Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số quãng đường - vật lý 10, biến số số hạt nhân phóng xạ - vật lý 12. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

32 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Quãng đường trong khoảng thời gian xác định-vật lý 12

tT=n+a

S=n.4.A+S3

  • Bước 1: Tìm t=t2-t1
  • Bước 2: Lập tỉ số: tT=n+a ; (nN ;0aT<T)
  • Bước 3: Tìm quãng đường. S=n.4.A+S3
  • Bước 4: Tìm S3:

   Để tìm được S3 ta tính như sau:

              - Tại t = t1: x =?

              - Tại t = t2; x =?

   Căn cứ vào vị trí và chiều chuyển động của vật tại t1 và t2 để tìm ra S3 (Dựa vào đường tròn)

  • Bước 5: thay S3 vào S để tìm ra được quãng đường.

* Chú ý: Các trường hợp đặc biệt: 

ST=4AST2=ASnT=n.4ASnT2=2.n.A

Xem chi tiết

Tốc độ trung bình của vật dao động điều hòa.

v¯=St

Khái niệm:

Tốc độ trung bình là thương số giữa quãng đường chất điểm đi được và thời gian để đi hết được quãng đường đó. Đây cũng là khái niệm mà chúng ta đã được học ở chương trình lớp 10. 

 

Chú thích:

v: Tốc độ trung bình của chất điểm (cm/s, m/s)

S: Quãng đường chất điểm đi được (cm, m)

t: Thời gian mà vật chuyển động được quãng đường S (s)

 

Lưu ý:

+ Tốc độ trung bình của chất điểm trong một chu kỳ: v=St=4AT=4A2πω=2πAω=2πvmax.

+Tốc độ trung bình của chất điểm trong nửa chu kỳ: v¯ =St=2AT2=4AT=2πvmax.

Xem chi tiết

Độ phóng xạ của một lượng chất. - Vật lý 12

H=λN=H0.e-λt=H0.2-tT

Định nghĩa : Độ phóng xạ đặt trưng cho độ mạnh yếu của nguồn phóng xạ

Chú thích:

H: độ phóng xạ của một lượng chất hạt nhân sau thời gian t (Bq, Ci)

H0: độ phóng xạ ban đầu của một lượng chất hạt nhân tại t=0 (Bq, Ci)

N: số hạt nhân tại thời điểm t

T: chu kì bán rã của hạt nhân (s, h, ngày,...)

λ: hằng số phóng xạ (s-1)

 

Đổi đơn vị: 1Ci=3,7.1010(Bq)

Xem chi tiết

Công thức tính số hạt nhân dựa vào hằng số Avogadro - Vật lý 12

N=mA.NA

 

Chú thích:

N: số hạt nhân ứng với khối lượng chất m

m: khối lượng chất (g)

A: số khối của nguyên tử

NA=6,023.1023 nguyên t/mol

 

Lịch sử ra đời của hằng số Avogadro

Hằng số Avogadro cho chúng ta biết số nguyên tử hay phân tử có trong 1 mol. Chẳng hạn như có 7 ngày trong tuần thì 1 mole chất bất kì sẽ có 6,023.1023 nguyên tử/phân tử cấu tạo nên chất đó. 

Người đầu tiên tìm và ước lượng con số này phải kể đến đó là Josef Loschmidt, một giáo viên trung học người Áo, sau này trở thành giáo sư tại Đại học Vienna. Năm 1865, Loschmidt sử dụng lý thuyết động học phân tử để ước tính số lượng của các hạt trong một centimet khối khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Con số lúc bấy giờ được gọi là hằng số Loschmidt và có giá trị là 2.6867773.1025.

Avogadro sinh năm 1776 tại Ý, là con trai của một quan tòa. Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông làm thư ký cho tòa án tỉnh. Thật may mắn, Avogadro được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn phát triển của Hóa học. Bằng tình yêu với Vật lý và Toán học, ông đã phát hiện ra định luật Avogadro "Ở cùng nhiệt độ và áp suất, những thể tích bằng nhau của mọi chất khí cùng chứa một số phân tử như nhau." 

Định luật Avogadro ban đầu vấp phải sự phản đối quyết liệt của John Dalton và những nhà khoa học khác lúc bấy giờ. Mãi về sau, nhà bác học người Ý là Stanislao Cannizzaro mới quan tâm đến ý tưởng của Avogadro một cách xứng đáng, nhưng đáng buồn là lúc ấy Avogadro đã qua đời.

