=>
Phát biểu:
Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng. Độ lớn tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Chú thích:
: gia tốc của vật .
: lực tác động .
: khối lượng của vật .
Qua hình ảnh minh họa ta thấy khối lượng và gia tốc của vật là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Khối lượng càng nhỏ thì gia tốc lớn và ngược lại.
Chia sẻ qua facebook
Hoặc chia sẻ link trực tiếp:
http://congthucvatly.com/cong-thuc-dinh-luat-ii-newton-27I. Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn.
1. Định nghĩa.
Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn song song với chính nó.
2. Gia tốc của vật chuyển động tịnh tiến.
- Trong chuyển động tịnh tiến, tất cả các điểm của vật đều chuyển động như nhau. Nghĩa là đều có cùng một gia tốc.
- Gia tốc của vật chuyển động tịnh tiến xác định theo định luật II Newton:
Trong đó: là hợp lực của các lực tác dụng vào vật còn m là khối lượng của vật.
- Khi vật chuyển động tịnh tiến thẳng, ta nên chọn hệ trục toạ độ Đề-các có trục Ox cùng hướng với chuyển động và trục Oy vuông góc với với hướng chuyển động rồi chiếu phương trình véc tơ lên hai trục toạ độ đó để có phương trình đại số.
Ox :
Oy :
II. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.
1. Đặc điểm của chuyển động quay. Tốc độ góc.
a) Khi vật rắn quay quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật có cùng một tốc độ góc gọi là tốc độ góc của vật.
b) Nếu vật quay đều thì = const. Vật quay nhanh dần thì tăng dần. Vật quay chậm dần thì giảm dần.
2. Tác dụng của mômen lực đối với một vật quay quay quanh một trục.
a) Thí nghiệm.
+ Nếu thì khi thả tay ra hai vật và ròng rọc đứng yên.
+ Nếu thì khi thả tay ra hai vật chuyển động nhanh dần, còn ròng rọc thì quay nhanh dần.
b) Giải thích.
Vì hai vật có trọng lượng khác nhau nên hai nhánh dây tác dụng vào ròng rọc hai lực căng khác nhau nên tổng đại số của hai mômen lực tác dụng vào ròng rọc khác không làm cho ròng rọc quay nhanh dần.
c) Kết luận.
Mômen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
3. Mức quán tính trong chuyển động quay
Mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào khối lượng của vật và sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay.
1. Định luật II Newton.
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
hay
2. Khối lượng và mức quán tính.
a) Định nghĩa.
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
b) Tính chất của khối lượng.
+ Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
+ Khối lượng có tính chất cộng.
3. Trọng lực. Trọng lượng.
a) Trọng lực.
- Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là .
- Ở gần trái đất trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. Điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật gọi là trọng tâm của vật.
b) Trọng lượng.
Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là P. Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế.
c) Công thức của trọng lực.
Khái niệm:
Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự thay đổi của vận tốc theo thời gian.
Gia tốc được tính bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc ∆v và khoảng thời gian vận tốc biến thiên ∆t.
Đơn vị tính:
Khái niệm:
Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
Đơn vị tính: Newton
Khái niệm:
Khối lượng vừa là một đặc tính của cơ thể vật lý vừa là thước đo khả năng chống lại gia tốc của nó (sự thay đổi trạng thái chuyển động của nó) khi một lực ròng được áp dụng. Khối lượng của một vật thể cũng xác định sức mạnh của lực hấp dẫn của nó đối với các vật thể khác. Đơn vị khối lượng SI cơ bản là kilogram.
Trong một số bài toán đặc biệt của Vật Lý, khi mà đối tượng của bài toán có kích thước rất nhỏ (như tính lượng kim loại giải phóng ở bình điện phân, xác định số mol của một chất v....v...). Người ta sẽ linh động sử dụng "thước đo" phù hợp hơn cho khối lượng làm gam.
Đơn vị tính:
Kilogram - viết tắt (kg)
Gram - viết tắt (g)
a/Định nghĩa
Gia tốc được tính bằng tỉ số giữa độ biến thiên vận tốc của vật và thời gian diễn ra. Nó là một đại lượng vectơ. Một vật có gia tốc chỉ khi tốc độ của nó thay đổi (chạy nhanh dần hay chậm dần) hoặc hướng chuyển động của nó bị thay đổi (thường gặp trong chuyển động tròn).
