Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

362 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Đồng vị của hạt nhân Vật lý 12

XZA1 ,XZA2,XZA2    A1A2A3

 

Phát biểu: Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có cùng số Z, khác số A, nghĩa là cùng số proton và khác số neutron.

 

Ví dụ: H11; H12; H13

Hidro có ba đồng vị là:

- Hidro thường H11 chiếm 99,99% hidro thiên nhiên.

- Hidro nặng H12, còn gọi là Deuteri D12, chiếm 0,015% hidro thiên nhiên.

- Hidro siêu nặng H13, còn gọi là Triti T13; hạt nhân này không bền, thời gian sống của nó khoảng 10 năm.

Xem chi tiết

Bán kính hạt nhân lực và hạt nhân. - Vật lý 12

R=R0.A-13  , R0=1,2.10-15 m

Khái niệm: Lực hút giữa các nucleon trong hạt nhân để hạt nhân bền vững được gọi là lực hạt nhân.

Lực hạt nhân không có cùng bản chất với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn. Lực này cũng được gọi là lực tương tác mạnh. 

Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân R (10-15m).

 

 

Xem chi tiết

Độ hụt khối của hạt nhân. - Vật lý 12

m=Zmp+ (A-Z)mn-mXmn=1,0087 ump=1,0072 ume=5,486.10-4 u

 

Phát biểu: Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nucleon tạo thành hạt nhân đó. Độ chênh giữa hai khối lượng đó được gọi là độ hụt khối của hạt nhân.

 

Chú thích:

m: độ hụt khối của hạt nhân (u)

Z: số proton

A-Z: số neutron

mp, mn: khối lượng của proton và neutron (u)

mX: khối lượng của hạt nhân (u)

Trong đó:

mn1,0087u

mp1,0072u

mn>mp>1 u>me

 

Xem chi tiết

Năng lượng liên kết của hạt nhân. - Vật lý 12

Wlk=[Zmp+(A-Z)mn-mX].c2 J ; kg;m/sWlk=Zmp+A-Zmn-mX.931,5 MeV;u

Wlk=mc2

 

Phát biểu: Năng lượng liên kết của một hạt nhân được tính bằng tích của độ hụt khối của hạt nhân với thừa số c2.

Năng lượng liên kết là năng lượng tỏa ra khi kết hợp các nucleon thành hạt nhân, còn gọi là năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt nhân.

 

Chú thích: 

Wlk: năng lượng liên kết của hạt nhân (MeV)

m: độ hụt khối của hạt nhân (u)1uc2=931,5 MeV

c2: hệ số tỉ lệ, với c là tốc độ ánh sáng trong chân không.

 

Xem chi tiết

Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân.

Wlkr=WlkA

 

Phát biểu: Năng lượng liên kết riêng là thương số giữa năng lượng liên kết Wlkvà số nucleon A (số khối). Đại lượng này đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân.

 

Chú thích:

Wlkr: năng lượng liên kết riêng (MeV/nuclôn)

Wlk: năng lượng liên kết của hạt nhân (MeV)

A: số khối

 

Lưu ý:

- Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.

- Các hạt nhân có 50<A<70 gọi là các hạt nhân trung bình rất bền vững.

- Năng lượng cần để tách một hạt khỏi hạt nhân,

Xem chi tiết

Định luật bảo toàn số khối và điện tích trọng phản ứng hạt nhân Vật lý 12

A1+A2=A3+A4Z1+Z2=Z3+Z4

 

Phát biểu: Có 2 loại phản ứng hạt nhân:

- Phản ứng hạt nhân tự phát (quá trình phóng xạ).

- Phản ứng hạt nhân kích thích (quá trình phân hạch,...)

Tương tự như các quá trình tương tác cơ học của các hạt, các phản ứng hạt nhân cũng tuân theo các định luật bảo toàn.

 

1. Bảo toàn điện tích:

Z1+Z2=Z3+Z4 (các số Z có thể âm)

 

2. Bảo toàn số nucleon (bảo toàn số khối A)

A1+A2=A3+A4 (các số A luôn không âm)

Chú ý: Số hạt neutron (A-Z) không bảo toàn.

