Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

956 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Lực căng bề mặt của chất lỏng.

f=σl

 

Khái niệm: Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng có phương vuông góc với đoạn đường này, tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài của đoạn đường đó.

Chú thích: 

f: lực căng bề mặt (N)

σ: hệ số căng bề mặt (N/m)

l: đoạn đường mà lực tác dụng (m)

 

Hệ số căng bề mặt của một số chất lỏng:

 

Xem chi tiết

Nhiệt nóng chảy của chất rắn.

Q=λm

 

Khái niệm: Nhiệt lượng cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy (chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng) gọi là nhiệt nóng chảy của chất rắn đó. Nhiệt nóng chảy Q tỉ lệ thuận với khối lượng m của chất rắn.

 

Chú thích:

Q: nhiệt nóng chảy của chất rắn (J)

λ: nhiệt nóng chảy riêng (J/kg)

m: khối lượng của chất rắn (kg)

 

Nhiệt nóng chảy riêng λ của một số chất rắn kết tinh:

 

Xem chi tiết

Nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.

Q=Lm

 

Khái niệm: Nhiệt lượng Q cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi được gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi. Nhiệt hóa hơi tỉ lệ thuận với khối lượng m của phần chất lỏng đã biến thành khí (hơi) ở nhiệt độ sôi.

 

Chú thích: 

Q: nhiệt hóa hơi (J)

L: nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng (J/kg)

m: khối lượng của phần chất lỏng (kg)

 

Nhiệt hóa hơi riêng của một số chất lỏng ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn:

 

Xem chi tiết

Độ ẩm tỉ đối của không khí.

f=aA.100%

fρpbh..100%

 

Khái niệm: Độ ẩm tỉ đối của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ.

 

Chú thích:

f: độ ẩm tỉ đối

a: độ ẩm tuyệt đối (g/m3)

A: độ ẩm cực đại (g/m3)

 

pbh: áp suất hơi nước bão hòa (mmHg)

ρ: khối lượng riêng của nó (g/m3)

 

Áp suất hơi nước bão hòa pbh và khối lượng riêng ρ của nó:

 

 

Vận dụng:

Không khí càng ẩm, độ ẩm tỉ đối càng lớn. Ở nước ta, độ ẩm tỉ đối có thể tăng từ 95% đến 98% trong những ngày ẩm ướt và giảm xuống dưới 70% trong những ngày khô ráo.

Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh. 

- Ở 30oC, con người vẫn cảm thấy dễ chịu khi độ ẩm tỉ đối bằng khoảng 25% và cảm thấy nóng bức khi vượt quá 80%.

- Ở 18oC, con người cảm thấy lạnh khi độ ẩm tỉ đối là 25% và cảm thấy mát mẻ khi độ ẩm tỉ đối vượt quá 60%.

 

Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy và dụng cụ quang học, điện tử, cơ khí, khí tài quân sự, lương thực, thực phẩm trong các khó chứa.

 

 

Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện phát như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, bôi dầu mỡ lên các chi tiết máy bằng kim loại, phủ lớp chất dẻo lên các bản mạch điện tử.

 

Dùng chất hút ẩm cũng là một trong những biện pháp chống ẩm mốc hiệu quả (dùng cho thực phẩm)

Xem chi tiết

Lực Lorenzt

f=q0vBsinα

 

Phát biểu: Lực Lorentz do từ trường có cảm ứng từ B tác dụng lên một hạt điện tích q0 chuyển động với vận tốc v:

Đặc điểm:

- Có phương vuông góc với v và B.

- Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái: Để bàn tay trái mở rộng sao cho các từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều của v(M1M2) khi q0>0 và ngược chiều v(M1M2)khi q0<0. Lúc đó, chiều của lực Lorentz là chiều ngón cái choãi ra.

 

 

Chú thích: 

f: lực Lorentz (N)

q0: độ lớn hạt điện tích (C)

v: vận tốc của hạt điện tích (m/s)

B: cảm ứng từ của từ trường (T)

Trong đó: α là góc tạo bởi v và B.

Ứng dụng thực tế:

Lực Lorentz có nhiều ứng dụng trong khoa học và công nghệ: đo lường điện từ, ống phóng điện tử trong truyền hình, khối phổ kế, các máy gia tốc...

Hendrik Lorentz (1853 - 1928)

Xem chi tiết

Lực Lorenzt trong chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều.

f=mv2R=q0vB

 

Phát biểu: Chuyển động của hạt điện tích là chuyển động phẳng trong mặt phẳng vuông góc với từ trường. Trong mặt phẳng đó, lực Lorentz luôn vuông góc với vận tốc v, đồng thời đóng vai trò là lực hướng tâm. Quỹ đạo ở đây là một đường tròn.

Chú thích: 

f: lực Lorentz (N)

m: khối lượng của hạt điện tích (kg)

v: vận tốc của hạt (m/s)

R: bán kính của quỹ đạo tròn (m)

q0: độ lớn điện tích (C)

B: cảm ứng từ (T)

 

Xem chi tiết

Bán kính quỹ đạo của một hạt điện tích trong từ trường đều.

R=mvq0B

 

Phát biểu: Quỹ đạo của một hạt điện tích trong một từ trường đều, với điều kiện vận tốc ban đầu vuông góc với từ trường, là một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với từ trường.

 

Chú thích: 

R: bán kính của quỹ đạo tròn (m)

m: khối lượng của hạt điện tích (kg)

v: vận tốc của hạt (m/s)

q0: độ lớn điện tích (C)

B: cảm ứng từ (T)

Xem chi tiết

Từ thông.

ϕ=BScosα

 

Phát biểu: Từ thông là thông lượng đường sức từ đi qua một diện tích. Khi từ thông qua một mạch kín (C) biến thiên thì trong (C) xuất hiện dòng điện cảm ứng.

 

Chú thích:

ϕ: từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều (Wb)

B: cảm ứng từ (T)

S: diện tích mặt (m2)

α: góc tạo bởi vector pháp tuyến n và vector cảm ứng từ B

 

Xem chi tiết

Suất điện động cảm ứng trong mạch kín

ec=-Φt

 

Phát biểu: Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích:

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

 

Lưu ý:

- Nếu Φ tăng thì ec<0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) ngược với chiều của mạch.

- Nếu Φ giảm thì ec>0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) là chiều của mạch.

Xem chi tiết

Độ lớn của suất điện động cảm ứng.

ec=Φt

 

Phát biểu: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích: 

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.