hình 3.15. Lấy gia tốc trọng trường . Xác định độ cao cực đại h mà người đạt được?

Hình 3.15

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Vật m = 100 g được thả rơi tự do, không vận tốc đầu. Lấy g = 10 m/s^2.

Vật m = 100 g được thả rơi tự do, không vận tốc đầu. Lấy .

a) Bao lâu sau khi vật bắt đầu rơi, vật có động năng là 20 J.

b) Sau quãng đường rơi là bao nhiêu, vật có động năng 4 J.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Vật 1 kg ở độ cao h = 24 m được ném theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận tốc v0 = 14 m/s.

Vật 1kg ở độ cao h = 24m được ném theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận tốc . Khi chạm đất, vật đào sâu xuống một đoạn s = 20 cm. Bỏ qua lực cản của không khí. Tính lực cản trung bình của đất.

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một vận động viên trượt tuyết có tổng khối lượng 60 kg bắt đầu trượt trên đồi tuyết từ điểm A đến điểm B.

Một vận động viên trượt tuyết có tổng khối lượng 60 kg bắt đầu trượt trên đồi tuyết từ điểm A đến điểm B. Biết điểm A có độ cao lớn hơn điểm B là 10 m. Giả sử lực cản là không đáng kể. Lấy . Động năng của vận động viên này khi đến vị trí B là bao nhiêu?

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 12 m so với mặt hồ.

Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 12 m so với mặt hồ. Lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ của người khi cách mặt hồ 4 m là:

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Xe đẩy (Scooter) là trò chơi rất thịnh hành đối với trẻ em. Người chơi sẽ đứng một chân lên thân xe, chân còn lại đạp đất để tiến về phía trước, hai tay sẽ điều khiển bánh lái (Hình 3.16)

Xe đẩy (Scooter) là trò chơi rất thịnh hành đối với trẻ em. Người chơi sẽ đứng một chân lên thân xe, chân còn lại đạp đất để tiến về phía trước, hai tay sẽ điều khiển bánh lái (Hình 3.16).

a) Cho khối lượng của em bé và xe tổng cộng là 50 kg. Tính động năng của em bé và xe khi đang chạy với tốc độ 4 m/s.

b) Khi tốc độ quá nhanh, em bé đã dùng cách dùng chân chạm xuống đất, lực ma sát giữa chân và khiến tốc độ chỉ còn 1 m/s. Tính lượng động năng đã mất mát.

c) Theo định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, phần động năng bị mất mát đó đã chuyển đi đâu?

Hình 3.16

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một vật có khối lượng 5 kg có thế năng tại mặt đất là - 100 J.

Một vật có khối lượng 5 kg có thế năng tại mặt đất là - 100 J.
a) Tìm độ cao tại điểm được chọn làm mốc thế năng.
b) Tìm độ cao tại điểm A và B có thế năng lần lượt là -20 J và 150 J.
c) Nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất, tính thế năng tại A và B.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một vật có khối lượng 2 kg được đặt tại một vị trí trong trọng trường trái đất và có thế năng là 500 J.

Một vật có khối lượng 2 kg được đặt tại một vị trí trong trọng trường trái đất và có thế năng là 500 J. Khi cho vật rơi tự do xuống mặt đất thì vật có thế năng tại mặt đất là - 1000 J. Tìm độ cao ban đầu của vật và độ cao tại điểm chọn là mốc thế năng.

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một vành tròn kim loại được treo lên tường tại điểm I.

Một vành tròn kim loại được treo lên tường tại điểm I. Vành coi như đồng chất tiết diện đều có khối lượng 0,8 kg và bán kính 20 cm.

a) Tìm thế năng trọng trường của vành với gốc thế năng chọn tại vị trí điểm treo

b) Từ vị trí cân bằng ta cho vành quay quanh điểm treo góc . Tìm độ biến thiên thế năng của vành.

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một tấm gỗ đồng chất tiết diện đều hình hộp có chiều dài L = 1,8 m, chiều rộng l = 0,5 m, bề dày d = 4 cm.

Một tấm gỗ đồng chất tiết diện đều hình hộp có chiều dài L = 1,8 m, chiều rộng l = 0,5 m, bề dày d = 4 cm. Ban đầu tấm gỗ được dựng thẳng trên mặt sàn ngang.

a) Biết khối lương riêng của gỗ là . Tìm khối lượng của tấm gỗ.

b) Một người thợ nhấc tấm gỗ lên đến độ cao h=2 m ở tư thế nằm ngang như Hình 3.17. Tính độ biến thiên thế năng của tấm gỗ.

