Lực hấp dẫn. Trọng lực trường hợp đặc biệt của lực hấp dẫn.

Tại sao trái táo lại rơi xuống đất mà không bay lên không trung? Qua bài giảng này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lực vạn vật hấp dẫn nhé.

Advertisement

Lực hấp dẫn. Trọng lực trường hợp đặc biệt của lực hấp dẫn.

1. Lực hấp dẫn giữa hai vật bất kỳ.


chú ý video sẽ phát sau khi hoàn tất xem quảng cáo

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một lực tồn tại trong tự nhiên khá là quen thuộc, đó chính là "Lực hấp dẫn".

Nội dung này sẽ giúp các em lý giải được các hiện tượng trong đời sống như câu chuyện quen thuộc về quả táo rơi trúng đầu nhà bác học Newton, hiện tượng triều cường vào mỗi mùa hè ở thành phố Hồ Chí Minh khiến các con đường ở Quận 7 bị ngập và tắc nghẽn giao thông lúc tan tầm giờ cao điểm.

I. Công thức định luật hấp dẫn

Cho hai vật tròn khác nhau có khối lượng lần lượt là m1 và m2, bán kính của chúng lần lượt là r1 và r2. Hai vật được đặt cách nhau một khoảng là r. Khi đó, vật 1 sẽ tác dụng lên vật 2 một lực là F12 và ngược lại vật 2 sẽ tác dụng lên vật 1 một lực là F21. Theo định luật III Newton thì độ lớn của hai lực này là như nhau. Hai lực này được gọi chung là lực hấp dẫn.

Bằng nhiều thí nghiệm tính toán, người ta đã rút ra được công thức định luật lực hấp dẫn:

Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Fhd = Gm1m2r2

Trong đó:

G = 6,67.10-11 (Nm2kg2): hằng số hấp dẫn.

m1 và m2: là khối lượng của hai vật (kg).

r: khoảng cách giữa khối tâm (m).

Fhd: lực hấp dẫn (N).

* Lưu ý: r là khoảng cách giữa hai khối tâm của hai vật chứ không phải là khoảng cách bề mặt giữa hai vật.

2. Trọng lực - trường hợp đặc biệt của lực hấp dẫn.


chú ý video sẽ phát sau khi hoàn tất xem quảng cáo

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một lực hấp dẫn mà các em thường hay tiếp xúc hằng ngày. Đó là trọng lực.

II. Trọng lực - Trường hợp đặc biệt của lực hấp dẫn

- Trọng lực tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.

- Ta xét một vật có khối lượng m, nằm trên bề mặt Trái Đất có khối lượng M. Vì kích thước của Trái Đất rất lớn so với kích thước của vật, nên chúng ta có thể xem khoảng cách giữa hai khối tâm của Trái Đất và vật là R. Theo định luật hấp dẫn ta có: Fhd = GMmR2

- Vì trọng lực có đặc điểm riêng là chiều luôn hướng vào tâm Trái Đất nên người ta dùng một kí hiệu khác để kí hiệu cho độ lớn của trọng lực (trọng lượng) đó là P.

 P =  GMmR2

Đặt g = GMR2: gia tốc trọng trường

Vật công thức tính độ lớn của trọng lực (trọng lượng) trên bề mặt Trái Đất:

 P = mg

Trong đó: 

m: khối lượng của vật (kg)

g: gia tốc trọng trường (m/s2)

P: độ lớn của trọng lực (trọng lượng) (N)

* Lưu ý: Khi nói về độ lớn của trọng lực (trọng lượng) người ta thường dùng đơn vị quốc tế là P (không dùng F). 

Thông Tin Tác Giả

Ekip congthucvatly.com

Chủ Đề Vật Lý

Bài Giảng Liên Quan

Lực hấp dẫn. Gia tốc trọng trường tại mặt đất. Gia tốc trọng trường tại độ cao h bất kỳ.

Lực vạn vật hấp dẫn. Trọng lực, một trường hợp đặc biệt của lực hấp dẫn. Công thức xác định gia tốc trọng trường của vật tại một độ cao h bất kì.

