Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

314 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Các công thức lăng kính.

sini1=nsinr1

sini2=nsinr2

 

Khái niệm: Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa,...), thường có dạng lăng trụ tam giác.

Các phần tử của lăng kính gồm: cạnh, đáy, hai mặt bên.

Về phương diện quang học, một lăng kính được đặc trưng bởi:

- Góc chiết quang A.

- Chiết suất n.

 

 

Chú thích: 

i1: góc tới; r1: góc khúc xạ của i1

i2: góc ló; r2: góc khúc xạ của i1

n: chiết suất

 

Lưu ý:

Trong trường hợp góc nhỏ thì: siniisinrr.

Do đó: i1=nr1 và i2=nr2

 

 

Xem chi tiết

Độ tụ của thấu kính theo bán kính cong của các mặt và chiết suất của thấu kính.

D=1f=(nn'-1)1R1+1R2

 

Chú thích:

n: chiết suất của chất làm thấu kính

n': chiết suất của môi trường đặt thấu kính

R1, R2: bán kính hai mặt của thấu kính

 

Quy ước:

R>0: mặt lõm

R<0: mặt lồi

R=: mặt phẳng

Xem chi tiết

Công thức ghép tụ điện song song.

Ctd=C1+C2+.....+Cn

 

Chú thích:

C: điện dung của tụ điện (F)

Q: điện tích tụ điện (C)

U: hiệu điện thế giữa hai bản tụ (V)

 

Lưu ý thêm:

- Trong trường hợp tất cả cả tụ điện đều giống nhau thì Ctd=n.C.

- Cách ghép song song làm tăng điện dung của tụ điện phẳng, điện dung tương đương luôn lớn hơn từng điện dung thành phần.

Xem chi tiết

Công thức ghép tụ điện nối tiếp.

1Ctd=1C1+1C2+.....+1Cn

 

Chú thích:

C: điện dung của tụ điện (F)

Q: điện tích tụ điện (C)

U: hiệu điện thế giữa hai bản tụ (V)

 

 

Lưu ý thêm:

- Cách ghép nối tiếp làm giảm điện dung tương tương của bộ tụ xuống. Điện dung tương đương luôn nhỏ hơn từng điện dung thành phần.

- Khi ghép nối tiếp nếu tất cả các tụ đều giống nhau thì Ctđ=Cn.

- Trong trường hợp chỉ có duy nhất 2 tụ ghéo nối tiếp thì Ctđ=C1.C2C1+C2

Xem chi tiết

Công suất bức xạ.

P=N.ε

 

Chú thích: 

P: công suất bức xạ (W)

N: số photon phát ra trong 1s 

ε: năng lượng của một photon (J)

Xem chi tiết

Hiệu suất lượng tử.

H=nN

 

Khái niệm: Hiệu suất lượng tử là tỉ số giữa số quang elêctron bứt ra khỏi catôt và số photon chiếu tới catôt trong cùng một khoảng thời gian.

 

Chú thích:

H: hiệu suất lượng tử

n: số electron bật ra trong 1s

N: số photon phát ra trong 1s

Xem chi tiết

Pin quang điện và hiệu suất pin quang điện -vật lý 12

Pin quang điện :nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng

H=UIIsáng.S

 

Khái niệm: Pin quang điện (còn gọi là pin Mặt Trời) là một nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

Pin hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chặn (lớp chuyển tiếp).

Hiệu suất của các pin quang điện chỉ vào khoảng trên dưới 10%.

 

Cấu tạo: Tấm bán dẫn , bên trên có phủ một lớp mỏng bán dẫn loại . Mặt trên cùng là lớp kim loại mỏng trong suốt với ánh sáng và dưới cùng là một đế kim loại.

 

Ứng dụng: trong các máy đo ánh sáng, vệ tinh nhân tạo, máy tính bỏ túi,... Ngày nay người ta đã chế tạo thành công oto và máy bay chạy bằng pin quang điện.

 

 

 

 

 

Xem chi tiết

Trạng thái dừng của nguyên tử. Bán kính quỹ đạo dừng.

r=n2r0

 

Phát biểu: 

- Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.

- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng.

 

Chú thích:

r: bán kính quỹ đạo đang xét (m)

n: thứ tự bán kính các quỹ đạo 

r0=5,3.10-11m: bán kính Bo

 

Quy ước: 

 

 

Chú ý:

- Bình thường, nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất và electron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất. Đó là trạng thái cơ bản K.

- Khi hấp thụ năng lượng, nguyên tử chuyển lên các trạng thái dừng có năng lượng cao hơn và electron chuyển động treen những quỹ đạo xa hạt nhân hơn. Đó là các trạng thái kích thích.

- Các trạng thái kích thích có năng lượng càng cao thì ứng với bán kính quỹ đạo của electron càng lớn và trạng thái đó càng kém bền vững.

- Thời gian sống trung bình của nguyên tử trong các trạng thái kích thích rất ngắn (chỉ vào cỡ 10-8s).

 

 

Xem chi tiết

Năng lượng điện tử trong nguyên tử Hydro.

En=-13,6n2

 

Phát biểu: Ứng với mỗi trạng thái dừng, electron có mức năng lượng xác định.

 

Chú thích: 

En: năng lượng của electron ở trạng thái dừng n (eV)

n=1,2,3...

 

Đổi đơn vị:

1ev=1,6.10-19 J

 

Xem chi tiết

Vận tốc của điện tử ở trạng thái dừng thứ n.

Fht=Fđinmvn2rn=ke2r2

vn=ekrnm

 

Phát biểu: Khi electron chuyển động trên quỹ đạo n, lực hút tĩnh điện đóng vai trò là lực hướng tâm.

 

Chú thích:

m=me=9,1.10-31kg

vn: vận tốc của e ở trạng thái dừng n (m/s)

rn: bán kính quỹ đạo dừng (m)

k=9.109Nm2/C2

e=-1,6.10-19 C

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.