Hình 3.17

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một vật khối lượng m = 3,50 kg được kéo từ mặt đất lên đến một vị trí xác định có độ cao h = 20,0 m.

Một vật khối lượng m=3,50 kg được kéo từ mặt đất (được chọn làm gốc thế năng) lên đến một vị trí xác định có độ cao h=20,0 m. Biết gia tốc rơi tự do là .

a) Tính thế năng của vật khi ờ mặt đất và khi ở độ cao h.

b) Tính công mà vật nhận được trong quá trình kéo vật tử mặt đất lên vị trí xác định nói trên.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một ô tô có khối lượng m = 1,20 tấn chuyển động đều lên trên một con dốc phẳng có độ dài S = 1,50 km với vận tốc v = 54,0 km/h.

Một ô tô có khối lượng m=1,20 tấn chuyền động đều lên trên một con dốc phẳng có độ dài S=1,50 km với vận tốc v=54,0 km/h. Chiều cao của đỉnh dốc so với mặt phẳng nằm ngang đi qua chân dốc (gốc thế năng nằm ở chân dốc) là h=30,0 m. Cho .

a) Tính thế năng của ô tô ở đỉnh con dốc.

b) Lấy gốc thời gian là lúc ô tô ở chân dốc, tìm thời điểm thế năng của ô tô bằng 25,0% thế năng của nó tại đỉnh dốc.

c) Xác định công suất của động cơ ô tô biết rằng tỉ số giữa thế năng của ô tô với công mà động cơ của nó thực hiện là 90,0%.

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một vật có khối lượng m = 1,20 kg được thả rơi không vận tốc ban đầu từ độ cao h = 12,0 m so với mặt đất nằm ngang.

Một vật có khối lượng m = 1,20 kg được thả rơi không vận tốc ban đầu từ độ cao h = 12,0 m so với mặt đất nằm ngang. Vật dừng lại sau khi ngập sâu vào lòng đất một đoạn d = 50,0 cm theo phương thẳng đứng. Biết rằng gia tốc rơi tự do là . Lấy gốc thế năng là mặt đất nằm ngang. Tính

a) thế năng cực tiểu của vật trong quá trình chuyển động.

b) công mà mặt đất truyền cho vật.

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một vật nhỏ khối lượng m = 500 g được lồng vào một sợi cáp kim loại mảnh đã được uốn thành một đường cong như Hình 3.18 qua một lỗ nhỏ trên vật.

Một vật nhỏ khối lượng m = 500 g được lồng vào một sợi cáp kim loại mảnh đã được uốn thành một đường cong như Hình 3.18 qua một lỗ nhỏ trên vật. Khi người ta thả vật không vận tốc ban đầu từ điểm A cách mặt sàn nằm ngang một đoạn H = 1,40 m thì vật trượt dọc theo đường cong cho đến khi nó dừng lại tại điểm B cách mặt sàn nằm ngang một khoảng h = 60,0 cm. Lấy .

a) Tính thế năng của vật tại A và B.

b) Tính công mà sợi cáp kim loại tác dụng lên vật.

Hình 3.18

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một ô tô có khối lượng m = 1,25 tấn chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ cho đến khi đạt tốc độ 54 km/h thì chuyển động thẳng đều.

Một ô tô có khối lượng m = 1,25 tấn chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ cho đến khi đạt tốc độ 54,0 km/h thì chuyển động thẳng đều. Biết rằng trong quá trình tăng tốc ô tô đi được quãng đường có độ dài S = 800 m. Tính

a) động năng của ô tô trong giai đoạn nó chuyển động thẳng đều.

b) động năng của ô tô ngay khi nó đã tăng tốc được một khoảng thời gian t = 10 s.

c) động năng của ô tô ngay khi nó đã đi được quãng đường S′ = 200 m tính từ lúc bắt đầu xuất phát.

d) công suất của động cơ ô tô khi nó có vận tốc v' =10,0 m/s biết rằng hiệu suất của động cơ ở vận tốc này là 70%.

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Từ độ cao 10 m so với mặt đất, một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu 5 m/s.

Từ độ cao 10 m so với mặt đất, một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu 5 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy .

a) Tính độ cao cực đại vật đạt được so với mặt đất.

b) Tính độ cao của vật tại vị trí vật có động năng bằng thế năng.

c) Tính vận tốc của vật tại vị trí thế năng bằng 3 lần động năng.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Người ta ném 1 hòn bi theo phương ngang với vận tốc 15 m/s từ độ cao 20 m cách mặt đất.