Lực hấp dẫn - Bài toán xác định vị trí để vật cân bằng khi chịu tác dụng của hai lực hấp dẫn.

Coi khoảng cách trung bình giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng gấp 60 lần bán kính Trái Đất; khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81 lần. Xác định vị trí để vật cân bằng dưới tác dụng của hai lực hấp dẫn.

Công Thức Liên Quan

Áp suất chất lỏng

p = d.h

- Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương. Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất chất lỏng có phương vuông góc với mặt tiếp xúc tại nơi đó.

- Công thức: p = d.h

Trong đó:

d: trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3).
h: độ sâu của vật (m).
p: áp suất của chất lỏng (N/m2 hoặc Pa).

Xem chi tiết

Áp suất

p = FS

- Khái niệm:

Áp suất được tính bằng áp lực trên một đơn vị diện tích bị nén.

- Công thức:

p = FS

Trong đó:

F: áp lực (N).

S: diện tích tiếp xúc (m2).

p: áp suất (N/m2).

Xem chi tiết

Công thức trọng lực.

P=Fhd=G.M.m(Rtrái đt+h)2=m.g

Giải thích:

Trọng lục là một trường hợp đặc biệt của lực hấp dẫn. Khi mà một trong hai vật là Trái Đất.

Nói cách khác, trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên một vật đặt cạnh nó.

 

Chú thích:

G: hằng số hấp dẫn 6,67.10-11(N.m2kg2).

Mkhối lượng trái đất 6.1024(kg).

m: khối lượng vật đang xét (kg).

Rtrái đt: bán kính trái đất 6400(km).

h: khoảng cách từ mặt đất đến điểm đang xét (m).

Fhd: lực hấp dẫn (N). 

P: trọng lực (N). 

g: gia tốc trọng trường m/s2.

Xem chi tiết

Công thức xác định lực hấp dẫn.

Fhd=G.m1.m2r2

Phát biểu:

Lực hấp dẫn giữa hai vật( coi như hai chất điểm) có độ lớn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

 

Chú thích:

m1;m2: khối lượng của hai vật 1 và 2 (kg).

G: hằng số hấp dẫn 6,67.10-11(N.m2kg2).

r: khoảng cách giữa hai vật (m).

Fhd: lực hấp dẫn (N).

 

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Tính lực hấp dẫn của hai xà lan

Cho hai xà lan trên biển có khối lượng lần lượt là 80 tấn và 100 tấn cách nhau 1km. Tính lực hấp dẫn của hai xà lan và cho hai xà lan có tiến lại gần nhau được không nếu chúng không chuyển động?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Trọng lượng của người 600N trên sao Hỏa

Biết khối lượng của sao hỏa bằng 0,11 khối lượng Trái Đất, còn bán kính của Sao Hỏa bằng 0,53 bán kính Trái Đất. Xác định gia tốc rơi tự do trên Sao Hỏa biết Trái Đất là 9,8 m/s2. Nếu một người trên Trái Đất có trọng lượng là  600N thì trên Sao Hỏa có trọng lượng bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Hòn đá hút Trái Đất một lực bằng bao nhiêu

Cho biết khối lượng Trái Đất là M=6.1024 kg, khối lượng của một hòn đá là m=2,3kg, gia tốc rơi tự do là g=9,81m/s2. Hỏi hòn đá hút Trái Đất với một lực bằng bao nhiêu?  

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Lực hấp dẫn là bao nhiêu khi tăng khối lượng hai vật lên gấp đôi

Nếu khối lượng của 2 vật đều tăng gấp đôi để lực hấp dẫn giữa chúng không đổi thì khoảng cách giữa chúng phải là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời

Tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời biết khối lượng của trái đất là 6.1024 kg . Khối lượng mặt trời là 2.1030 kg . Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 1,5.1011 m

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Lực hấp dẫn giữa hai vật

Hai vật có khối lượng lần lượt là m1 và m2 cách nhau một khoảng r thì lực hấp dẫn Fhd giữa chúng có biểu thức:

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Lực tương tác hấp dẫn giữa hai chất điểm

Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Điều nào sau đây sai khi nói về trọng lực?

Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Chọn ý sai khi nói về trọng lượng của vật.

Chọn ý sai. Trọng lượng của vật

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Đặc điểm của trọng lực

Trọng lực tác dụng lên vật có

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Cha đẻ của định luật vạn vật hấp dẫn

Người nêu ra định luật vạn vật hấp dẫn là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Gia tốc của vật tại nơi có độ cao h so với mặt đất

Trái Đất có khối lượng M, bán kính R. Một vật khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất có gia tốc trọng trường là g thì

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Hiện tượng thủy triều xảy ra là do?

Hiện tượng thuỷ triều xảy ra do

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời gần như là chuyển động tròn là do?

Trái Đất chuyển động gần như tròn quanh Mặt Trời là do

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Điều kiện sử dụng định luật vạn vật hấp dẫn. Công thức lực hấp dẫn được áp dụng cho?

Chọn ý sai. Công thức  Fhd=G.m1.m2r2 được áp dụng cho

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Đưa một vật lên cao,lực hấp dẫn của Trái Đất lên vật sẽ như thế nào?

Đưa một vật lên cao, lực hấp dẫn của Trái Đất lên vật sẽ

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Lực hấp dẫn của hòn đá trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất có độ lớn như thế nào?

Lực hấp dẫn của hòn đá trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất có độ lớn

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Độ lớn lực hấp dẫn khi khoảng cách tăng gấp 3 lần

Khi khoảng cách giữa hai vật tăng gấp 3 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Chọn phát biểu sai khi nói về trọng lượng của một vật.

Chọn phát biểu sai.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Tại cùng một điểm, các hòn đá rơi xuống mặt đất là do?

Tại cùng một địa điểm, các hòn đá rơi xuống mặt đất

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Gia tốc rơi tự do của vật

Gia tốc rơi tự do của các vật

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt trăng

Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Khối lượng của người từ Trái Đát lên sao Hỏa

Gia tốc trọng trường trên sao Hỏa là 3,7 m/s2. Nếu một người từ Trái Đất lên sao Hỏa sẽ có khối lượng

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Khối lượng của Trái Đất

Biết rằng R là bán kính Trái đất, g là gia tốc rơi tự do và G là hằng số hấp dẫn. Khối lượng Trái Đất là :

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Đơn vị của hằng số hấp dẫn là gì?

Đơn vị đo hằng số hấp dẫn là đơn vị nào sau đây

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Lực hấp dẫn do một hòn đá gây ra

Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái đất thì có độ lớn

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video
Xem chi tiết

Đồ thị biểu diễn lực hấp dẫn theo khoảng cách

Lực hấp dẫn thay đổi theo khoảng cách bằng đồ thị nào sau đây?   

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Tính lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng

Tính lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Cho biết khối lượng Trái Đất là 6.1024 (kg) và khối lượng Mặt Trăng là 7,4.1027 (kg). Khoảng cách giữa hai tâm của chúng là 3,84.105 (km).

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lực hấp dẫn tối đa giữa hai quả cầu kim loại.

Hai quả cầu kim loại giống nhau, mỗi quả cầu có khối lượng 50 kg và bán kính 10 cm. Lực hấp dẫn giữa chúng có thể đạt giá trị tối đa bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tính lực hấp dẫn giữa hai tàu thủy.

Tính lực hấp dẫn giữa hai tàu thủy, mỗi tàu có khối lượng 150000 tấn khi chúng ở cách nhau 1 km.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lực hấp dẫn giữa hai quả cầu.

Hai quả cầu giống nhau, mỗi quả cầu có khối lượng 20000 kg ở cách nhau 40 m. Biết hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 (Nm2kg2). Tính lực hấp dẫn giữa hai quả cầu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.