Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

956 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Vận tốc dài trong chuyển động tròn đều

v=ω.R

Vận tốc dài (vận tốc trên phương tiếp tuyến)

a/Định nghĩa: Vận tốc dài là vận tốc tức thời của một điểm khi đi được một cung tròn trên một vật chuyển động tròn .

+ Ý nghĩa : Các điểm trên vật có cùng tốc độ góc , điểm nào càng xa tâm quay thì vận tốc dài càng lớn .Do độ dài cung phụ thuộc vào khoảng cách đến tâm.

b/Công thức:

            v=R.αt=R.ω

Chú thích:

v: vận tốc dài của chuyển động tròn đều (m/s).

ω: tốc độ góc (rad/s).

R: bán kính quỹ đạo của chuyển động tròn (m).

c/Tính chất của vector vận tốc dài:

+ Điểm đặt: tại điểm đang xét.

+ Hướng: vận tốc dài của chuyển động tròn đều tại mỗi điểm luôn có phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm tương ứng và có chiều là chiều chuyển động.

+ Chiều: phụ thuộc vào chiều của chuyển động tròn.

Xem chi tiết

Gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều

aht=v2R=ω2.R

Gia tốc trong chuyển động tròn đều

a/Định nghĩa

Gia tốc hướng tâm là gia tốc của chuyển động trên một quỹ đạo cong. 

+ Ý nghĩa : Gia tốc hướng tâm đặc trưng cho sự biến đổi về hướng của vector vận tốc.

b/Đặc điểm

Trong chuyển động tròn đều, vector gia tốc luôn vuông góc với vector vận tốc v, có độ lớn không đổi, phương và chiều hướng vào tâm đường tròn quỹ đạo.

c/Công thức:

             aht=R.ω2

Chú thích:

aht: gia tốc hướng tâm (m/s)

v: vận tốc dài của chuyển động tròn đều (m/s).

ωtốc độ góc (rad/s).

R: bán kính quỹ đạo của chuyển động tròn (m).

 

 

Xem chi tiết

Công thức xác định tổng hợp lực.

Ft=F1+F2+...+Fn

Định nghĩa:

Tổng hợp lực: là thay thế hai lực bằng một lực có tác dụng tương tự. Lưu ý rằng sau khi tổng hợp lực xong chỉ có duy nhất một kết quả tổng hợp.

Trong trường hợp chỉ có hai lực đồng quy: Ft=F1+F2

Điều kiện lực tổng hợp: F1-F2  F  F1+F2

1) Trường hợp hai vector cùng phương cùng chiều

Ft=F1+F2Ft=F1+F2

2) Trường hợp hai vector cùng phương ngược chiều

Ft=F1+F2Ft=F1-F2

3) Trường hợp hai vector vuông góc với nhau

Ft=F1+F2Ft2=F12+F22

4) Với góc alpha bất kì

Ft=F1+F2Ft2=F12+F22+2F1F2.cos(α)

Chú thích:

F: độ lớn của lực tác dụng (N).

α: góc tạo bới hai lực (deg) hoặc (rad).

5) Hai vector giống nhau và hợp góc alpha bằng 60 độ

6) Hai vector giống nhau và hợp góc alpha bằng 120 độ

BẢNG TỔNG HỢP CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH ĐỘ LỚN CỦA HỢP LỰC

Xem chi tiết

Định luật II Newton.

a=Fm=> F=m.a

Phát biểu:

Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng. Độ lớn tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

 

Chú thích:

a: gia tốc của vật (m/s2).

F: lực tác động (N).

m: khối lượng của vật (kg).

 

Qua hình ảnh minh họa ta thấy khối lượng và gia tốc của vật là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Khối lượng càng nhỏ thì gia tốc lớn và ngược lại.

Xem chi tiết

Định luật III Newton.

FAB=-FBA

Phát biểu:

Nếu vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B sẽ tác dụng trở lại A một lực. Đây là hai mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều.