Người ta ném 1 hòn bi theo phương ngang với vận tốc 15 m/s từ độ cao 20 m cách mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Lấy .

a. Tìm vận tốc viên bi khi vừa chạm đất.

b. Tìm vận tốc viên bi tại vị trí động năng bằng 3 lần thế năng.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một quả cầu nhỏ lăn trên mặt phẳng nghiêng góc 30 độ, vA = 0, AB = 1,6 m, g = 10 m/s^2 như Hình 3.19.

Một quả cầu nhỏ lăn trên mặt phẳng nghiêng góc α = 30°, , AB = 1,6 m, như Hình 3.19. Bỏ qua ảnh hưởng do ma sát.

a) Tính vận tốc quả cầu ở B.

b) Tới B, quả cầu rơi trong không khí. Tính vận tốc quả cầu khi sắp chạm đất. Biết B cách mặt đất h = 0,45 m.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một quả cầu được ném lên từ mặt đất, xiên góc 60 độ so với phương ngang, với vận tốc đầu 20 m/s.

Một quả cầu được ném lên từ mặt đất, xiên góc so với phương ngang, với vận tốc đầu 20 m/s. Hãy tính

a) độ cao cực đại vật đạt được.

b) độ lớn vận tốc khi vật sắp chạm đất.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một con lắc đơn có độ dài 1 m, vật nhỏ m = 100 g. Kéo vật nhỏ hợp với phương thẳng đứng một góc 45 độ rồi thả nhẹ.

Một con lắc đơn có độ dài 1 m, vật nhỏ m =100g. Kéo vật nhỏ hợp với phương thẳng đứng một góc 45° rồi thả nhẹ. Tính độ lớn vận tốc của con lắc và lực căng dây khi nó đi qua vị trí dây treo hợp với nó một góc 30°. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy .

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Quả cầu nhỏ khối lượng 500 g treo ở đầu một sợi dây dài 1 m, đầu trên của dây cố định.

Quả cầu nhỏ khối lượng 500 g treo ở đầu một sợi dây dài 1 m, đầu trên của dây cố định. Kéo quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng sao cho dây hợp với phương thẳng đứng góc rồi thả tự do. Tìm:

a. Vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí cân bằng.

b. Tính lực căng của dây tại vị trí cân bằng.

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một sợi dây nhẹ không co dãn chiều dài l = 1,6 m, một đầu cố định, đầu còn lại có treo quả cầu nhỏ khối lượng m1.

Một sợi dây nhẹ không co dãn chiều dài l = 1,6 m, một đầu cố định, đầu còn lại có treo quả cầu nhỏ khối lượng . Kéo quả cầu đến vị trí dây hợp phương thẳng đứng góc rồi thả nhẹ. Khi quả cầu chuyển động về đến vị trí dây treo có phương thẳng đứng thả nó va chạm trực diện đàn hồi với quả cầu khác có cùng khối lượng đang đứng yên (Hình 3.20). Tìm vận tốc của sau va chạm. 

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một thanh cứng nhẹ chiều dài 40 cm, có thể quay tròn trong mặt phẳng thẳng đứng quanh trục quay nằm ngang đi qua một đầu của thanh.

Một thanh cứng nhẹ chiều dài 40 cm, có thể quay tròn trong mặt phẳng thẳng đứng quanh trục quay nằm ngang đi qua một đầu của thanh, đầu còn lại của thanh có gắn vật nhỏ khối lượng m. Ban đầu vật đứng yên tại vị trí cân bằng thì được cung cấp một vận tốc ban đầu theo phương ngang.

a) Tìm giá trị tối thiểu của để vật có thể quay tròn trong mặt phẳng thẳng đứng

b) Với giá trị tối thiểu . Hãy xác định vận tốc của vật tại các vị trí thanh hợp với phương thẳng đứng góc .

Tự luận Độ khó: Rất khó Có video
Xem chi tiết

Một con lắc đơn có chiều dài 50 cm, khối lượng 0,5 kg, đang đứng yên ở vị trí cân bằng.

Một con lắc đơn có chiều dài 50 cm, khối lượng 0,5 kg, đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Truyền cho vật một vận tốc ban đầu v_0 theo phương ngang.

a) Tìm giá trị tối thiểu của để vật có thể chuyển động tròn trong mặt phẳng thẳng đứng.

b) Với giá trị tối thiểu của . Tìm vận tốc và lực căng dây khi con lắc qua vị trí dây treo nằm ngang.

