So sánh cảm ứng điện trở và cảm ứng điện dung

Cụm từ “cảm ứng” xuất hiện trong đời sống hàng ngày cho chúng ta liên tưởng đến những thiết bị công nghệ cao như điện thoại, máy tính, ti vi, tủ lạnh, bếp điện. Vật lý 9. Hiện tượng cảm ứng điện từ. Vật lý 11. Cảm ứng điện từ.

Advertisement

CẢM ỨNG LÀ GÌ?

Cụm từ “cảm ứng” xuất hiện trong đời sống hàng ngày cho chúng ta liên tưởng đến những thiết bị công nghệ cao như điện thoại, máy tính, ti vi, tủ lạnh, bếp điện… Chúng ta cũng bắt gặp cụm từ này trong bộ môn sinh học khi nhắc về cảm ứng của con người, động vật hay thực vật. 

Màn hình cảm ứng là gì ?

Cảm ứng chính là khả năng tiếp nhận và phản xạ lại các kích thích từ môi trường sống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Vậy thì sự tồn tại và phát triển của những sản phẩm điện tử mà các bạn đang sử dụng và sở hữu, như điện thoại, máy tính bảng… có liên quan gì đến cảm ứng hay không?.

CÔNG NGHỆ CẢM ỨNG TRONG ĐỜI SỐNG

Hiện nay có rất nhiều công nghệ cảm ứng đã được nghiên cứu, phát minh và ứng dụng trong cuộc sống, trong đó phổ biến nhất là cảm ứng điện trở và cảm ứng điện dung. Nhắc tới “điện trở” và “điện dung” chúng ta thường nghĩ ngay tới R và C, những vật dẫn điện và tụ điện. Vậy thì nói một cách dễ hiểu thì công nghệ “cảm ứng điện trở” và “cảm ứng điện dung” chính là  sự “tiếp nhận và phản xạ” lại các kích thích của điện trở R và điện dung C.

Vậy hai công nghệ cảm ứng này có gì khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu và so sánh qua bảng sau:

Hàng ngày, những thiết bị mà chúng ta đang sở hữu và sử dụng chính là đang ứng dụng công nghệ cảm ứng điện trở và cảm ứng điện dung. Bạn cũng thể phân biệt được hai loại cảm ứng này thông qua một số đặc điểm như lực tác động, nhiệt độ, ánh sáng phản chiếu. Với những cây atm, máy bán hàng ở cửa hàng tạp hóa… bạn sẽ nhận thấy chúng cần 1 lực mạnh để nhấn vào, chúng cũng chịu được nhiệt độ cao ngoài trời và thật khó đọc chữ khi có ánh nắng chiếu vào – vậy đây chắc chắn là màn hình điện trở. Ngược lại, chiếc smartphone bạn đang cầm trên tay thật dễ dàng chỉnh độ sáng ngay cả khi ở ngoài trời và bạn vẫn đọc rõ chữ thì đó chính là màn hình cảm ứng điện dung rồi.

LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA NHỮNG CHIẾC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH

Đến đây nếu là người yêu thích khám phá những sản phẩm công nghệ, chắc hẳn bạn sẽ lật lại lịch sử ra đời của những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên ứng dụng công nghệ cảm ứng điện dung nhỉ.

Chiếc điện thoại đầu tiên mang trọng trách tiên phong sử dụng màn hình cảm ứng điện dung không phải Iphone, mà là LG Prada – được ra mắt năm 2006.

Tuy nhiên, với thiết kế đầu tiên còn nhiều những bất cập, như nặng, dày, chi phí cao… mà lại không được tiếp tục cải tiến, mà theo đó vào năm 2007 khi chiếc iphone 2G đầu tiên ra đời, thì đã chiếm ưu thế hơn hẳn, từ thiết kế, chức năng,  dung lượng pin cho đến giá thành.

Khi iPhone cấu hình cơ bản với 4GB bộ nhớ trong có giá khởi điểm là 499 USD. LG Prada đã có giá bán lẻ lên đến 849 USD. 

Từ khi ra mắt cho đến nay, Iphone vẫn không ngừng nghiên cứu và ra mắt sản phẩm mới với những tính năng mới, để bản thân luôn là đối thủ cạnh tranh đáng gờm không chỉ về mặt giá thành. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do khiến cho nhiều người săn đón các sản phẩm mới của hãng này.

Công nghệ sẽ còn phát triển không ngừng và ngày một phát triển với tốc độ của cấp số nhân bởi năng lực sáng tạo của con người là vô hạn. Chỉ cần không ngừng suy nghĩ và phát triển cả những phát kiến, thì mỗi người đều có thể là những nhà nghiên cứu và góp phần tạo ra những sản phẩm mới trong tương lai.

 

Sưu tầm và biên tập: Thương Hạ.

Chủ Đề Vật Lý

Các Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Ý NGHĨA CỦA BIỂN BÁO NGUY HIỂM SINH HỌC LÀ GÌ?

Biển báo nguy hiểm sinh học là loại biểu tượng rất phổ biến và thường được tìm thấy trên các chất, vật liệu và container có mầm bệnh.

Phân biệt các đơn vị đo góc RADIAN, ĐỘ, GRAD

Radian, độ (degree) và grad là các đơn vị dùng trong đo độ lớn của góc. Chúng ta cùng nhau phân biệt chúng nhé.

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 3: phóng xạ

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 3: phóng xạ, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.