Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

526 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Quang điện trở.- vật lý 12

R gim khi chiếu sáng

 

Khái niệm: Quang điện trở là một điện trở được làm bằng chất quang dẫn. Nó có cấu tạo gồm một sợi dây bằng chất quang dẫn gắn trên một đế cách điện.

Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi từ vài MegaOhm khi không được chiếu sáng xuống vài chục Ohm khi được chiếu ánh sáng thích hợp.

 

 

Ứng dụng: lắp vào các mạch khuếch đại trong các thiết bị điều khiển bằng ánh sáng, trong các máy đo ánh sáng.

Xem chi tiết

Pin quang điện và hiệu suất pin quang điện -vật lý 12

Pin quang điện :nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng

H=UIIsáng.S

 

Khái niệm: Pin quang điện (còn gọi là pin Mặt Trời) là một nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

Pin hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chặn (lớp chuyển tiếp).

Hiệu suất của các pin quang điện chỉ vào khoảng trên dưới 10%.

 

Cấu tạo: Tấm bán dẫn , bên trên có phủ một lớp mỏng bán dẫn loại . Mặt trên cùng là lớp kim loại mỏng trong suốt với ánh sáng và dưới cùng là một đế kim loại.

 

Ứng dụng: trong các máy đo ánh sáng, vệ tinh nhân tạo, máy tính bỏ túi,... Ngày nay người ta đã chế tạo thành công oto và máy bay chạy bằng pin quang điện.

 

 

 

 

 

Xem chi tiết

Trạng thái dừng của nguyên tử. Bán kính quỹ đạo dừng.

r=n2r0

 

Phát biểu: 

- Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.

- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng.

 

Chú thích:

r: bán kính quỹ đạo đang xét (m)

n: thứ tự bán kính các quỹ đạo 

r0=5,3.10-11m: bán kính Bo

 

Quy ước: 

 

 

Chú ý:

- Bình thường, nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất và electron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất. Đó là trạng thái cơ bản K.

- Khi hấp thụ năng lượng, nguyên tử chuyển lên các trạng thái dừng có năng lượng cao hơn và electron chuyển động treen những quỹ đạo xa hạt nhân hơn. Đó là các trạng thái kích thích.

- Các trạng thái kích thích có năng lượng càng cao thì ứng với bán kính quỹ đạo của electron càng lớn và trạng thái đó càng kém bền vững.

- Thời gian sống trung bình của nguyên tử trong các trạng thái kích thích rất ngắn (chỉ vào cỡ 10-8s).

 

 

Xem chi tiết

Năng lượng điện tử trong nguyên tử Hydro.

En=-13,6n2

 

Phát biểu: Ứng với mỗi trạng thái dừng, electron có mức năng lượng xác định.

 

Chú thích: 

En: năng lượng của electron ở trạng thái dừng n (eV)

n=1,2,3...

 

Đổi đơn vị:

1ev=1,6.10-19 J

 

Xem chi tiết

Vận tốc của điện tử ở trạng thái dừng thứ n.

Fht=Fđinmvn2rn=ke2r2

vn=ekrnm

 

Phát biểu: Khi electron chuyển động trên quỹ đạo n, lực hút tĩnh điện đóng vai trò là lực hướng tâm.

 

Chú thích:

m=me=9,1.10-31kg

vn: vận tốc của e ở trạng thái dừng n (m/s)

rn: bán kính quỹ đạo dừng (m)

k=9.109Nm2/C2

e=-1,6.10-19 C

Xem chi tiết

Vận tốc của điện tử ở trạng thái dừng thứ n theo E .

vn=-2Enm

 

Chú thích:

m=me=9,1.10-31kg

vn: vận tốc của e ở trạng thái dừng n (m/s)

En: năng lượng của electron ở trạng thái dừng n (J)

Xem chi tiết

Bước sóng phát ra khí nguyên tử chuyển mức năng lượng.

λnm=hcE01n2-1m2

 

Chú thích:

λnm: bước sóng phát ra khi nguyên tử chuyển mức năng lượng từ n->m (m)

h: hằng số Planck với h=6,625.10-34J.s

E0=13,6eV=13,6.1,6.10-19J

Xem chi tiết

Cấu tạo hạt nhân và số hạt - Vật lý 12

XZAĐiên tich :+Z ;Sô khôi : ASô proton:Z   ;Sô neutron: A-Z

 

Phát biểu: Hạt nhân được tạo thành bởi hai loại hạt là proton và neutron; hai loại hạt này có tên chung là nucleon. 

 

Chú thích: X: kí hiệu hóa học X của nguyên tố

Z: số thứ tự của nguyên tử trong bảng tuần hoàn (nguyên tử số)

A: tổng số nucleon trong một hạt nhân (số khối)

Số neutron trong hạt nhân là A-Z.

 

Ví dụ: H11; C612; O816; U92238

 

 

Một số hạt sơ cấp: p11, n01, e-10

 

 

 

Xem chi tiết

Liên hệ khối lượng và năng lượng của hạt nhân. Hệ thức Einstein.-Vật Lý 12.

E=mc2  J;kg;m/s2E=931,5.m MeV;u

 

Trong đó:

E: năng lượng của hạt nhân (J, MeV) (năng lượng nguyên tử)

m: khối lượng tương ứng của hạt nhân (kg, u)

c=3.108m/s: tốc độ ánh sáng trong chân không.

 

Đổi: 1 MeV=106.1,6.10-19 J= 1,6.10-13 J

 

Quy ước: 1u  931,5 MeV/c2

 

Xem chi tiết

Khối lượng động của hạt. Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng nghỉ của hạt nhân.- Vật lý 12

m=m01-v2c2

 

Phát biểu: Một vật có khối lượng m0 khi ở trạng thái nghỉ thì khi chuyển động với tốc độ v, khối lượng sẽ tăng lên thành m.

 

Chú thích:

m0: khối lượng nghỉ của hạt (kg, u)

m: khối lượng động của hạt (kg, u)

v: vận tốc của hạt (m/s)

c=3.108 m/s: tốc độ ánh sáng trong chân không

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.