Tự luận Độ khó: Rất khó Có video
Xem chi tiết

Một vật nhỏ khối lượng m, trượt từ độ cao h trên một mặt phẳng nằm nghiêng vào một vòng xiếc có bán kính R = 2 m.

Một vật nhỏ khối lượng m, trượt từ độ cao h trên một mặt phẳng nghiêng vào một vòng xiếc có bán kính R = 2 m. Bỏ qua mọi ma sát.

a) Tìm giá trị tối thiểu của h để vật vượt qua được vòng xiếc như Hình 3.21.

b) Nếu vật bắt đầu trượt từ độ cao h = 4 cm thì vật rời vòng xiếc tại vị trí M. Tìm giá trị góc α.

Hình 3.21

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Tàu lượn siêu tốc đi qua những đoạn cong nguy hiểm bao gồm các đoạn lượn tròn có bán kính R = 14 m như Hình 3.22.

Tàu lượn siêu tốc (Roller Coaster) là một trong những trò chơi mạo hiểm không thể thiếu trong các khu trò chơi. Khi chơi trò tàu lượn siêu tốc, người chơi ngồi trên xe lượn sẽ được đưa lên tới độ cao h rồi được thả xuống, đi qua những đoạn cong nguy hiểm bao gồm các đoạn lượn tròn có bán kính R = 14 m như Hình 3.22. Tìm độ cao h tối thiểu để xe có thể lượn qua đoạn cong lượn vòng theo đường tròn một cách an toàn nhất.

Cho biết rằng: Trong thực tế, do có ma sát và lực cản không khí nên độ cao thực sự phải bằng 1,6 lần độ cao tính được theo lý thuyết.

Hình 3.22

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một tấm kính chống đạn có thể dày từ 7-75 mm.

Kính chống đạn (Bulletproof glass) được chế tạo từ polycarbonate vì đặc tính trong suốt với ánh sáng và có độ bền cao với tác dụng lực. Một tấm kính chống đạn có thể dày từ 7-75 mm. Để kiểm tra khả năng chống đạn của một tấm kính hiệu Lexan, người ta sử dụng khẩu súng ngắn Hình 3.23 bắn vào tấm kính dày 2 cm. Người bắn đứng rất gần tấm kính, viên đạn ra khỏi nòng súng với vận tốc 200 m/s theo phương ngang, xuyên vuông góc qua tấm kính và rơi xuống mặt đất (Hình 3.23). Cho khối lượng đạn 10 g và nòng súng ngắn có độ dài 20 cm. Lấy .

a) Tính động năng của viên đạn khi vừa ra khỏi nòng và lực đẩy trung bình của thuốc súng trong mỗi lần bắn.

b) Tính động năng của viên đạn ngay sau khi xuyên qua được tấm kính và lực cản trung bình của tấm kính.

c) Cũng loại kính này, nếu muốn chặn họàn toàn không cho viên đạn xuyên qua thì bề dày tối thiểu của kính chống đạn phài bằng bao nhiêu?

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một viên đạn có khối lượng m = 5,00 g đang bay với vận tốc 800 m/s thì va chạm với một khúc gỗ có khối lượng M = 10,0 kg đang chuyển động với vận tốc v = 2,8 m/s.

Một viên đạn có khối lượng m = 5,00 g đang bay với vận tốc thì va chạm với một khúc gỗ có khối lượng M = 10,0 kg đang chuyển động với vận tốc v = 2,80 m/s. Sau va chạm viên đạng cắm chặt vào khúc gỗ, cả hệ đạn và khúc gỗ chuyển động với vận tốc V = 2,50 m/s. Tính

a) động năng ban đầu của viên đạn.

b) động năng ban đầu của khúc gỗ.

c) công mà hệ đạn, khúc gỗ sinh ra trong quá trình đạn cắm vào khúc gỗ.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một nữ vận động viên đã thực hiện cú nhảy theo phương ngang với tốc độ đầu là 3 m/s từ độ cao 10 m và biểu diễn các động tác trong quá trình rơi trước khi chạm mặt nước.

Pool Diving là bộ môn nhảy cầu từ trên cao xuống hồ bơi rồi tạo các động tác kỹ thuật điêu luyện khi bay. Một nữ vận động viên đã thực hiện cú nhảy theo phương ngang với tốc độ đầu là 3 m/s từ độ cao 10 m và biểu diễn các động tác trong quá trình rơi trước khi chạm mặt nước (Hình 2.6). Lấy . Biết rằng vận động viên có khối lượng 60 kg.

a) Tính động năng của vận động viên ngay trước khi chạm nước?

b) Vận động viên chìm sâu 2 m trong nước. Tính độ lớn lực cản trung bình do nước tác dụng trong quá trình lặn.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một vật khối lượng m = 100 g được thả rơi tự do từ độ cao H = 20,0 m so với mặt đất (được chọn làm mốc thế năng).

