Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số thời gian - vật lý 10, biến số khoảng cách - vật lý 10. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

78 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Cường độ điện trường của một điện tích điểm

E=Fq=k.Qε.r2

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn của lực điện tác dụng một điện tích thử q đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

 

Chú thích:

E: cường độ điện trường (V/m)

F: độ lớn lực điện tác dụng vào điện tích thử q (N)

q: độ lớn điện tích thử q (C)

k: hệ số tỉ lệ 9.199 N.m2C2

Q: điện tích tác dụng (C)

ε: hằng số điện môi

r: khoảng cách từ điện tích điểm tác dụng đến điểm đang xét (m)

 

Cường độ điện trường là một đại lượng vector: E=Fq. Vector E có:

+ Điểm đặt tại điểm đang xét.

+ Phương trùng với phương của lực tác dụng lên điện tích thử q dương.

+ Có chiều: q>0: E cùng hưng F q<0: E ngưc hưng F 

+ Có độ lớn (module) biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ xích nào đó. Trong hệ SI, đơn vị đo cường độ điện trường là V/m.

 

Trường hợp điện tích điểm và hệ điện tích điểm

+ Điểm đặt tại điểm đang xét.

+ Phương trùng với đường thẳng nối điện tích điểm với điểm ta xét.

+ Chiều: 

* hướng ra xa Q nếu Q>0

* hướng về phía Q nếu Q<0

+ Độ lớn: E=k.Qr2; Đơn vị E là V/m.

Xem chi tiết

Định luật Coulomb.

F=kq1.q2r2

 

Phát biểu: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong các môi trường có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Trong chân không, ε=1.

 

Chú thích:

k: hệ số tỉ lệ 9.109 N.m2C2

q1, q2: điện tích của hai điện tích điểm (C: Coulomb)

r: khoảng cách giữa hai điện tích điểm (m)

q1.q2>0: hai điện tích cùng dấu đẩy nhau, giá trị F>0.

 

q1.q2<0: hai điện tích trái dấu hút nhau, giá trị F<0.

 

Hình vẽ:

 

 

 

Xem chi tiết

Công suất.

P=At

 

Định nghĩa:

Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

 

Chú thích:

A: công cơ học (J).

t: thời gian thực hiện công đó (s).

P: công suất (W).

 

 

 

Xem chi tiết

Công thức xác định tầm xa của vật chuyển động ném ngang.

Lmax=vo.t=vo.2hg

Chú thích:

vo: vận tốc ban đầu của vật, trong trường hợp này là vận tốc ném (m/s).

h: độ cao của vật (m).

t: thời gian chuyển động của vật (s).

g: gia tốc trọng trường do trái đất tác động lên vật (m/s2).

Lmax: tầm xa cực đại của vật (m).

Xem chi tiết

Gia tốc trọng trường khi vật ở cách mặt đất một khoảng h.

g=G.Mr2=G.MRtrái đt+h2

Chú thích:

g: gia tốc trọng trường m/s2.

G: hằng số hấp dẫn 6,67.10-11(N.m2kg2).

M: khối lượng trái đất 6.1024(kg).

Rtrái đt: bán kính trái đất 6400(km).

h: khoảng cách từ mặt đất đến điểm đang xét (m).

Xem chi tiết

Gia tốc trọng trường khi vật ở mặt đất.

g=G.MRtrái đt2

Chú thích:

g: gia tốc trọng trường m/s2.

G: hằng số hấp dẫn 6,67.10-11(N.m2kg2).

M: khối lượng trái đất 6.1024(kg).

Rtrái đt: bán kính trái đất 6400(km).

Xem chi tiết

Công thức xác định lực hấp dẫn.

Fhd=G.m1.m2r2

Phát biểu:

Lực hấp dẫn giữa hai vật( coi như hai chất điểm) có độ lớn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

 

Chú thích:

m1;m2: khối lượng của hai vật 1 và 2 (kg).

G: hằng số hấp dẫn 6,67.10-11(N.m2kg2).

r: khoảng cách giữa hai vật (m).

Fhd: lực hấp dẫn (N).

 

Xem chi tiết

Công thức xác định chu kì trong chuyển động tròn đều.

T=2πω=1f=tN

Chu kì

a/Định nghĩa : Chu kì của vật trong chuyển động tròn đều là thời gian để vật quay hết một vòng.

Ví dụ : Chu kì của Trái Đất quay xung quanh Mặt trời là 365 ngày.

+ Ý nghĩa : Sau khoảng thời gian T , vật sẽ có cùng trạng thái đó .Thể hiện tính tuần hoàn của chuyển động tròn đều.

b/Công thức:

                T=2πω=tN=1f

Chú thích:

T: chu kì (s).

f: tần số (Hz).

ω: tốc độ góc (rad/s).

N: số chuyển động tròn thực hiện được (vòng).

t: thời gian thực hiện hết số dao động đó (s).

Xem chi tiết

Công thức xác định vận tốc tức thời của vật trong chuyển động rơi tự do

v=g.t

Chú thích:

v: tốc độ của vật (m/s).

g: gia tốc trọng trường (m/s2). Tùy thuộc vào vị trí được chọn mà g sẽ có giá trị cụ thể.

t: thời điểm của vật tính từ lúc thả (s)

Lưu ý: 

Ở đây ta chỉ tính tới độ lớn của vận tốc tức thời của vật (nói cách khác là ta đang tính tốc độ tức thời của vật). 

Xem chi tiết

Công thức xác định thời gian rơi của vật từ độ cao h

t=2.hg

Chú thích:

tthời gian chuyển động của vật (s).

h: độ cao của vật so với mặt đất (m).

g: gia tốc trọng trường (m/s2). Tùy thuộc vào vị trí được chọn mà g sẽ có giá trị cụ thể.

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.