 

Chú thích:

FAB: lực do vật A tác dụng lên vật B (N).

FBA: lực do vật B tác dụng lên vật A (N)

 

Tính chất của lực và phản lực:

Trong hai lực FAB và FBA , ta gọi một lực là lực tác dụng, lực kia là phản lực.

Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.

- Lực và phản lực có cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn, nhưng đặt lên hai vật khác nhau. Do đó lực và phản lực không cân bằng nhau, chúng là hai lực trực đối.

Trong hình minh họa chúng ta thấy lực do chân vận động viên tác động vào tường trực đối với lực do tường tác động vào chân vận động viên.

Xem chi tiết

Công thức xác định lực hấp dẫn.

Fhd=G.m1.m2r2

Phát biểu:

Lực hấp dẫn giữa hai vật( coi như hai chất điểm) có độ lớn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

 

Chú thích:

m1;m2: khối lượng của hai vật 1 và 2 (kg).

G: hằng số hấp dẫn 6,67.10-11(N.m2kg2).

r: khoảng cách giữa hai vật (m).

Fhd: lực hấp dẫn (N).

 

Xem chi tiết

Gia tốc trọng trường khi vật ở mặt đất.

g=G.MRtrái đt2

Chú thích:

g: gia tốc trọng trường m/s2.

G: hằng số hấp dẫn 6,67.10-11(N.m2kg2).

M: khối lượng trái đất 6.1024(kg).

Rtrái đt: bán kính trái đất 6400(km).

Xem chi tiết

Gia tốc trọng trường khi vật ở cách mặt đất một khoảng h.

g=G.Mr2=G.MRtrái đt+h2

Chú thích:

g: gia tốc trọng trường m/s2.

G: hằng số hấp dẫn 6,67.10-11(N.m2kg2).

M: khối lượng trái đất 6.1024(kg).

Rtrái đt: bán kính trái đất 6400(km).

h: khoảng cách từ mặt đất đến điểm đang xét (m).

Xem chi tiết

Công thức trọng lực.

P=Fhd=G.M.m(Rtrái đt+h)2=m.g

Giải thích:

Trọng lục là một trường hợp đặc biệt của lực hấp dẫn. Khi mà một trong hai vật là Trái Đất.

Nói cách khác, trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên một vật đặt cạnh nó.

 

Chú thích:

G: hằng số hấp dẫn 6,67.10-11(N.m2kg2).

Mkhối lượng trái đất 6.1024(kg).

m: khối lượng vật đang xét (kg).

Rtrái đt: bán kính trái đất 6400(km).

h: khoảng cách từ mặt đất đến điểm đang xét (m).

Fhd: lực hấp dẫn (N). 

P: trọng lực (N). 

g: gia tốc trọng trường m/s2.

Xem chi tiết

Công thức xác định lực ma sát nghỉ.

FmsnFM=μn.N

Tính chất:

+Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật và ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.

+Giá của lực ma sát nghỉ luôn nằm trong mặt phẳng tiếp xúc giữa hai vật.

+Lực ma sát nghỉ luôn ngược chiều với ngoại lực.

+ Lực ma sát nghỉ có hướng ngược với hướng của lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc, có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng khi vật còn chưa chuyển động.

+ Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó thì vật sẽ trượt. Điều đó chứng tỏ lực ma sát nghỉ có độ lớn cực đại bằng giá trị này.

+ Khi vật trượt thì lực ma sát trượt nhỏ hơn lực ma sát nghỉ cực đại.

 

Chú thích:

μn:hệ số ma sát nghỉ.

N: là áp lực của vật lên mặt phẳng (N).

FM: là lực ma sát nghỉ cực đại (N).

Fmsn: lực ma sát nghỉ (N).

Lực ma sát nghỉ làm cản trở chuyển động của vật.

 

Xe tải bị lật khi ôm cua do lực quán tính ly tâm lớn hơn lực ma sát nghỉ.

Trời mưa cùng làm giảm hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường.

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.