Một vật khối lượng m = 100 g được thả rơi tự do từ độ cao H = 20,0 m so với mặt đất (được chọn làm mốc thế năng). Biết gia tốc rơi tự do
a) Tính cơ năng của vật.
b) Tính độ lớn vận tốc tiếp đất của vật.
c) Khi động năng của vật gấp ba lần thế năng của nó thì vật cách mặt đất một khoảng bằng bao nhiêu?

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Viên đạn khối lượng 60 g bay ra khỏi nòng súng với vận tốc 600 m/s, nòng súng dài 0,8 m.

Viên đạn khối lượng 60 g bay ra khỏi nòng súng với vận tốc 600 m/s, nòng súng dài 0,8 m.

a) Tính động năng viên đạn khi rời nòng súng, lực đẩy trung bình của thuốc súng và công suất trung bình của mỗi lần bắn.

b) Sau đó, viên đạn xuyên qua tấm gỗ dày 30 cm, vận tốc giảm còn 10 m/s. Coi động năng đạn trước khi đâm vào gỗ là không đổi. Tính lực cản trung bình của gỗ.

c) Đạn ra khỏi tầm gỗ ở độ cao h = 15 m. Tính vận tốc đạn khi chạm đất. Bỏ qua sức cản không khí.

d) Sau khi chạm đất, đạn lún sâu vào đất 10 cm. Tính lực cản trung bình của đất. Bỏ qua tác dụng của trọng lực so với lực cản của đất.

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động từ trên xuống.

Một thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động từ trên xuống.

a) Ban đầu thang máy chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu, sau khi đi được 5 m thang máy có vận tốc 18 km/h. Tính công động cơ thực hiện được.

b) Kế tiếp thang máy chuyển động thẳng đều. Tìm công suất của động cơ.

c) Cuối cùng thang máy chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau khi đi thêm được 2 m. Tính lực kéo trung bình của động cơ lúc này.

Tự luận Độ khó: Rất khó Có video
Xem chi tiết

Thả một vật có khối lượng m = 100 g trượt không vận tốc ban đầu theo một cung tròn từ A đến B vật có tốc độ 2 căn 2 m/s.

Thả một vật có khối lượng m = 100 g trượt không vận tốc ban đầu theo một cung tròn từ A đến B vật có tốc độ . Cung tròn AB có bán kính R = 1 m và như Hình 3.25 .

a) Đường trượt AB có ma sát, tính công của lực ma sát trên AB. Lấy .

b) Khi vật trượt đến B, thì vật tiếp tục đi trên một mặt sàn ngang có ma sát, đến C thì vật dừng lại. Tính hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn ngang BC.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một vật khối lượng m = 200 g được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu 15 m/s từ một điểm có độ cao h = 20,0 m so với mặt đất nằm ngang (là mốc thế năng).

Một vật khối lượng m = 200 g được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu từ một điểm có độ cao h = 20,0 m so với mặt đất nằm ngang (là mốc thế năng). Biết gia tốc rơi tự do tại nơi ném vật là . Vật đạt độ cao cực đại so với mặt đất là H = 30,0 m và tiếp đất với vận tốc v = 22,0 m/s. Tính

a) cơ năng của vật lúc ban đầu, khi nó đạt độ cao cực đại so với mặt đất và khi nó tiếp đất.

b) công mà vật thực hiện lên không khí trong giai đoạn vật đi lên và trong giai đoạn vật rơi xuống.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Vật trượt từ đỉnh dốc nghiêng AB có góc nghiêng 30 độ so với phương ngang, cao AH = 1 m, sau đó tiếp tục chuyển động trên mặt ngang BC.

Vật trượt từ đỉnh dốc nghiêng AB có góc nghiêng so phương ngang, cao AH = 1 m, sau đó tiếp tục chuyển động trên mặt ngang BC như hình 3.16. Biết hệ số ma sát giữa vật với mặt nghiêng và mặt ngang là như nhau là μ = 0,1. Lấy .
a) Tính vận tốc vật tại B.
b) Quãng đường vật đi trên mặt ngang BC.

