Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số li độ của chất điểm trong dao động điều hòa, biến số lực - vật lý 10. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

53 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Công suất tức thời.

P=F.v

 

Chú thích:

P: công suất (W).

F: lực tác dụng (N).

v: vận tốc chuyển động của vật (m/s).

Xem chi tiết

Công thức xác định làm công một lực không đổi sinh ra.

A=F.S.cos(α)

Bản chất toán học:

Về bản chất toán học, công của một lực chính là tích vô hướng giữa hai vectơ F, S..

Để hiểu rõ bản chất vấn đề, xin nhắc lại bài toán tích vô hướng giữa hai vectơ.

 

 

Định nghĩa:

Khi lực F  không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc α thì công thực hiện được bởi lực đó được tính theo công thức A=F.S.cos(α)

 

 

Chú thích:

A: công cơ học (J),

F: lực tác dụng (N).

S: quãng đường vật dịch chuyển (m).

α: góc tạo bởi hai vectơ F, S (deg) hoặc (rad).

 

Biện luận:

Mối quan hệ giữa góc anpha và công do lực sinh ra.

 

Xem chi tiết

Dạng khác của định luật II Newton

F=pt

 

Chú thích:

F: lực tác dụng lên vật (N).

p: độ biến thiên động lượng (kg.m/s).

t: độ biến thiên thời gian (s).

pt: tốc độ biến thiên động lượng.

 

Cách phát biểu khác của định luật II Newton:

Nếu động lượng của một vật thay đổi, tức là nếu vật có gia tốc, thì phải có lực tổng hợp tác dụng lên nó. Thông thường khối lượng của vật không đổi và do đó tỉ lệ với gia tốc của vật. Đơn giản hơn, ta có thể nói: xung lượng của lực bằng độ biến thiên động lượng của vật.  

 

Chứng minh công thức:

F=pt=p2-p1t=m.v2-m.v1t=m(v2-v1)t=m.a

 

Xem chi tiết

Độ biến thiên động lượng của vật.

p=p1-p0=F.t

hay F=ΔpΔt

Khái niệm:

Độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

Độ biến thiên động lượng còn là hiệu số giữa động lượng lúc sau so với động lượng lúc đầu.

 

Chú thích:

p: độ biến thiên động lượng của vật (kg.m/s).

p1: động lượng lúc sau của vật (kg.m/s).

p0động lượng lúc đầu của vật (kg.m/s).

F.t: xung lượng của lực F tác dụng lên vật trong thời gian Δt (N.s)

F: lực tác dụng (N).

Δt: độ biến thiên thời gian - thời gian tương tác (s).

Xem chi tiết

Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định.

ΣMc=ΣMnMF1/O+MF2/O=MF2/O+MF4/O

Điều kiện cân bằng:

Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải cân bằng với tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

 

Chú thích:

ΣMc: tổng moment làm vật quay xuôi chiều kim đồng hồ (N.m).

ΣMn: tổng moment làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ (N.m).

 

Xem chi tiết

Momen lực

M=F.d

Định nghĩa:

Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.

Chú thích:

 M là momen lực (N.m)

F là lực tác dụng (N)

 d là cánh tay đòn - là đoạn thẳng vuông góc nối từ trục quay đến giá của lực (m)

 

Minh họa về cách xác định momen lực

 

 

 Càng đi ra xa trục quay (cánh tay đòn càng tăng) thì khối lượng được phép cẩu lên phải giảm

để tránh tăng momen gây tai nạn lao động.

Xem chi tiết

Quy tắc hợp lực song song cùng chiều.

F=F1+F2F1d1=F2d2

Quy tắc hợp lực song song cùng chiều:

+ Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy: F = F1+F2.

+ Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy: F1F2=d2d1 (chia trong).

 

Xem chi tiết

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.

F1+F2=-F3

Điều kiện cân bằng:

+ Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.

+ Tổng hợp lực của hai lực bất kì phải cân bằng với lực còn lại: F1+F2=-F3

 

Chú thích:

F1,F2,F3 lần lượt là các lực 1,2,3 tác động vào vật (N).

 

 

Tổng hợp của hai lực F1và F2 cân bằng với trọng lực P của vật.

Xem chi tiết

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực.

F1=-F2

Điều kiện cân bằng:

Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.

 

Ứng dụng:

+ Để xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng, đồng chất.

+ Xác định phương thẳng đứng bằng dây dọi.

 

Chú thích:

F1: là lực thứ nhất tác động lên vật (N).

F2: là lực thứ hai tác động lên vật (N).

Dấu trừ trong công thức nói trên thể hiện hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều.

 

Hai lực cân bằng F1và F2 cùng tác động vào một vật.

Xem chi tiết

Định luật Hooke khi lò xo nằm ngang.

l=Fk

Trường hợp lò xo nằm ngang:

Tại vị trí cân bằng: F=Fdh⇔F=k.∆l.

Độ biến dạng lò xo tại vị trí cân bằng: l0=Fk

Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng: l=l0+l0

 

Chú thích:

F: lực tác dụng (N).

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

∆l: độ biến dạng của lò xo (m)

l: chiều dài của lò xo ở vị trí đang xét (m).

lo: chiều dài tự nhiên của lò xo - khi chưa có lực tác dụng (m).

Lưu ý : Nếu ban đầu chưa tác dụng lực hoặc lò xo ở chiều dài tự nhiên thì dô biến dạng ban đầu bằng không.

 

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.