Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

435 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Công thức xác định số phóng đại ảnh.

k=-A'B'¯AB¯=-d'd=ff-d=d'-ff

 

Chú thích:

k: số phóng đại ảnh

A'B'¯, AB¯: lần lượt là chiều cao ảnh và chiều cao vật (m, cm,...)

d: khoảng cách từ vật đến thấu kính (m, cm,...)

d': khoảng cách từ ảnh đến thấu kính (m, cm,...)

f: tiêu cự của thấu kính

 

Quy ước: 

- Nếu k>0: vật và ảnh cùng chiều.

- Nếu k<0: vật và ảnh ngược chiều.

 

Ứng dụng:

Thấu kính có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống và trong khoa học. Thấu kính được dùng làm:

- Kính khắc phục tật của mắt (cận, viễn, lão).

 

 

- Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, ống nhòm,...

 

 

- Máy ảnh, máy ghi hình (camera).

- Đèn chiếu.

- Máy quang phổ.

Xem chi tiết

Công thức liên quan đến mắt cận (cận thị).

DV=1f=1d+1d'=1-1OCV-l

 

Cận thị: Là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc.

Cách sửa tật: Để mắt nhìn xa được như mắt thường, phải đeo kính cận (kinh có mặt lõm, kính phân kỳ) để làm giảm độ hội tụ cho ảnh lùi về đúng võng mạc.

 

Chú thích:

DV: độ tụ của thấu kính (dp)

f: tiêu cự của kính (m)

d, d': khoảng cách từ vật đến thấu kính, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính (m)

OCV: khoảng cực viễn của mắt, với CV là điểm cực viễn - nơi xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy.

l: khoảng cách từ kính đến mắt (m)

 

 

 

Lưu ý: CV= nếu mắt trong trạng thái không có tật.

Xem chi tiết

Độ tụ của thấu kính theo bán kính cong của các mặt và chiết suất của thấu kính.

D=1f=(nn'-1)1R1+1R2

 

Chú thích:

n: chiết suất của chất làm thấu kính

n': chiết suất của môi trường đặt thấu kính

R1, R2: bán kính hai mặt của thấu kính

 

Quy ước:

R>0: mặt lõm

R<0: mặt lồi

R=: mặt phẳng

Xem chi tiết

Công thức liên quan đến mắt cận (viễn thị).

DC=1f=1d+1d'=1-1OCC-l

 

Viễn thị: Là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm sau võng mạc.

Cách sửa tật: Để mắt nhìn được như bình thường, phải đeo kính viễn (kính có mặt lồi, kính hội tụ) phù hợp để có thể giúp điều chỉnh điểm hội tụ về đúng võng mạc.

 

Chú thích:

DC: độ tụ của thấu kính (dp)

f: tiêu cự của kính (m)

d, d': khoảng cách từ vật đến thấu kính, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính (m)

OCC: khoảng cực cận của mắt, với CC là điểm cực cận - điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ. Điểm cực cận càng lùi xa mắt khi càng lớn tuổi.

l: khoảng cách từ kính đến mắt (m)

 

Xem chi tiết

Công thức tính góc trông vật.

tanα=ABl

 

Khái niệm: Góc trông vật là góc tạo bởi hai tia sáng xuất phát từ hai điểm A và B tới mắt. Phụ thuộc vào kích thước vật và khoảng cách từ vật đến mắt.

 

Chú thích: 

α: góc trông vật

AB: kích thước vật (m)

l: khoảng cách từ vật tới quang tâm O của mắt (m)

 

Xem chi tiết

Công thức ghép tụ điện song song.

Ctd=C1+C2+.....+Cn

 

Chú thích:

C: điện dung của tụ điện (F)

Q: điện tích tụ điện (C)

U: hiệu điện thế giữa hai bản tụ (V)

 

Lưu ý thêm:

- Trong trường hợp tất cả cả tụ điện đều giống nhau thì Ctd=n.C.

- Cách ghép song song làm tăng điện dung của tụ điện phẳng, điện dung tương đương luôn lớn hơn từng điện dung thành phần.

Xem chi tiết

Công thức ghép tụ điện nối tiếp.

1Ctd=1C1+1C2+.....+1Cn

 

Chú thích:

C: điện dung của tụ điện (F)

Q: điện tích tụ điện (C)

U: hiệu điện thế giữa hai bản tụ (V)

 

 

Lưu ý thêm:

- Cách ghép nối tiếp làm giảm điện dung tương tương của bộ tụ xuống. Điện dung tương đương luôn nhỏ hơn từng điện dung thành phần.

- Khi ghép nối tiếp nếu tất cả các tụ đều giống nhau thì Ctđ=Cn.

- Trong trường hợp chỉ có duy nhất 2 tụ ghéo nối tiếp thì Ctđ=C1.C2C1+C2

Xem chi tiết

Công thoát.

A=hcλ0

 

Khái niệm: Muốn cho electron bứt ra khỏi mặt kim loại phải cung cấp cho nó một công để "thắng" các liên kết. Công này gọi là công thoát.

 

Chú thích:

A: công thoát (J)

h: hằng số Planck với h=6.625.10-34J.s

λ0: bước sóng của ánh sáng đơn sắc (m)

c: tốc độ ánh sáng trong chân không, c=3.108m/s

 

Xem chi tiết

Năng lượng của photon để hiện tượng quang điện xảy ra.

εA

 

Phát biểu: Muốn cho hiện tượng quang điện xảy ra thì năng lượng của photon ánh sáng kích thích phải lớn hơn hoặc bằng công thoát.

 

Chú thích:

ε: năng lượng của photon ánh sáng kích thích (J)

A: công thoát (J)

Xem chi tiết

Hiện tượng quang điện trọng - vật lý 12

Điều kiện để có hiện tượng là : λλ0 hay ff0=Ah

 

Phát biểu: Hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết để cho chúng trở thành các electron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện, gọi là hiện tượng quang điện trong.

Hiện tượng quang điện trong xảy ra đối với một số chất bán dẫn như Ge, Si, PbS, PbSe, PbTe, CdS, CdSe, CdTe,... có tính chất đặc biệt sau đây: Là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp. Các chất này còn được gọi là cht quang dn.

 

Năng lượng kích hoạt và giới hạn quang dẫn của một số chất:

 

 

So sánh hiện tượng Quang điện ngoài và hiện tượng Quang điện trong:

- Giống nhau:

+ Đều là hiện tượng electron ở dạng liên kết trở thành electron tự do (giải phóng electron liên kết trở thành electron dẫn) dưới tác dụng của phôtôn ánh sáng, tham gia vào quá trình dẫn điện.

+ Điều kiện để có hiện tượng là λλ0.

- Khác nhau: 

+ Hiện tượng quang điện ngoài:

Các quang electron bị bật ra khỏi kim loại.

Chỉ xảy ra với kim loại.

Giới hạn quang điện λ0 nhỏ thường thuộc vùng tử ngoại trừ kiềm và kiềm thổ (ánh sáng nhìn thấy).

+ Hiện tượng quang điện trong:

Các electron liên kết bị bứt ra vẫn ở trong khối bán dẫn.

Chỉ xảy ra với chất bán dẫn.

Giới hạn quang điện λ0 dài (lớn hơn của kim loại, thường nằm trong vùng hồng ngoại).

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.