Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số thời gian - vật lý 10, biến số công - vật lý 10. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

86 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Bài toán có lực kéo của động cơ (chuyển động đều)

Pk=AFkt=Fk.v.cosβ ,s=vtFk=Pμcosα±sinαcosβ+μsinβ ; N=Pcosα-Fksinα

Xét vật chuyển động chịu các lực Fk,N,P,Fms chuyển động trên mặt phẳng nghiêng với α là góc của mặt phẳng nghiêng , β là góc hợp bởi hướng của lực so với phương chuyển động.

Theo định luật II Newton : Fk+N+P+Fms=0

s=vt

Vật chuyển động đều nên công suất tức thời bằng công suất trung bình

PFK=AFkt=Fk.vcosβ

TH1 Vật đi xuống mặt phẳng nghiêng :

Chiếu lên phương chuyển động :

Fk.cosβ=Fms-PsinαFk=Fms-PsinαcosβFk=Pμcosα-sinαμsinβ+cosβ

Chiếu lên phương Oy:N=Pcosα-FksinβFms=μN

TH2 Vật đi lên mặt phẳng nghiêng

Chiếu lên phương chuyển động:

Fkcosβ=Fms+PsinαFk=Fms+PsinαcosβFk=Pμcosα+sinαμsinβ+cosβ

Chiếu lên phương Oy :N=Pcosα-FksinβFms=μN

TH3 Vật đi trên mặt phẳng ngang 

α=0Fk=P-FksinβcosβFk=Pμμsinβ+cosβFms=μP-Fksinβ

Khi lực Fk có hướng lệch xuống ta thay sinβ bằng -sinβ

 

Xem chi tiết

Quãng đường và thời gian đi được của chuyển động chậm dần đều

Smax=v202at=v0a

Vật chuyển động chậm dần với gia tốc a , vận tốc đầu v0 có phương trình chuyển động :

x=x0+v0t-12at2

Vì vật chuyển động một chiều :

v=v0-att=v0aS=v0.v0a-1.v022a=v022a

Xem chi tiết

Đồ thị của chuyển động biến đổi đều

Đồ thị vận tốc trong hệ tọa độ (vOt) có dạng đường thẳng.

Đồ thị gia tốc trong hệ tọa độ (aOt) có dạng đường thẳng vuông góc trục gia tốc.

Đồ thị  tọa độ trong hệ tọa độ (xOt) có dạng parabol.

Ta chỉ xét phần đồ thị nét liền

Với chiều dương ban đầu cùng chiều chuyển động :

Trong hệ tọa độ (vOt)

tanα=v-v0a

Xem chi tiết

Vị trí gặp nhau của hai xe ngược chiều (cùng lúc xuất phát)

x1=x2x1=x2=v1dv1+v2     t=dv1+v2

Xét bài toán hai xe chuyển động trên AB:  xe 1 bắt đầu từ A ,xe 2 bắt đầu từ C (cách A một đoạn 0< d AB) hướng về A .Hai xe xuất phát cùng lúc

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe 1 , gốc tọa độ tại A, gốc thời gian là lúc xuất phát.

Phương trình chuyển động xe 1 : x1=v1t

Phương trình chuyển động xe 2: x2=d-v2t

Vị trí hai xe gặp nhau : 

x1=x2v1t=d-v2tt=dv1+v2x1=x2=v1dv1+v2

Xem chi tiết

Vị trí gặp nhau của hai xe cùng chiều (khác vị trí bắt đầu).

x2=x1       v1>v2x2=x1=v1bv1-v2     t=bv1-v2

Xét bài toán hai xe chuyển động cùng chiều từ A đến B .Xe 1 xuất phát tại A , xe 2 xuất phát tại vị trí cách A một đoạn b. Hai xuất phát cùng lúc.

Chọn gốc tọa độ tại A, gốc thời gian là lúc bắt đầu, chiều dương là chiều chuyển động.

Phương trình chuyển động xe 1 : x1=v1t.

Phương trình chuyển động xe 2: x2=b+v2t

Vị trí hai xe gặp nhau x1=x2

v1t=b+v2tt=bv1-v2x1=x2=v1bv1-v2

Nhận xét : Vận tốc của xe có tọa độ ban đầu lớn hơn sẽ có vận tốc nhỏ hơn dễ hai xe gặp nhau.

Xem chi tiết

Vị trí gặp nhau của hai xe cùng chiều (khác thời điểm xuất phát)

x2=x1x1=x2=x0+v1.v2v2-v1a     t1=a.v1v2-v1+a

Xét bài toán hai xe chuyển động từ A đến B. Hai xe cùng xuất phát tại A, để hai xe gặp nhau thì một xe có vận tốc lớn hơn và xuất phát chậm hơn một khoảng thời gian a với xe còn lại.

Chọn chiều dương từ A đến B, gốc tọa độ tại A, gốc thời gian lúc xe 2 bắt đầu chuyển động.

Phương trình xe 1 : x1=v1t+a

Phương trình xe 2 v2>v1x2=v2t

Vị trí gặp nhau : 

x2=x1v1t+a=v2tt=a.v1v2-v1x1=x2= x0+v1.v2v2-v1a

Thời điểm gặp nhau từ lúc xe 1 chuyển động

t1=a.v1v2-v1+a

Xem chi tiết

Công thức độ biến thiên cơ năng

Wsau-Wtruoc=A +Q

Với Wsau là cơ năng của vật lúc sau

Wtruoc là cơ năng của vật lúc bắt đầu xét

A là tổng công của các lực 

Q là nhiệt lượng tỏa ra của vật

Xem chi tiết

Các lực không sinh công

AT=AN=0AFht

Do phản lực vuông góc với phương chuyển động

AN=0

Lực căng dây luôn vuông góc với vec to chuyển động

AT=0

Khi vật chuyển động tròn đều

Aht=0

Xem chi tiết

Công của lực ma sát trên mặt nghiêng hoặc lực tác dụng lệch góc

Mặt nghiêng α

AFms=-Fms.s=-μmgscosα=-μP.h2-h1.cosα.sinα

Lực tác dụng lệch β

AFms=-Fms.s=-μP±Fsinβ.s

TH1 Khi vật chuyển động trên mặt nghiêng :

N=Py=PcosαAFms=-Fms.s=-μ.P.s.cosα

TH2 Khi vật chịu lực F tác dụng và lệch góc β hướng lên so với phương chuyển động

N=P-Fsinβ

AFms=-μ.P-Fsinβ.s

TH3 Khi vật chịu lực F tác dụng và lệch góc β hướng xuống so với phương chuyển động

N=P+FsinβAFms=-μP+Fsinβ

Đối với bài toán vừa trên mặt nghiêng và lực lệch góc 

N=Pcosα±Fsinβ

AFms=-μN

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.