Định luật Avogadro đã đóng góp một lý thuyết quan trọng trong sự tiến bộ của Hóa học hiện đại, định luật đã dấn đến sự phát biểu rõ ràng về các khái niệm quan trọng bậc nhất của Hóa học hiện đại: nguyên tử, phân tử, khối lương mole.

Mãi đến năm 1909, nhà Hóa học người Pháp Jean Baptiste Perrin công bố giá trị của hằng số Avogadro dựa vào nghiên cứu của mình về chuyển động Brown là 6,0221415.1023. Perrin đã đặt tên là hằng số Avogadro để vinh danh ông vì những đóng góp to lớn mặc dù chính Avogadro cũng không biết đến sự tồn tại của giá trị này. Càng về sau, nhiều nhà bác học khác đã dùng một loại các kỹ thuật để ước tính độ lớn của hằng số cơ bản này. 

Số Avogadro là một trong những con số có ý nghĩa quan trọng với sự sống và vũ trụ.

 

 

 

Xem chi tiết

Số hạt nhân và khối lượng hạt nhân bị phân rã. - Vật lý 12

N=N0(1-e-λt)=N01-2-tT

m=m0(1-e-λt)=m01-2-tT

 

Chú thích: 

N,m: số hạt nhân và khối lượng bị phân rã sau thời gian t

N0,m0: số hạt nhân và khối lượng ban đầu tại t=0

t: thời gian phân rã (s, h, ngày,...)

T: chu kì bán rã của hạt (s, h, ngày,...)

λ: hằng số phóng xạ (s-1)

Xem chi tiết

Định luật phóng xạ. - Vật lý 12

N=N0e-λt=N0.2-tT

m=m0e-λt=m0.2-tT

 

Phát biểu: Số hạt nhân phân rã của một nguồn giảm theo quy luật hàm số mũ.

 

Chú thích: 

N,m: số hạt nhân và khối lượng còn lại vào thời điểm t.

N0,m0: số hạt nhân và khối lượng ban đầu tại t=0.

t: thời gian phân rã (s, h, ngày,...)

T: chu kì bán rã của nguyên tử, cứ sau mỗi chu kì này thì 1/2 số nguyên tử của chất ấy đã biến đổi thành một chất khác. (s, h, ngày,...)

λ: hằng số phóng xạ (s-1)

Xem chi tiết

Công thức xác định làm công một lực không đổi sinh ra.

A=F.S.cos(α)

Bản chất toán học:

Về bản chất toán học, công của một lực chính là tích vô hướng giữa hai vectơ F, S..

Để hiểu rõ bản chất vấn đề, xin nhắc lại bài toán tích vô hướng giữa hai vectơ.

 

 

Định nghĩa:

Khi lực F  không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc α thì công thực hiện được bởi lực đó được tính theo công thức A=F.S.cos(α)

 

 

Chú thích:

A: công cơ học (J),

F: lực tác dụng (N).

S: quãng đường vật dịch chuyển (m).

α: góc tạo bởi hai vectơ F, S (deg) hoặc (rad).

 

Biện luận:

Mối quan hệ giữa góc anpha và công do lực sinh ra.

 

Xem chi tiết

Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động rơi tự do

S=g.t22

Đặc điểm :Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng , nhanh dần đều với gia tốc trong trường g và có vận tốc đầu bằng 0.

Chứng minh

Từ công thức quãng đường của nhanh dần đều.

S=v0t+12at2

Suy ra trong chuyển động rơi tự do quãng đường có công thức

S=12gt2

Chú thích:

S: Quãng đường vật rơi từ lúc thả đến thời điểm t m.

g: Gia tốc trọng trường (m/s2). Tùy thuộc vào vị trí được chọn mà g sẽ có giá trị cụ thể.

t: thời gian chuyển động của vật từ lúc thả (s)

 

Xem chi tiết

Hệ thức độc lập theo thời gian.

v2-vo2=2aS

Ứng dụng:

Xác định quãng đường vật di chuyển khi tăng tốc, hãm pham mà không cần dùng đến biến thời gian.

Chú thích:

S: quãng đường (m).

vo: vận tốc lúc đầu của vật (m/s).

v: vận tốc lúc sau của vật (m/s)

agia tốc của vật (m/s2)

Xem chi tiết

Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

S0t=vo.t+12a.t2

hay S12=v0t2-t1+12at22-t12

Chú thích:

S: quãng đường (m).

vo: vận tốc lúc đầu của vật (m/s).

tthời gian chuyển động của vật (s).

agia tốc của vật (m/s2)

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.