Hình 3.16

Tự luận Độ khó: Rất khó Có video
Xem chi tiết

Một miếng gốc trượt từ độ cao 12 m xuống phía dưới theo một mặt phẳng nghiêng một góc 30 độ so với phương ngang.

Một miếng gỗ trượt từ độ cao 12 m xuống phía dưới theo một mặt phẳng nghiêng một góc so với phương ngang. Sau khi đã đi được 15 m trên mặt phẳng nằm ngang miếng gỗ đó lại đi lên theo một mặt phẳng nghiêng góc so với phương ngang. Cho rằng hệ số ma sát trên tất cả các đọan đường chuyển động đều là μ = 0,2. Hãy xác định độ cao mà miếng gỗ đạt được khi nó dừng lại.

Tự luận Độ khó: Rất khó Có video
Xem chi tiết

Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

Chọn từ/ cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào chỗ trống.

Động lượng là một đại lượng (1) ......., kí hiệu là , luôn (2) ........với vectơ vận tốc của vật. Độ lớn của động lượng được xác định bằng (3) ...... giữa (4) ....... và tốc độ của vật. Đơn vị của động lượng là (5) ......... Động lượng (6) ......... truyền từ vật này sang vật khác.

 

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Trong giờ học môn Giáo dục quốc phòng an ninh về nội dung sử dụng súng bắn AK.

Trong giờ học môn Giáo dục quốc phòng an ninh về nội dung sử dụng súng bắn AK, học sinh được giáo viên hướng dẫn rằng, trong quá trình nhắm bắn, ta cần phải tì báng súng vào hõm vai phải. Dựa trên kiến thức đã học về động lượng, hãy giải thích tại sao ta cần phải để báng súng như vậy?

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Trong các quá trình chuyển động sau đây, quá trình nào mà động lượng của vật không thay đổi?

Trong các quá trình chuyển động nào sau đây, quá trình nào mà động lượng của vật không thay đổi?
A. Vật chuyển động chạm vào vách và phản xạ lại.
B. Vật được ném ngang.
C. Vật đang rơi tự do.
D. Vật chuyển động thẳng đều.

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Trong trường hợp nào sau đây, hệ có thể xem là hệ kín?

Trong trường hợp nào sau đây, hệ có thể được xem là hệ kín?
A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.
B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.
D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng ngang.

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Khi một vật đang rơi tự do thì động lượng của vật.

Khi một vật đang rơi tự do thì động lượng của vật
A. không đổi.
B. chỉ thay đổi về độ lớn.
C. chỉ thay đổi về hướng.
D. thay đổi cả về hướng và độ lớn.

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Một hệ gồm hai vật có khối lượng và tốc độ lần lượt là m1 = 200 g; m2 = 100 g; v1 = 2 m/s; v2 = 3 m/s.

Một hệ gồm hai vật có khối lượng và tốc độ lần lượt là . Xác định vectơ động lượng của hệ trong các trường hợp sau:

a) Hai vật chuyển động theo hai hướng vuông góc nhau.

b) Hai vật chuyển động theo hai hướng hợp với nhau .

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một quả bóng có khối lượng 50 g đang bay theo phương ngang với tốc độ 3 m/s thì va chạm vào tường và bị bật trở lại với cùng một tốc độ.

Một quả bóng có khối lượng 50 g đang bay theo phương ngang với tốc độ 3 m/s thì va chạm vào tường và bị bật trở lại với cùng một tốc độ. Tính độ biến thiên động lượng của quả bóng.

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Xạ thủ Nguyễn Minh Châu là người giành huy chương vàng ở nội dung 10 m súng ngắn hơi nữa ngay lần đầu tham dự SEA Games 27.

Xạ thủ Nguyễn Minh Châu là người giành huy chương vàng ở nội dung 10 m súng ngắn hơi nữ ngay lần đầu tham dự SEA Games 27. Khẩu súng chị sử dụng nặng 1,45 kg với viên đạn nặng 7,4 g. Tốc độ đạn khi rời khỏi nòng là 660 fps (với 1 fps = 0,3 m/s ). Hỏi khi bắn, nòng súng giật lùi với tốc độ bao nhiêu?

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Hạt nhân Uranium đang đứng yên thì phân rã thành hai hạt.

Hạt nhân uranium đang đứng yên thì phân rã (vỡ) thành hai hạt: hạt α có khối lượng và hạt X có khối lượng .

a) Giải thích tại sao hai hạt nhân sau khi phân rã chuyển động theo hai hướng ngược nhau.

b) Tính tỉ số .

