Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số độ biến thiên thời gian - vật lý 10, biến số độ dài của dây dẫn. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

33 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Độ tự cảm trong lòng ống dây.

L=4π.10-7N2lS

I. Hiện tượng tự cảm

1/Định nghĩa

Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

2/Một số ví dụ về hiện tượng tự cảm

- Đối với mạch điện một chiều: hiện tượng tự cảm xảy ra khi đóng và ngắt mạch điện.

- Đối với mạch điện xoay chiều: hiện tượng tự cảm luôn xảy ra.

- Hiện tượng tự cảm cũng tuân theo các định luật của hiện tượng cảm ứng điện từ.

II. Độ tự cảm của ống dây

1/Ống dây

a/Cấu tạo : Dây điện có chiều dài lm, tiết diện S m2 được quấn thành N vòng có độ tự cảm L đáng kể. ( l khá với với dường kính d)

b/Ví dụ:

cuộn cảm thực tế.

c/Kí hiệu : trong mạch điện cuộn cảm kí hiệu :

Không có lõi sắt :   Có lõi sắt :

2/Độ tự cảm

a/Bài toán

Một ống dây điện chiều dài l, tiết diện S, gồm tất cả N vòng dây, trong đó có dòng điện cường độ I chạy qua gây ra từ trường đều trong lòng ống dây đó. Cảm ứng từ trong lòng ống dây B=4π.10-7.NlI

Φ=Li=N,4π.10-7.Nli.S

Dễ dàng tính được từ thông riêng của ống dây đó và suy ra độ tự cảm L.chỉ phụ thuộc vào cấu tạo cuộn dây.

b/Định nghĩa độ tự cảm : Độ tự cảm của cuộn dây là đại lượng đặc trưng cho khả năng tự cảm của ống dây phụ thuộc vào bản chất vật liệu và cấu tạo ống dây.

c/Công thức: L=μ0n2V=4π10-7.N2lS

n=Nl số vòng trên mỗi mét chiều dài.

Chú thích:

L: độ tự cảm (H)

N: số vòng dây (vòng)

l: chiều dài ống dây (m)

I: cường độ dòng điện qua lòng ống dây (A)

d/Ống dây có lõi sắt

L=μμ0n2V

Với μ là hệ số từ thẩm đặc trưng cho từ tính của lõi sắt.

Xem chi tiết

Độ lớn của suất điện động cảm ứng.

ec=Φt

 

Phát biểu: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích: 

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

Xem chi tiết

Suất điện động cảm ứng trong mạch kín

ec=-Φt

 

Phát biểu: Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích:

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

 

Lưu ý:

- Nếu Φ tăng thì ec<0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) ngược với chiều của mạch.

- Nếu Φ giảm thì ec>0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) là chiều của mạch.

Xem chi tiết

Lực căng bề mặt của chất lỏng.

f=σl

 

Khái niệm: Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng có phương vuông góc với đoạn đường này, tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài của đoạn đường đó.

Chú thích: 

f: lực căng bề mặt (N)

σ: hệ số căng bề mặt (N/m)

l: đoạn đường mà lực tác dụng (m)

 

Hệ số căng bề mặt của một số chất lỏng:

 

Xem chi tiết

Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ.

B=4π.10-7NlI

 

Phát biểu: Khi cho dòng điện cường độ I đi vào dây dẫn, trong ống dây xuất hiện các đường sức từ là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Nói cách khác, từ trường trong lòng ống dây là từ trường đều.

 

Chú thích:

B: cảm ứng từ (T)

N: tổng số vòng dây 

l: độ dài hình trụ (m)

I: cường độ dòng điện (A)

Chú ý rằng Nl=n là tổng số vòng dây quấn trên một đơn vị dài của lõi.

 

Vậy có thể viết lại công thức như sau:

B=4π.10-7nI

 

Xem chi tiết

Lực từ.

Ft=BIlsinα

 

Phát biểu: Lực từ F tác dụng lên phần tử dòng điện Il đặt trong từ trường đều, tại đó cảm ứng từ là B.

- Có điểm đặt tại trung điểm của l (M1M2).

- Có phương vuông góc với l và B.

- Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái.

 

Chú thích:

F: lực từ tác dụng (N)

B: cảm ứng từ (T)

I: cường độ dòng điện (A)

l: độ dài của phần tử dòng điện (m)

Trong đó α là góc tạo bởi B và l.

 

 

Xem chi tiết

Cảm ứng từ, quy tắc bàn tay trái.

B=FtIl

 

Phát biểu: Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một vector cảm ứng từ B:

- Có hướng trùng với hướng của từ trường.

- Có độ lớn bằng FIl, với F là độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ dài l, cường độ I, đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó.

 

Chú thích:

B: cảm ứng từ (T)

F: lực từ (N)

I: cường độ dòng điện (A)

l: độ dài của phần tử dòng điện (m)

 

Quy tắc bàn tay trái:

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ F.

Xem chi tiết

Cường độ dòng điện.

I=qt

 

Khái niệm: Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số giữa điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn và khoảng thời gian t đó.

 

Chú thích:

I: cường độ dòng điện trung bình trong khoảng thời gian t (A)

q: điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn (C)

t: thời gian (s)

 

Cách mắc Ampere kế (dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch): mắc nối tiếp sao cho chốt dương nối với cực dương, chốt âm nối với cực âm.

 

Xem chi tiết

Dạng khác của định luật II Newton

F=pt

 

Chú thích:

F: lực tác dụng lên vật (N).

p: độ biến thiên động lượng (kg.m/s).

t: độ biến thiên thời gian (s).

pt: tốc độ biến thiên động lượng.

 

Cách phát biểu khác của định luật II Newton:

Nếu động lượng của một vật thay đổi, tức là nếu vật có gia tốc, thì phải có lực tổng hợp tác dụng lên nó. Thông thường khối lượng của vật không đổi và do đó tỉ lệ với gia tốc của vật. Đơn giản hơn, ta có thể nói: xung lượng của lực bằng độ biến thiên động lượng của vật.  

 

Chứng minh công thức:

F=pt=p2-p1t=m.v2-m.v1t=m(v2-v1)t=m.a

 

Xem chi tiết

Độ biến thiên động lượng của vật.

p=p1-p0=F.t

hay F=ΔpΔt

Khái niệm:

Độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

Độ biến thiên động lượng còn là hiệu số giữa động lượng lúc sau so với động lượng lúc đầu.

 

Chú thích:

p: độ biến thiên động lượng của vật (kg.m/s).

p1: động lượng lúc sau của vật (kg.m/s).

p0động lượng lúc đầu của vật (kg.m/s).

F.t: xung lượng của lực F tác dụng lên vật trong thời gian Δt (N.s)

F: lực tác dụng (N).

Δt: độ biến thiên thời gian - thời gian tương tác (s).

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.