Công thức liên quan VẬT LÝ 10

Tất cả các công thức liên quan tới VẬT LÝ 10

Advertisement

176 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Hooke

Fđh=kl

Đặc điểm lực đàn hồi của lò xo:

+ Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo bị biến dạng và tác dụng lên các vật tiếp xúc hoặc gắn với hai đầu của nó.

+ Lực đàn hồi có:

* Phương: dọc theo trục của lò xo.

* Chiều: ngược với ngoại lực gây ra biến dạng. Tức là khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong còn khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài.

* Độ lớn: tuân theo định luật Hooke.

Định luật Hooke:

+ Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Fdh=k.l

Trong đó

+ k là hệ số đàn hồi (độ cứng của lò xo) (N/m): phụ thuộc vào bản chất và kích thước của lò xo.

+l=l-l0 : độ biến dạng của lò xo (m);

+ l: chiều dài khi biến dạng (m).

+ lo: chiều dài tự nhiên (m).

+ Fđh: lực đàn hồi (N).

Lực đàn hồi trong những trường hợp đặc biệt:

- Đối với dây cao su hay dây thép: lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi bị kéo dãn nên gọi là lực căng dây.

- Đối với các mặt tiếp xúc: lực đàn hồi xuất hiện khi bị ép có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc gọi là phản lực đàn hồi.

Xem chi tiết

Vận tốc của pháo và đạn (có yếu tố vận tốc tương đối)

vphao/Đ=mdanmdan+mphao.vdan/phaovdan/Đ=vdan/sung-vsung/Đ

Chứng minh:

Chọn chiều dương là chiều của viên đạn

Định luật bảo toàn động lượng cho hệ vật 

psau=ptrươcmdan.vdan/Đ+mphao.vphao/Đ=0mdanvdan/phao+vphao/Đ+mphao.vphao/Đ=0vphao/Đ=mdanmdan+mphao.vdan/phao

vdan/Đ=vdan/sung-vsung/Đ

Xem chi tiết

Ngẫu lực

M=F.d

Định nghĩa:

Ngẫu lực là hai lực tác dụng lên vật song song ngược chiều cùng độ lớn cách nhau d.

Công thức :

                                  M=F.d

Với :

M N.m:momen ngẫu lực.

F N : lực tác dụng.

d m : khoảng cách giữa hai lực.

Ý nghĩa: Hợp lực tác dụng vào vật bằng không. Nhưng momen lực không cân bằng gây nên gây ra tác dụng quay. Với trục quay vuông góc với hai lực tại trung điểm của khoảng cách hai lực.

 

Xem chi tiết

Công thức xác định tổng hợp lực.

Ft=F1+F2+...+Fn

Định nghĩa:

Tổng hợp lực: là thay thế hai lực bằng một lực có tác dụng tương tự. Lưu ý rằng sau khi tổng hợp lực xong chỉ có duy nhất một kết quả tổng hợp.

Trong trường hợp chỉ có hai lực đồng quy: Ft=F1+F2

Điều kiện lực tổng hợp: F1-F2  F  F1+F2

1) Trường hợp hai vector cùng phương cùng chiều

Ft=F1+F2Ft=F1+F2

2) Trường hợp hai vector cùng phương ngược chiều

Ft=F1+F2Ft=F1-F2

3) Trường hợp hai vector vuông góc với nhau

Ft=F1+F2Ft2=F12+F22

4) Với góc alpha bất kì

Ft=F1+F2Ft2=F12+F22+2F1F2.cos(α)

Chú thích:

F: độ lớn của lực tác dụng (N).

α: góc tạo bới hai lực (deg) hoặc (rad).

5) Hai vector giống nhau và hợp góc alpha bằng 60 độ

6) Hai vector giống nhau và hợp góc alpha bằng 120 độ

BẢNG TỔNG HỢP CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH ĐỘ LỚN CỦA HỢP LỰC

Xem chi tiết

Tầm cao của chuyển động ném xiên

H = v20sin2α2g

v0: vận tốc ban đầu của vật, trong trường hợp này là vận tốc ném (m/s).

g : gia tốc trọng trường do trái đất tác động lên vật (m/s2).

v0: vận tốc ban đầu của vật, trong trường hợp này là vận tốc ném (m/s).

g : gia tốc trọng trường do trái đất tác động lên vật (m/s2).

Xem chi tiết

Tầm ném xa của chuyển động ném xiên

L = v20sin2αg

Trong đó:

v0: vận tốc ban đầu của vật, trong trường hợp này là vận tốc ném (m/s).

g : gia tốc trọng trường do trái đất tác động lên vật (m/s2).

Xem chi tiết

Công thức cộng vận tốc.

v13=v12+v23

v13: vận tốc tuyệt đối của vật 1 so với vật 3.

v12: vận tốc tương đối của vật 1 so với vật 2.

v23vận tốc kéo theo đối của vật 2 so với vật 3.

Ta có: 

Xem chi tiết

Độ dịch chuyển góc

θ = sr

Trong đó: 

θ là độ dịch chuyển góc (rad).

s là quãng đường vật đi được (m).

r là bán kính của chuyển động tròn đều (m)

 

Xem chi tiết

Áp suất chất lỏng

p = d.h

- Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương. Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất chất lỏng có phương vuông góc với mặt tiếp xúc tại nơi đó.

- Công thức: p = d.h

Trong đó:

d: trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3).
h: độ sâu của vật (m).
p: áp suất của chất lỏng (N/m2 hoặc Pa).

Xem chi tiết

Áp suất

p = FS

- Khái niệm:

Áp suất được tính bằng áp lực trên một đơn vị diện tích bị nén.

- Công thức:

p = FS

Trong đó:

F: áp lực (N).

S: diện tích tiếp xúc (m2).

p: áp suất (N/m2).

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.