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một viên đạn khối lượng m = 8 g bắn thẳng vào một khối vật nặng M = 250 g được đặt ở ngay mép bàn, cách mặt sàn nằm ngang h = 1 m.

Một viên đạn khối lượng m=8 g bắn thẳng vào một khối vật nặng M = 250 g được đặt ở ngay mép bàn, cách mặt sàn nằm ngang h = 1 m. Sau va chạm, viên đạn bị kẹt vào bên trong khối gỗ và hai vật cùng chuyển động ném ngang như Hình 4.1.

a) Tìm tốc độ ban đầu của viên đạn biết d = 2 m.

b) Xác định độ biến thiên động lượng của hệ đạn - khối gỗ (gồm độ lớn và hướng) từ lúc vừa rời khỏi mặt bàn cho đến ngay trước khi chạm đất.

Hình 4.1

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một quả cầu khối lượng M = 300 g nằm ở mép bàn. Một viên đạn khối lượng m = 10 g được bắn theo phương ngang với vận tốc v0 vào tâm quả cầu.

Một quả cầu khối lượng M = 300 g nằm ở mép bàn. Một viên đạn khối lượng m = 10 g được bắn theo phương ngang với vận tốc vào tâm quả cầu, xuyên qua quả cầu và rơi cách mép bàn (theo phương ngang) , còn quả cầu rơi cách mép bàn . Biết bàn cao h = 1,25 m. Tính vận tốc ban đầu của viên đạn.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một người đứng trên bờ phát hiện một chiếc xuồng bị tuột dây và trôi theo dòng nước với tốc độ 3 m/s.

Một người đứng trên bờ phát hiện một chiếc xuồng bị tuột dây và trôi theo dòng nước với tốc độ 3 m/s. Khi đó, người này chạy ra cầu tàu và nhảy lên xuồng với tốc độ ngay trước khi đáp xuống xuồng là 4 m/s. Bỏ qua mọi lực cản và coi như người này chỉ có vận tốc trên phương ngang. Cho khối lượng của xuồng và người lần lượt là 100 kg và 60 kg. Sau khi người đó nhảy lên xuồng, thì người và xuồng sẽ chuyển động ra sao nếu ban đầu xuồng đang trôi

a) xa cầu tàu như Hình 2a.

b) vuông góc với cầu tàu như Hình 2 b.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Trong tai nạn xe hơi, tại sao khả năng bị thương trong va chạm trực diện lại lớn hơn va chạm từ phía sau?

Trong tai nạn xe hơi, tại sao khả năng bị thương trong va chạm trực diện lại lớn hơn va chạm từ phía sau? Gợi ý: Sử dụng kiến thức về vận tốc tương đối và lực trung bình để giải thích.

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Trong các vụ tai nạn trực diện, đầu xe là phần bị hư hại nhiều nhất (bị biến dạng hoặc thậm chí vỡ thành các mảnh nhỏ).

Trong các vụ tai nạn trực diện, đầu xe là phần bị hư hại nhiều nhất (bị biến dạng hoặc thậm chí vỡ thành các mảnh nhỏ) như Hình 19.1. Tại sao các kĩ sư lại không thiết kế đầu xe bằng các vật liệu cứng hơn để hạn chế thiệt hại khi va chạm.

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Tính lực trung bình tác dụng lên ô tô khối lượng 1200 kg khi vận tốc của nó thay đổi từ 0 đến 12,0 m/s trong thời gian 10,0 s.

Tính lực trung bình tác dụng lên ô tô khối lượng 1200 kg khi vận tốc của nó thay đổi từ 0 đến 12,0 m/s trong thời gian 10,0 s.

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Hai quả cầu giống hệt nhau có khối lượng 2 kg chuyển động cùng chiều với vận tốc v1 = 4 m/s; v2 = 6 m/s, sắp xảy ra va chạm.

Hai quả cầu giống hệt nhau có khối lượng 2 kg chuyển động cùng chiều với vận tốc ; , sắp xảy ra va chạm. Các quả cầu dính vào nhau sau khi va chạm. Xác định tốc độ của các quả cầu và hướng dịch chuyển của chúng sau va chạm. 

Tự luận Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Đồ thị trong Hình 4.5 mô tả sự phụ thuộc của độ lớn lực F tác dụng lên một chất điểm theo thời gian.

