Công thức liên quan VẬT LÝ 10

Tất cả các công thức liên quan tới VẬT LÝ 10

Advertisement

176 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Định luật III Newton.

FAB=-FBA

Phát biểu:

Nếu vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B sẽ tác dụng trở lại A một lực. Đây là hai mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều.

 

Chú thích:

FAB: lực do vật A tác dụng lên vật B (N).

FBA: lực do vật B tác dụng lên vật A (N)

 

Tính chất của lực và phản lực:

Trong hai lực FAB và FBA , ta gọi một lực là lực tác dụng, lực kia là phản lực.

Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.

- Lực và phản lực có cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn, nhưng đặt lên hai vật khác nhau. Do đó lực và phản lực không cân bằng nhau, chúng là hai lực trực đối.

Trong hình minh họa chúng ta thấy lực do chân vận động viên tác động vào tường trực đối với lực do tường tác động vào chân vận động viên.

Xem chi tiết

Định luật II Newton.

a=Fm=> F=m.a

Phát biểu:

Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng. Độ lớn tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

 

Chú thích:

a: gia tốc của vật (m/s2).

F: lực tác động (N).

m: khối lượng của vật (kg).

 

Qua hình ảnh minh họa ta thấy khối lượng và gia tốc của vật là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Khối lượng càng nhỏ thì gia tốc lớn và ngược lại.

Xem chi tiết

Định luật Boyle Mariotte

p.V=constp1.V1=p2.V2

 

Định nghĩa quá trình đẳng nhiệt:

Là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng nhiệt độ được giữ nguyên không đổi.

Phát biểu:

Quá trình đẳng nhiệt là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng nhiệt độ được giữ nguyên không đổi.

Trong quá trình đẳng nhiệt thì thể tích và áp suất tỉ lệ nghịch với nhau.

Chú thích:

p: áp suất chất khí (atm, Pa, bar, at v....v....)

V: thể tích chất khí (lít, m3, dm3, ml, cm3v....v....)

 

Nhiệt độ được giữ nguyên, khi thể tích giảm thì áp suất tăng.

Đồ thị của quá trình đẳng nhiệt.

 

Xem chi tiết

Phương chuyển động của vật trong chuyển động thẳng biến đổi đều

x=xo+vo.t+12at2

Chú thích:

xo: tọa độ lúc đầu của vật - tại thời điểm xuất phát (m).

xtọa độ lúc sau của vật - tại thời điểm t đang xét (m).

vo: vận tốc của vật ở thời điểm to(m/s).

a: gia tốc của vật (m/s2).

t: thời gian chuyển động của vật (s).

Xem chi tiết

Công thức xác định vận tốc tức thời của vật trong chuyển động rơi tự do

v=g.t

Chú thích:

v: tốc độ của vật (m/s).

g: gia tốc trọng trường (m/s2). Tùy thuộc vào vị trí được chọn mà g sẽ có giá trị cụ thể.

t: thời điểm của vật tính từ lúc thả (s)

Lưu ý: 

Ở đây ta chỉ tính tới độ lớn của vận tốc tức thời của vật (nói cách khác là ta đang tính tốc độ tức thời của vật). 

Xem chi tiết

Xác định độ sâu của giếng (độ sâu của hang động). Bài toán rơi tự do.

2hg+hvâm thanh=Δt

Khi thả viên đá rơi xuống giếng (hoặc hang động). Viên đá sẽ rơi tự do xuống giếng sau đó va đập vào đáy giếng và tạp ra âm thanh truyền lên miệng giếng. Ta có hệ phương trình sau:

(1) t1=2.hgt2=hvâm thanhMà Δt=t1+t2 (2)

Thế (1) vào (2) Từ đây ta có 2hg+hvâm thanh=Δt

 

Chú thích:

t: thời gian từ lúc thả rơi viên đá đến khi nghe được âm thanh vọng lên (s).

t1: thời gian viên đá rơi tự do từ miệng giếng xuống đáy giếng (s).

t2: thời gian tiếng đọng di chuyển từ dưới đáy lên miệng giếng (s).

vâm thanh: vận tốc truyền âm trong không khí (320 ~ 340 m/s).

g: gia tốc trọng trường (m/s2)

h: độ sâu của giếng hoặc hang động (m)

Xem chi tiết

Đồ thị của chuyển động biến đổi đều

Đồ thị vận tốc trong hệ tọa độ (vOt) có dạng đường thẳng.

Đồ thị gia tốc trong hệ tọa độ (aOt) có dạng đường thẳng vuông góc trục gia tốc.

Đồ thị  tọa độ trong hệ tọa độ (xOt) có dạng parabol.

Ta chỉ xét phần đồ thị nét liền

Với chiều dương ban đầu cùng chiều chuyển động :

Trong hệ tọa độ (vOt)

tanα=v-v0a

Xem chi tiết

Công thức xác định vận tốc của của chuyển động bằng phản lực của tên lửa

Vten lua=-mM.vnhien lieu

 

Chú thích:

Vten lua: vận tốc của tên lửa (m/s).

vnhien lieu: vận tốc của nhiên liệu phụt ra (m/s).

m: khối lượng nhiên liệu phụt ra (kg).

M: khối lượng tên lửa (kg).

 

CHỨNG MINH CÔNG THỨC

Công thức trên được xây dựng dựa trên định luật bảo toàn động lượng: "Tổng động lượng của hệ trước tương tác bằng tổng động lượng của hệ sau tương tác". Trước khi phóng tên lửa đứng yên nên động lượng của hệ bằng 0.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta có:

Σptrưc=Σpsau 0 = Σpsau 0 =pten lua + pnhien lieu 0 =M.Vten lua + m.vnhien lieu  M.Vten lua= - m.vnhien lieuVten lua = -mM.vnhien lieu

 

Các ví dụ khác:

Ngoài tên lửa ra tất cả những dạng chuyển động khác sử dụng bằng phản lực đề có thể dùng công thức này để giải quyết bài toán. Ví dụ như đại bác khai hỏa, đạn nổ v....v....

Súng chống tăng khai hỏa, nhiên liệu phụt về sau đẩy đầu đạn đi tới

Nhiên liệu phụt về phía sau đẩy tàu vũ trụ đi tới

Xem chi tiết

Công thức xác định vận tốc của va chạm mềm.

v=m1.v1+m2.v2m1+m2

Khái niệm:

Va chạm mềm là va chạm mà sau va chạm 2 vật nhập làm một ( dính nhau) cùng chuyển động vận tốc.   

 

Chú thích:

v: vận tốc của hệ sau va chạm (m/s).

m1;m2: khối lượng của hai vật 1 và 2 (kg).

v1;v2: vận tốc trước va chạm của hai vật 1 và 2(m/s).

Xem chi tiết

Độ biến thiên động lượng của vật.

p=p1-p0=F.t

hay F=ΔpΔt

Khái niệm:

Độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

Độ biến thiên động lượng còn là hiệu số giữa động lượng lúc sau so với động lượng lúc đầu.

 

Chú thích:

p: độ biến thiên động lượng của vật (kg.m/s).

p1: động lượng lúc sau của vật (kg.m/s).

p0động lượng lúc đầu của vật (kg.m/s).

F.t: xung lượng của lực F tác dụng lên vật trong thời gian Δt (N.s)

F: lực tác dụng (N).

Δt: độ biến thiên thời gian - thời gian tương tác (s).

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.