Công thức liên quan CHƯƠNG II: Dòng điện không đổi.

Tất cả các công thức liên quan tới CHƯƠNG II: Dòng điện không đổi.

Advertisement

30 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Hiệu điện thế giữa hai điểm trên mạch

UMN=VM-VN=UAN-UAM

Xét mạch không chứa nguồn

TH1 : Khi giữa MN không có điện trở, cùng một nhánh.

VMVN do điện trở của dây rất nhỏ có thể bỏ qua UMN=ρlS.I

TH2: Khi giữa MN có điện trở , cùng một nhánh

UMN=UR=I.R=VM-VN

TH3: Khi giữa MN nằm trên mỗi nhánh

UMN=VM-VN=UAN-UAM=IAN.RAN-IAM.RAM

Với ví dụ trên hình:

UMN=VM-VN=I2.R2-I1.R1I2=UABR1+R3 ; I1=UABR2+R4

Khi bài toán hỏi cách mắc V kế : ta mắc cực dương với điểm có điện thế lớn hơn, cực âm nối với cực còn lại

TH4: MN nối hai nhánh bằng điện trở

Chọn chiều dòng điện trên MN

Theo định luật nút mạch tại M, N

Ti M :I5+I1=I3Tại N:  I5+I4=2UAM-UANR5+UAMR1=UAB-UAMR3UAM-UANR5+UAB-UANR4=UANR2

Giải hệ tìm UAN ,UAM

Xem chi tiết

Bài toán mạch cầu Wheatstone

R1R3=R2R4

Mạch có dạng:

Để có mạch cầu Wheatstone : I5=0 A hay VMN=0 V

R1R3=R2R4

Khi đó có thể chập M và N với nhau

Xem chi tiết

Hiệu suất nguồn điện

H=UNE.100=RNr+RN.100

Với

 H % là hiệu suất nguồn điện.

E V là suất điện động của nguồn.

UN V là hiệu điện thế mạch ngoài.

RN Ω là điện trở mạch ngoài.

r Ω là điện trở trong của nguồn 

Xem chi tiết

Hiệu suất của nguồn điện

H=Acó íchA=UNItEIt=UNE=RNRN+r

 

Phát biểu: Công của nguồn điện bằng tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và ở mạch trong, trong đó điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài là điện năng tiêu thụ có ích. Từ đó, hiệu suất H của nguồn điện được tính bằng tỉ số giữa điện năng tiêu thụ có ích Acó ích và tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và mạch trong A.

 

Chú thích: 

H: hiệu suất của nguồn điện 

Acó ích: điện năng tiêu thụ có ích (J)

A: tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và mạch trong (J)

 

Xem chi tiết

Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín.

I=ERN+r

Phát biểu định luật Ohm đối với toàn mạch: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.

Chú thích: 

I: cường độ dòng điện trong mạch kín (A)

E: suất điện động của nguồn điện (V)

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)

r: điện trở trong của nguồn điện (Ω)

 

Cường độ dòng điện đạt giá trị lớn nhất khi điện trở mạch ngoài không đáng kể (RN=0), lúc này Im=Er. Khi đó ta nói rằng, nguồn điện bị đoản mạch.

Tích của cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch và điện trở của nó được gọi là "độ giảm điện thế" trên đoạn mạch đó. Kết quả các thí nghiệm cho thấy, suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong:

E=I.(RN+r)=IRN+Ir

Định luật Ohm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Xem chi tiết

Mạch điện mắc nối tiếp các điện trở.

Rtđ=R1+R2+...Rn

I=I1=I2=...=In

U=U1+U2+...+Un

 

Chú thích: 

R: điện trở (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

U: hiệu điện thế (V)

 

Xem chi tiết

Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng.

Eb=mE

rb=mrn

 

Phát biểu: Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là bộ nguồn gồm n dãy ghép song song với nhau, mỗi dãy gồm m nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp.

 

Chú thích: 

Eb: suất điện động của bộ nguồn (V)

rb: điện trở trong của bộ nguồn (Ω)

E: suất điện động của mỗi nguồn điện thành phần (V)

r: điện trở trong của mỗi nguồn điện thành phần (Ω)

Với n là số dãy ghép song song và m là số nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp trên mỗi dãy.

 

 

Ưu điểm và khuyết điểm của ghép các bộ nguồn thành hỗn hợp đối xứng:

Ghép hỗn hợp đối xứng lợi về nội trở lẫn suất điện động nhưng thiệt về chi phí.

 

Cách ghép hỗn hợp đối xứng trong thực tế. 

 

Cách ghép hỗn hợp đối xứng trong thực tế. Ảnh chụp tại hải đăng Nam Du.

Xem chi tiết

Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp.

Eb=E1+E2+...+En

rb=r1+r2+...+rn

 

 

Phát biểu:

- Suất điện động Eb của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng các suất điện động của các nguồn có trong bộ.

- Điện trở trong rb của bộ nguồn điện ghép nối tiếp bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ.

 

Chú thích:

E: suất điện động của nguồn điện (V)

r: điện trở trong của nguồn điện (Ω)

Với n là số nguồn được ghép nối tiếp trong bộ nguồn.

 

 

Ưu điểm và khuyết điểm của ghép nối tiếp:

Ghép nối tiếp lợi về sức điện động nhưng thiệt về nội trở. 

 

Lưu ý thêm:

Trong trường hợp tất cả các pin đang ghép là cùng 1 loại duy nhất. Ta có:

Eb=n.E và rb=n.r

 

Bên trong viên pin 9V bản chất là 6 viên pin 1,5V được ghép nối tiếp lại với nhau.

Xem chi tiết

Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn song song.

Eb=E

rb=rn

 

Phát biểu: Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau.

- Khi mạch ngoài hở, hiệu điện thế UAB bằng suất điện động của mỗi nguồn và bằng suất điện động của bộ nguồn.

- Điện trở trong của bộ nguồn là điện trở tương đương của n điện trở r mắc song song.

 

Chú thích:

Eb: suất điện động của bộ nguồn (V)

rb: điện trở trong của bộ nguồn (Ω)

E: suất điện động của mỗi nguồn điện thành phần (V)

r: điện trở trong của mỗi nguồn điện thành phần (Ω)

Với n là số nguồn giống nhau được ghép song song trong bộ nguồn.

 

 

Ưu điểm và khuyết điểm của ghép song song:

Ghép song song lợi về nội trở nhưng thiệt về sức điện động.

 

Xem chi tiết

Hiệu điện thế của mạch ngoài.

UN=I.RN=E-I.r

 

Chú thích:

UN: hiệu điện thế của mạch ngoài (V)

I: cường độ dòng điện (A)

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)

r: điện trở trong của nguồn (Ω)

E: suất điện động của nguồn (V)

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.