PHÂN BIỆT KHỐI LƯỢNG VÀ TRỌNG LƯỢNG
- Lời nói của anh chẳng có “trọng lượng” gì cả.
- Rõ ràng “trọng lượng” của bao gạo A sao bằng bao gạo B được.
- Bao B to hơn như vậy thì kiểu gì mà chẳng “nặng” hơn
- Bán cho tôi 10 kí gạo nha!
Những câu từ thường xuất hiện trong những cuốn sách vật lý khô khan hóa ra cũng chẳng khô khan cho lắm, bởi nó vẫn hàng ngày xuất hiện trong những câu chuyện đời thường. Những ví dụ ở trên có xuất hiện cả hai khái niệm quen thuộc “trọng lượng” và “nặng – kí”. Cả ở nghĩa đen cũng như nghĩa bóng để câu chuyện trở nên rõ ràng và ý nghĩa hơn. Vậy nhưng với hai khái niệm “khối lượng” và ‘’trọng lượng” thì có vẻ như vẫn còn nhiều người nhầm lẫn. Chúng ta cùng thử phân tích xem chúng có gì khác biệt nhé.
BẢNG SO SÁNH KHỐI LƯỢNG VÀ TRỌNG LƯỢNG
Như vậy, từ bảng so sánh chúng ta có thể nhận thấy được hai khái niệm khối lượng và trọng lượng là khác nhau, và rằng những câu nói thường ngày mà chúng ta vẫn đâu đó nghe được là chưa thật sự chính xác, bởi nếu như khối lượng là một đại lượng không đổi dù có ở trên mặt đất, dưới đáy biển, thì trọng lượng lại là một đại lượng có thể thay đổi bởi nó phụ thuộc vào gia tốc g – vị trí đặt vật.
TRỌNG LƯỢNG KHI Ở MẶT TRĂNG
Một phi hành gia với khối lượng ~ 60 kg khi ở trên mặt đất có g ~ 9,8 sẽ có trọng lượng ~ 600 N, và khi lên tới Mặt Trăng, với g ~ 1,62 thì trọng lượng của vị phi hành gia ấy chỉ còn ~ 90 N mà thôi. Cảm giác như cả cơ thể bỗng nhẹ bẫng, có thể trôi nổi trong không trung ấy không phải do khối lượng của vị ấy đã giảm đi, mà là trọng lượng của vị phi hành gia đó giảm đi. Vậy ra dù là trọng lượng hay khối lượng sẽ đều cho ta cảm giác như nặng hơn hay nhẹ đi.
Sẽ thật khó khăn để bạn nhấc lên một bao gạo có khối lượng 100 kg, nhưng rất có thể bạn sẽ làm được điều đó thật dễ dàng nếu như đang ở Mặt Trăng đấy.
Sưu tầm và biên tập: Thương Hạ.