+Ý nghĩa : Đặc trưng cho sự biến đổi vận tốc nhiều hay ít của chuyển động.
b/Công thức
Chú thích:
: vận tốc lúc sau của vật
: vận tốc lúc đầu của vật
: thời gian chuyển động của vật
: gia tốc của vật
Đặc điểm
Nếu vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ thì.
+ Chuyển động nhanh dần a>0.
+ Chuyển động chậm dần a<0.
Và ngược lại,nếu chuyển đông theo chiều âm của trục tọa độ.
+ Chuyển động nhanh dần a<0.
+ Chuyển động chậm dần a>0.
Nói cách khác:
Nếu gia tốc cùng chiều vận tốc () thì vật chuyển động nhanh dần đều.
Nếu gia tốc ngược chiều vận tốc () thì vật chuyển động chậm dần đều.
Chú thích:
: tọa độ lúc đầu của vật - tại thời điểm xuất phát .
: tọa độ lúc sau của vật - tại thời điểm t đang xét .
: vận tốc của vật ở thời điểm .
: gia tốc của vật .
: thời gian chuyển động của vật .
hay
Chú thích:
: quãng đường (m).
: vận tốc lúc đầu của vật .
: thời gian chuyển động của vật .
: gia tốc của vật
Định nghĩa:
Tổng hợp lực: là thay thế hai lực bằng một lực có tác dụng tương tự. Lưu ý rằng sau khi tổng hợp lực xong chỉ có duy nhất một kết quả tổng hợp.
Trong trường hợp chỉ có hai lực đồng quy:
Chú thích:
: độ lớn của lực tác dụng .
: góc tạo bới hai lực hoặc .
Phát biểu:
Nếu vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B sẽ tác dụng trở lại A một lực. Đây là hai mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều.
Chú thích:
: lực do vật A tác dụng lên vật B .
: lực do vật B tác dụng lên vật A
Tính chất của lực và phản lực:
- Trong hai lực và , ta gọi một lực là lực tác dụng, lực kia là phản lực.
- Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
- Lực và phản lực có cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn, nhưng đặt lên hai vật khác nhau. Do đó lực và phản lực không cân bằng nhau, chúng là hai lực trực đối.
Trong hình minh họa chúng ta thấy lực do chân vận động viên tác động vào tường trực đối với lực do tường tác động vào chân vận động viên.
có 116 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận vật lý
Gia tốc của vật dao động điều hòa bằng 0 khi
Chuyến động tịnh tiến của một vật là chuyển động mà
Trên mặt phẳng nghiêng góc α = 60° so với mặt phẳng ngang có hai thanh kim loại siêu dẫn cố định, song song theo đường dốc chính, cách nhau một khoảng 20 cm, nối với nhau bằng điện trở 2 Ω. Đoạn dây dẫn AB có điện trở 1 Ω, có khối lượng 10 g, đặt vuông góc với hai thanh siêu dẫn nói trên và có thể trượt không ma sát trên hai thanh đó. Hệ thống được đặt trong từ trường đều cảm ứng từ 2,5 T. Lấy g = 10 m/s2. Tại thời điểm t = 0, thả nhẹ để AB trượt không vận tốc và luôn vuông góc với hai thanh. Sau một thời gian thanh chuyển động đều với tốc độ gần giá trị nào nhất sau đây?
Trên mặt phẳng nghiêng góc α = 60° so với mặt phẳng ngang có hai thanh kim loại siêu dẫn cố định, song song theo đường dốc chính, cách nhau một khoảng 20 cm, nối với nhau bằng tụ điện có điện dung 10 mF. Đoạn dây dẫn AB có điện trở 1 Ω, có khối lượng 10 g, đặt vuông góc với hai thanh siêu dẫn nói trên và có thể trượt không ma sát trên hai thanh đó. Hệ thống được đặt trong từ trường đều cảm ứng từ 2,5 T. Lấy g = 10 m/s2. Tại thời điểm t = 0, thả nhẹ để AB trượt không vận tốc và luôn vuông góc với hai thanh. Sau một thời gian thanh chuyển động nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn gần giá trị nào nhất sau đây?
Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là . Lấy . Tính công của động cơ khi chuyển động nhanh dần đều.
Một thang máy có khối lượng chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc . Tính công mà động cơ thang máy đã thực hiện trong đầu. Lấy .
Hãy giúp Công Thức Vật Lý chọn lọc những nội dung tốt bạn nhé!
hay
Công thức xác định tổng hợp lực. Định luật III Newton.Doanh thu từ quảng cáo giúp chúng mình duy trì nội dung chất lượng cho website