Đồ thị trong Hình 4.5 mô tả sự phụ thuộc của độ lớn lực F tác dụng lên một chất điểm theo thời gian. Biết chất điểm có khối lượng 2 kg và ban đầu ở trạng thái nghỉ. Xác định tốc độ của chất điểm tại các thời điểm.

a) t = 3 s.

b) t = 5 s.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Vật A có khối lượng 400 g chuyển động với tốc độ 5,0 m/s đến va chạm với vật B có khối lượng 300 g đang chuyển động theo chiều ngược lại với tốc độ 7,5 m/s.

Vật A có khối lượng 400 g chuyển động với tốc độ 5,0 m/s đến va chạm với vật B có khối lượng 300 g đang chuyển động theo chiều ngược lại với tốc độ 7,5 m/s. Sau va chạm vật A bật ngược trở lại với tốc độ 4,0 m/s. Tính vận tốc của vật B.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Con lắc đạn đạo là thiết bị được sử dụng để đo tốc độ của viên đạn.

Con lắc đạn đạo là thiết bị được sử dụng để đo tốc độ của viên đạn. Viên đạn được bắn vào một khối gỗ lớn treo lơ lửng bằng dây nhẹ, không dãn. Sau khi va chạm, viên đạn ghim vào trong gỗ. Sau đó, toàn bộ hệ khối gỗ và viên đạn chuyển động như một con lắc lên độ cao h (Hình 4.6). Xét viên đạn có khối lượng , khối gỗ có khối lượng . Lấy . Bỏ qua lực cản của không khí. Tính

a) vận tốc của hệ sau khi viên đạn ghim vào khối gỗ.

b) tốc độ ban đầu của viên đạn.

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một ô tô con khối lượng 1,2 tấn đang chuyển động với tốc độ 25 m/s thì va chạm vào đuôi của một xe tải khối lượng 9 tấn đang chạy cùng chiều với tốc độ 20 m/s.

Một ô tô con khối lượng 1,2 tấn đang chuyển động với tốc độ 25 m/s thì va chạm vào đuôi của một xe tải khối lượng 9 tấn đang chạy cùng chiều với tốc độ 20 m/s. Sau va chạm ô tô con vẫn chuyển động theo hướng cũ với tốc độ 18 m/s.
a) Xác định vận tốc của xe tải ngay sau va chạm.

b) Xác định phần năng lượng tiêu hao trong quá trình va chạm. Giải thích tại sao lại có sự tiêu hao năng lượng này.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một khẩu pháo gắn chặt vào xe và xe có thể di chuyển dọc theo đường ray nằm ngang như Hình 4.7.

Một khẩu pháo gắn chặt vào xe và xe có thể di chuyển dọc theo đường ray nằm ngang như Hình 4.7. Khẩu pháo bắn ra một viên đạn khối lượng 200 kg với tốc độ 125 m/s theo hướng hợp với phương ngang . Biết khối lượng khẩu pháo và Hình 4.7 xe là 5 tấn. Tính tốc độ giật lùi của khẩu pháo.

Hình 4.7

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một xe lăn khối lượng m1 = 1,5 kg đang chuyển động với vận tốc 0,5 m/s, đến va chạm vào xe khác khối lượng m2 = 2,5 kg đang chuyển động cùng chiều.

Một xe lăn khối lượng đang chuyển động với vận tốc , đến va chạm vào xe khác khối lượng đang chuyển động cùng chiều. Sau va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động với cùng một vận tốc là 0,3 m/s theo chiều của xe lúc đầu. Tìm vận tốc của xe lúc trước va chạm và độ giảm động năng của hệ.

Tự luận Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Một viên đạn đang bay ngang thì bị nổ ra thành hai mảnh.

Một viên đạn đang bay ngang thì bị nổ ra thành hai mảnh. Một mảnh khối lượng bay thẳng đứng xuống dưới với độ lớn vận tốc 300 m/s, mảnh còn lại khối lượng thì bay chếch lên trên một góc so với phương ngang với độ lớn vận tốc 150 m/s. Lập tỉ số khối lượng của hai mảnh và tính độ lớn vận tốc ban đầu của viên đạn.

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Một con lắc đơn có chiều dài dây là 1,5 m, khối lượng quả cầu là m1 = 1 kg đang đứng yên tại vị trí cân bằng.

Một con lắc đơn có chiều dài dây là 1,5 m, khối lượng quả cầu là đang đứng yên tại vị trí cân bằng, một quả cầu nhỏ khối lượng đang bay ngang với vận tốc 50 m/s đến va chạm xuyên tâm đàn hồi vào .

a) Tìm vận tốc của sau va chạm.

b) Sau va chạm, con lắc chuyển động có dây treo hợp phương thẳng đứng góc lớn nhất bằng bao nhiêu?

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.