Sự khác nhau trọng lượng và trọng lực?

Giải thích trọng lượng và trọng lực trong cuộc sống.

Advertisement

chú ý video sẽ phát sau khi hoàn tất xem quảng cáo

Trọng lực và trọng lượng

Bạn thấy thần kỳ không, nếu bạn đang cần tăng hay giảm 5kg cân cấp tốc, hãy chuẩn bị cho mình một chiếc camera để quay phim hay chụp hình làm bằng chứng nhé, cùng một chiếc cân, và nhớ là bước vào … thang máy nhé. Bạn đã có chiếc video cho riêng mình để thông báo với bạn bè về thành tích của mình chưa?.

Như bạn thấy, trên video, Thầy Trí có nhắc tới nguyên nhân gây ra sự tăng giảm trọng lượng của bạn trong thang máy, đó chính là tác động của trọng lực. Vậy trọng lực và trọng lượng có gì giống và khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Từ khi chưa biết tới bộ môn vật lý, chắc hẳn nhiều bạn đã từng tự hỏi một điều răng: Tại sao chúng ta lại đứng được trên mặt đất? tại sao mọi vật lại đều rơi xuống đất? Và rồi mang theo thắc mắc đó cho tới khi biết tới Albert Eintien cùng sự tích táo rụng. Với câu trả lời là sự tác động của của trọng lực. 

Khi chúng ta đứng trên mặt đất – chúng ta chịu sự tác động của gia tốc trọng trường của Trái Đất g = 9,8 ~10(m/s2) (Gravity of  Earth). Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên chúng ta được tính bằng công thức: P = mg với m là khối lượng. Để biết được cân nặng, chúng ta có thể sử dụng cân bởi nó hiển thị số cân nặng và cũng là trọng lượng – cường độ của trọng lực tác dụng lên vật.

Trọng lượng chính là độ lớn của trọng lực và cũng được tính bằng công thức P = m.g. Vậy liệu trọng lực và trọng lượng có gì giống và khác nhau, để hiểu rõ hơn, hãy cùng xem lại video của Thầy Trí đi vào thang máy và bảng so sánh trong ba trường hợp dưới đây nhé.

So sánh trọng lực và trọng lượng của vật chuyển động trong thang máy

Bảng so sáng trọng lực - trọng lượng trong thang máy

Từ bảng trên, chắc hẳn các bạn đều thấy rằng trọng lực là một hằng số không đổi. Khối lượng của chúng ta cũng không thay đổi trong cả 3 trường hợp, mà thứ thay đổi chính là gia tốc tác động lên chúng ta. Hóa ra chúng ta chẳng hề giảm được cân nào, mà chỉ là trọng lượng thay đổi mà thôi.

Những điều thú vị từ trọng lực – trọng lượng

Nếu bạn đang có chút thất vọng vì đã lầm tưởng trong phương pháp tăng giảm cân cấp tốc này, thì hãy vui lên vì rõ ràng bạn đã hiểu rằng, cân nặng cũng chỉ là tương đối phải không? Bởi ngoài chuyện cân nặng, bạn còn vừa khám phá được những điều hết sức thú vị, rằng muốn có cảm giác nhẹ nhõm hơn, hãy giảm đi gia tốc trọng trường tác động lên mình – giống như đạp đi cái kẻ kéo mình lại Trái Đất vậy. Bằng cách leo lên những tòa nhà cao tầng, khám phá và chinh phục những đỉnh núi… hay thật đơn giản hơn bằng cách đi thang máy.

ví dụ về tăng - giảm trọng lượng

Còn nếu như bạn muốn bay bổng trong không gian, thì hãy tìm tới vật lý và các bộ môn khoa học, để một ngày không xa có thể trở thành nhà du hành không gian hoặc chế tạo ra các môi trường không trọng lực nhé. 

Bạn biết không, nếu bạn nặng như thầy Trí ~ 95kg, thì nếu ở trái đất, với gia tốc ~ 10 m/s2, thì trọng lượng của bạn sẽ ~ 950 N. Nhưng nếu ở Mặt Trăng, với gia tốc ~1,625 m/s2 thì trọng lượng của bạn chỉ còn 154,375 N mà thôi. Bạn sẽ cảm thấy mình nhẹ bẫng hơn gấp 6 lần so với ở Trái đất đấy.

 

 

Chủ Đề Vật Lý

Bài Giảng Liên Quan

Lực hấp dẫn. Trọng lực trường hợp đặc biệt của lực hấp dẫn.

Tại sao trái táo lại rơi xuống đất mà không bay lên không trung? Qua bài giảng này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lực vạn vật hấp dẫn nhé.

Lực hấp dẫn. Gia tốc trọng trường tại mặt đất. Gia tốc trọng trường tại độ cao h bất kỳ.

Lực vạn vật hấp dẫn. Trọng lực, một trường hợp đặc biệt của lực hấp dẫn. Công thức xác định gia tốc trọng trường của vật tại một độ cao h bất kì.

Lực hấp dẫn - Bài toán xác định vị trí để vật cân bằng khi chịu tác dụng của hai lực hấp dẫn.

Coi khoảng cách trung bình giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng gấp 60 lần bán kính Trái Đất; khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81 lần. Xác định vị trí để vật cân bằng dưới tác dụng của hai lực hấp dẫn.

Các Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Tại Ae888 Và Bk8 Chi Tiết

AE888 và BK8 là 2 cái tên hàng đầu trong làng cá cược châu Á. Nếu bạn cũng đang muốn cá cược tại đây thì hãy tìm hiểu ngay các bước đăng ký tài khoản nhé

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Phân biệt các đơn vị đo góc RADIAN, ĐỘ, GRAD

Radian, độ (degree) và grad là các đơn vị dùng trong đo độ lớn của góc. Chúng ta cùng nhau phân biệt chúng nhé.

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Ý NGHĨA CỦA BIỂN BÁO NGUY HIỂM SINH HỌC LÀ GÌ?

Biển báo nguy hiểm sinh học là loại biểu tượng rất phổ biến và thường được tìm thấy trên các chất, vật liệu và container có mầm bệnh.

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.