 

3. Bảo toàn năng lượng toàn phần.

 

4.  Bảo toàn động lượng.

Xem chi tiết

Bảo toàn năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân Vật lý 12

(mA+mB)c2+KA+KB=(mC+mD)c2+KC+KD

Với Ki=12mivi2

 

Chú thích:

m1, m2 (kg hoc u)   : khối lượng của các hạt thành phần trước khi xảy ra phản ứng hạt nhân, lần lượt ứng với v1, v2. và động năng K1, K2.

m3, m4 (kg hoc u) : khối lượng của các hạt thành phần sau khi xảy ra phản ứng hạt nhân, lần lượt ứng với v3, v4. và động năng K3, K4.

 

Đơn vị tính của K: Joule (J).

Xem chi tiết

Động năng của các hạt thành phần sau phản ứng hạt nhân Vật lý 12

A+BD+C+E

KC=mDmD+mC.E

KD=mCmC+mD.E

 

Chú thích:

A, B là các hạt thành phần trước phản ứng hạt nhân.

C, D là các hạt thành phần sau phản ứng hạt nhân.

E là năng lượng của phản ứng hạt nhân (J)

m, K lần lượt là khối lượng và động năng tương ứng.

Xem chi tiết

Tỉ lệ % năng lượng tỏa ra chuyển thành động năng của các hạt thành phần sau phản ứng hạt nhân Vật lý 12

A+BC+D+E

%KC=KCE.100%=mDmD+mC.100%

%KD=100%-%KC

 

Chú thích:

A, B là các hạt thành phần trước phản ứng hạt nhân.

C, D là các hạt thành phần sau phản ứng hạt nhân.

E là năng lượng của phản ứng hạt nhân (J)

m, K lần lượt là khối lượng và động năng tương ứng.

Xem chi tiết

Các dạng phóng xạ. - Vật lý 12

XZAαYZ-2A-4

XZAβ-YZ+1A

XZAβ+YZ-1A

 

Khái niệm: Phóng xạ là quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền vững, đồng thời phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác. Trong đó, hạt nhân tự phân rã gọi là hạt nhân mẹ, hạt nhân được tạo thành sau phân rã gọi là hạt nhân con.

Đặc điểm:

- Có bản chất là một quá trình biến đổi hạt nhân.

- Có tính tự phát và không điều khiển được.

- Là một quá trình ngẫu nhiên.

Phóng xạ α:

Hạt nhân mẹ X phân rã thành hạt nhân con Y, đồng thời phát ra tia phóng xạ α theo phản ứng sau:

XZAYZ-2A-4+H24e

Tia α là dòng các hạt nhân H24e chuyển động với tốc độ vào cỡ 20000km/s.Quãng đường đi được của tia α trong không khí chừng vài centimeter và và trong vật rắn chừng vài micrometer.

 

Phóng xạ β-:

Phóng xạ β-là quá trình phát ra tia β-. Tia β- là dòng các electron (e-10)

Thực chất trong phân rã β-còn sinh ra một hạt sơ cấp (gọi là phản hạt neutrino).

 

Phóng xạ β+:

Phóng xạ β+là quá trình phát ra tia β+. Tia β+ là dòng các positron (e10). Positron có điện tích +e và khối lượng bằng khối lượng electron. Nó là phản hạt của electron.

Thực chất trong phân rã β+còn sinh ra một hạt sơ cấp (gọi là hạt neutrino).

 

- Hai quá trình phóng xạ β+ và β- phát ra các hạt e-10 và e10 chuyển động với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng, tạo thành các tia β+ và β-. Các tia này có thể truyền đi được vài meter trong không khí và vài milimeter trong kim loại.

 

Phóng xạ γ:

Hạt nhân chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn và phát ra bức xạ điện từ γ, còn gọi là tia γ. Các tia γ có thể đi qua được vài meter trong bê tông và vài centimeter trong chì.

Tia γ có khả năng đâm xuyên lớn hơn nhiều so với tia α, β.

So sánh đặc điểm giữa tia α, β, γ:

- Trong điện trường:

+ Tia α bị lệch về phía bản tụ dương.

+ Tia β lệch nhiều hơn tia α, trong đó tia β- lệch về phía bản tụ dương và tia β+ lệch về phía bản tụ âm.

+ Tia γ không bị lệch trong điện trường đều.

- Khả năng ion hóa:

+ Tia α > Tia β > Tia γ

- Khả năng đâm xuyên:

+ Tia α < Tia β < Tia γ

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.