Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

526 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Mạch điện mắc song song các điện trở.

1Rtđ=1R1+1R2+...+1Rn

I=I1+I2+...+In

U=U1=U2=...=Un

 

Chú thích: 

R: điện trở (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

U: hiệu điện thế (V)

 

Xem chi tiết

Công thức Faraday.

m=1F.AnIt

Hiện tượng điện phân

a/Định nghĩa hiện tượng điện phân:

Hiện tượng điện phân là hiện tượng xuất hiện các phản ứng phụ  ở các điện cực khi cho dòng điện một chiều qua bình điện phân.

b/Công thức Faraday về chất điện phân

m=AItFn

Chú thích:

m: khối lượng của chất được giải phóng ra ở điện cực khi điện phân (g)

F=96500 C/mol: số Faraday

A: khối lượng mol nguyên tử của nguyên tố (kg)

n: hóa trị của nguyên tố

I: cường độ dòng điện trong dung dịch điện phân (A)

t: thời gian điện phân (s)

 

c/Ứng dụng:

Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống như luyện kim, tinh luyện đồng, điều chế clo, xút, mạ điện, đúc điện,...

1. Luyện nhôm

Bể điện phân có cực dương là quặng nhôm nóng chảy, cực âm bằng than, chất điện phân là muối nhôm nóng chảy, dòng điện vào khoảng 10000A.

 

2. Mạ điện

Bể điện phân có cực dương là một tấm kim loại để mạ, cực âm là vật cần mạ, chất điện phân thường là dung dịch muối kim loại để mạ. Dòng điện được chọn một cách thích hợp để đảm bảo chất lượng của lớp mạ.

 

Michael Faraday (1791 - 1867)

Xem chi tiết

Định luật Faraday thứ nhất.

m=kq

 

Phát biểu: Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

Ý nghĩa: Dòng điện trong chất điện phân không chỉ truyền tải electron mà còn truyền tải vật chất.

 

Chú thích:

m: khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân (g)

k: đương lượng điện hóa của chất được giải phóng ở điện cực (g/C)

q: điện lượng chạy qua bình (C)

Xem chi tiết

Định luật Faraday thứ hai.

k=1F.An

 

Phát biểu: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam An của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là 1F, trong đó F gọi là số Faraday.

 

Chú thích: 

k: đương lượng điện hóa của chất được giải phóng ở điện cực (g/C)

F=96500 C/mol: số Faraday

A: khối lượng mol nguyên tử của nguyên tố (kg)

n: hóa trị của nguyên tố

Xem chi tiết

Phương trình trạng thái khí lí tưởng.

p.VT=constp1.V1T1=p2.V2T2

 

Chú thích:

p: áp suất chất khí (atm, Pa, bar, at v....v....)

V: thể tích chất khí (lít, m3, dm3, ml, cm3v....v....)

T: nhiệt độ tuyệt đối của chất khí (Ko).

 

Lưu ý:

Nếu đề bài cho đơn vị là Co ta phải chuyển sang độ Ko

T (Ko)=t (Co)+273

Xem chi tiết

Định luật Gay Lussac

VT=constV1T1=V2T2

 

Định nghĩa quá trình đẳng áp:

Là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng áp suất được giữ nguyên không đổi.

 

Phát biểu:

Quá trình đẳng áp quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng áp suất được giữ nguyên không đổi.

Trong quá trình đẳng áp thì thể tích và nhiệt độ tuyệt đối là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

 

Chú thích:

V: thể tích chất khí (lít, m3, dm3, ml, cm3,v....v....).

T: nhiệt độ tuyệt đối của chất khí (Ko).

 

Lưu ý:

Nếu đề bài cho đơn vị là Co ta phải chuyển sang độ Ko

T (Ko)=t (Co)+273

 

Đồ thị quá trình đẳng áp

 

 

Joseph Louis Gay-Lussac (1778-1850)

 

 

 

 

 

 

Xem chi tiết

Công thức xác định nhiệt lượng của vật.

Q=c.m.t

 

Chú thích:

Q: là nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra (J).

m: là khối lượng (kg).

t: là độ biến thiên nhiệt độ (Co hoc Ko)

Xem chi tiết

Nhiệt nóng chảy của chất rắn.

Q=λm

 

Khái niệm: Nhiệt lượng cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy (chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng) gọi là nhiệt nóng chảy của chất rắn đó. Nhiệt nóng chảy Q tỉ lệ thuận với khối lượng m của chất rắn.

 

Chú thích:

Q: nhiệt nóng chảy của chất rắn (J)

λ: nhiệt nóng chảy riêng (J/kg)

m: khối lượng của chất rắn (kg)

 

Nhiệt nóng chảy riêng λ của một số chất rắn kết tinh:

 

Xem chi tiết

Nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.

Q=Lm

 

Khái niệm: Nhiệt lượng Q cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi được gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi. Nhiệt hóa hơi tỉ lệ thuận với khối lượng m của phần chất lỏng đã biến thành khí (hơi) ở nhiệt độ sôi.

 

Chú thích: 

Q: nhiệt hóa hơi (J)

L: nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng (J/kg)

m: khối lượng của phần chất lỏng (kg)

 

Nhiệt hóa hơi riêng của một số chất lỏng ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn:

 

Xem chi tiết

Lực Lorenzt trong chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều.

f=mv2R=q0vB

 

Phát biểu: Chuyển động của hạt điện tích là chuyển động phẳng trong mặt phẳng vuông góc với từ trường. Trong mặt phẳng đó, lực Lorentz luôn vuông góc với vận tốc v, đồng thời đóng vai trò là lực hướng tâm. Quỹ đạo ở đây là một đường tròn.

Chú thích: 

f: lực Lorentz (N)

m: khối lượng của hạt điện tích (kg)

v: vận tốc của hạt (m/s)

R: bán kính của quỹ đạo tròn (m)

q0: độ lớn điện tích (C)

B: cảm ứng từ (T)

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.