Tất tần tật về nồi áp suất

Nồi áp suất dần trở nên thân thuộc với người nội trợ Việt Nam vì những tính năng tuyệt vời. Nhờ có nồi áp suất mà công việc nội trợ trở nên nhẹ nhàng rất nhiều.

Advertisement

1. LỊCH SỬ RA ĐỜI

  • Để  kể câu chuyện ra đời của nồi áp suất phải kể đến câu chuyện về nhà vật lý người Pháp là Denis Papin, ông được biết đến với các cuộc nghiên cứu về hơi nước năm 1671. Tuy nhiên câu chuyện về việc phát minh ra sản phẩm này cũng có nhiều điều thú vị.
  • Denis Papin là người thích leo núi và thích ăn khoai tây, ông ta vẫn hay luộc khoai tây trong nồi (bình thường) để làm món súp. Nhưng một lần leo núi Alps cùng một người bạn, ông đã mang khoai tây lên núi để làm món súp. Ban đầu ông ta đun đến 30 phút mà thấy khoai tây vẫn cứng, không ăn được, người bạn của ông đề nghị đặt một hòn đá lớn lên trên vung nồi để nước không trào ra. Khi đó luộc thêm một lúc nữa là khoai mềm nhừ.
  • Sau khi về ông đã nghiên cứu và phát hiện ra nồi kín hơi sẽ hầm khoai tây nhanh hơn so với nồi bình thường (bây giờ ta gọi là nồi áp suất). Đến năm 1681 (10 năm sau), ông trình bày sản phẩm với Hội Hoàng Gia London.
  • Năm 1864, Georg Gutbrod Stuttgart bắt đầu sản xuất nồi áp suất làm bằng gang đóng hộp.
  • Năm 1919, Tây Ban Nha cấp bằng sáng chế cho các nồi áp suất của Jose Alix Martínez (ông sống ở Zaragoza). Martínez đặt tên nồi áp suất của mình là Expres olla (nồi nấu nhanh).
  • Năm 1938, Alfred Vischler trình bày phát minh của mình, Nồi Flex-Seal cấp tốc (Flex-Seal Speed Cooker), tại thành phố New York. Nồi áp suất của Vischler là nồi áp suất đầu tiên được thiết kế để sử dụng ở nhà, cho hộ gia đình. Sự thành công của nó đã dẫn đến sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất Mỹ và châu Âu. Tại hội chợ Quốc tế 1939 ở New York, National Presto Industries, còn được biết được với tên công ty National Pressure Cooker, đã giới thiệu sản phẩm nồi áp suất riêng của họ.
  • Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ đã cho ra đời các loại nồi áp suất điện tử vào những năm 1991. Những loại nồi áp suất này được sử dụng điện để tạo nhiệt nấu, giảm hao phí năng lượng ra bên ngoài. Đồng thời có bộ phận kiểm soát và điều khiển thời gian, nhiệt lượng,... giúp chủ động hơn trong việc nấu ăn.

2. PHÂN LOẠI 

Nồi áp suất được chia thành 2 loại:

  1. Nồi áp suất cơ: là loại nồi áp suất truyền thống, các thao tác đóng mở nắp nồi đều được thực hiện bằng lực của tay.
  2. Nồi áp suất điện: có các linh kiện vi mạch điện tử thông minh, giúp điều khiển hoạt động của nồi, cũng như giúp người dùng dễ dàng sử dụng hơn.

Nồi áp suất cơ (bên trái) và nồi áp suất điện (bên phải).

3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

  • Cấu tạo đặc biệt của nồi áp suất chính là nằm ở nắp nồi. Khi nấu, van nồi đóng, nồi phải được đậy kín không cho hơi thoát ra ngoài. Khi được cung cấp nhiệt lượng, không khí nóng và không thoát được ra ngoài, áp suất của khối khí bên trong nồi tăng lên. Chính vì áp suất hơi cao hơn so với bên ngoài từ đó giúp cho nhiệt của hơi nước của tăng cao, khiến nước sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 độ C. Nồi cho phép điều chỉnh áp suất tùy loại thức ăn cần nấu.
  • Nồi áp suất ngày càng được sử dụng rộng rãi nhờ tính năng nấu thức ăn nhanh chóng của nó. Thay vì nấu khoai tây trong vòng 30 phút thì khi sử dụng nồi áp suất, chỉ cần 3 phút; để nấu gạo lứt chỉ cần 20 phút thay vì 45 phút,…
  • Khi dừng cung cấp nhiệt, thì nhiệt lượng trong nồi vẫn còn, thoát ra rất chậm, thức ăn vẫn tiếp tục được đun nấu, nên tiết kiệm năng lượng.

 

Biên tập và sưu tầm: Bích Phương.

Chủ Đề Vật Lý

Các Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Ý NGHĨA CỦA BIỂN BÁO NGUY HIỂM SINH HỌC LÀ GÌ?

Biển báo nguy hiểm sinh học là loại biểu tượng rất phổ biến và thường được tìm thấy trên các chất, vật liệu và container có mầm bệnh.

Phân biệt các đơn vị đo góc RADIAN, ĐỘ, GRAD

Radian, độ (degree) và grad là các đơn vị dùng trong đo độ lớn của góc. Chúng ta cùng nhau phân biệt chúng nhé.

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 3: phóng xạ

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 3: phóng xạ, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.