Lực căng bề mặt của chất lỏng.

Lực căng bề mặt của chất lỏng. Vật Lý 10. Hướng dẫn chi tiết và áp dụng.

Advertisement

Lực căng bề mặt của chất lỏng.

f=σl

 

Khái niệm: Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng có phương vuông góc với đoạn đường này, tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài của đoạn đường đó.

Chú thích: 

f: lực căng bề mặt (N)

σ: hệ số căng bề mặt (N/m)

l: đoạn đường mà lực tác dụng (m)

 

Hệ số căng bề mặt của một số chất lỏng:

 

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Độ dài của dây dẫn

l

 

Khái niệm:

l là chiều dài của đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua.

 

Đơn vị tính: mét (m)

 

Xem chi tiết

Lực căng bề mặt chất lỏng

f

 

Khái niệm:

Sự hình thành lực căng bề mặt chất lỏng là do lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng. Khi đó, lực này có xu hướng giữ cho diện tích của bề mặt chất lỏng là nhỏ nhất có thể.

 

Đơn vị tính: Newton (N)

 

Xem chi tiết

Hệ số căng bề mặt của chất lỏng

σ

 

Khái niệm:

Giá trị của σ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng, σ giảm khi nhiệt độ tăng.

 

Đơn vị tính: N/m

 

Bảng hệ số căng bề mặt của một số chất lỏng.

Xem chi tiết

Hằng Số Liên Quan

Hệ số căng mặt ngoài của một số chất

σ

Hệ số căng bề mặt được sử dụng trong công thức lực căng bề mặt.

F=σl

Trong đó σ là hệ số căng bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ và hệ số đo bằng thực nghiệm.

Có thể dùng phương pháp thể tích giọt để đo.

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Cảm ứng từ, quy tắc bàn tay trái.

B=FtIl

 

Phát biểu: Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một vector cảm ứng từ B:

- Có hướng trùng với hướng của từ trường.

- Có độ lớn bằng FIl, với F là độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ dài l, cường độ I, đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó.

 

Chú thích:

B: cảm ứng từ (T)

F: lực từ (N)

I: cường độ dòng điện (A)

l: độ dài của phần tử dòng điện (m)

 

Quy tắc bàn tay trái:

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ F.

Xem chi tiết

Lực từ.

Ft=BIlsinα

 

Phát biểu: Lực từ F tác dụng lên phần tử dòng điện Il đặt trong từ trường đều, tại đó cảm ứng từ là B.

- Có điểm đặt tại trung điểm của l (M1M2).

- Có phương vuông góc với l và B.

- Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái.

 

Chú thích:

F: lực từ tác dụng (N)

B: cảm ứng từ (T)

I: cường độ dòng điện (A)

l: độ dài của phần tử dòng điện (m)

Trong đó α là góc tạo bởi B và l.

 

 

Xem chi tiết

Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ.

B=4π.10-7NlI

 

Phát biểu: Khi cho dòng điện cường độ I đi vào dây dẫn, trong ống dây xuất hiện các đường sức từ là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Nói cách khác, từ trường trong lòng ống dây là từ trường đều.

 

Chú thích:

B: cảm ứng từ (T)

N: tổng số vòng dây 

l: độ dài hình trụ (m)

I: cường độ dòng điện (A)

Chú ý rằng Nl=n là tổng số vòng dây quấn trên một đơn vị dài của lõi.

 

Vậy có thể viết lại công thức như sau:

B=4π.10-7nI

 

Xem chi tiết

Công thức mao dẫn

h=4σDgd

1.Hiện tượng dính ướt và không dính ướt

Bề mặt chất lỏng có dạng khum lõm khi thành bình bị dính ướt và có dạng khum lồi khi thành bình không dính ướt.

2.Hiện tượng mao dẫn

Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng mức chất lỏng trong ống có đường kính nhỏ sẽ dâng cao hơn , hoặc hạ thấp hơn mức chất lỏng bên ngoài ống.

Các ống xảy ra hiện tượng mao dẫn là ống mao dẫn.

3.Công thức mao dẫn

h=4σDgd

h m chiều cao cột nước trong ống.

σ N/m suất căng bề mặt.

D kg/m3 khối lượng riêng của nước.

g m/s2 gia tốc trọng trường.

d m đường kính ống.

Xem chi tiết