Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số tọa độ trong chuyển động thẳng - vật lý 10, biến số thời gian - vật lý 10. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

73 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Độ dịch chuyển

d = x2 - x1 = x

- Độ dịch chuyển là một vectơ, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.

- Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển.

  • Kí hiệu: d
  • Đơn vị: mét (m)

- Độ dịch chuyển là một đại lượng có thể nhận giá trị âm, dương hoặc bằng không. Trong khi quãng đường đi được là một đại lượng không âm.

Xem chi tiết

Xác định độ sâu của giếng (độ sâu của hang động). Bài toán rơi tự do.

2hg+hvâm thanh=Δt

Khi thả viên đá rơi xuống giếng (hoặc hang động). Viên đá sẽ rơi tự do xuống giếng sau đó va đập vào đáy giếng và tạp ra âm thanh truyền lên miệng giếng. Ta có hệ phương trình sau:

(1) t1=2.hgt2=hvâm thanhMà Δt=t1+t2 (2)

Thế (1) vào (2) Từ đây ta có 2hg+hvâm thanh=Δt

 

Chú thích:

t: thời gian từ lúc thả rơi viên đá đến khi nghe được âm thanh vọng lên (s).

t1: thời gian viên đá rơi tự do từ miệng giếng xuống đáy giếng (s).

t2: thời gian tiếng đọng di chuyển từ dưới đáy lên miệng giếng (s).

vâm thanh: vận tốc truyền âm trong không khí (320 ~ 340 m/s).

g: gia tốc trọng trường (m/s2)

h: độ sâu của giếng hoặc hang động (m)

Xem chi tiết

Quãng đường và thời gian đi được của chuyển động chậm dần đều

Smax=v202at=v0a

Vật chuyển động chậm dần với gia tốc a , vận tốc đầu v0 có phương trình chuyển động :

x=x0+v0t-12at2

Vì vật chuyển động một chiều :

v=v0-att=v0aS=v0.v0a-1.v022a=v022a

Xem chi tiết

Khoảng cách của hai xe

d=x2-x1x2-x1=d hay x2-x1=-d

d : Khoảng cách của hai xe

x2 tọa độ của xe 2.

x1 tọa độ của xe 1.

Xem chi tiết

Phương trình chuyển động rơi tự do

h=h0-12gt2

1. Rơi tự do

a/Định nghĩa : Rơi tự do là sự rơi của vật chỉ tác dụng của trọng lực và vận tốc đầu bằng không.

b/Đặc điểm:

+ Phương : thẳng đứng

+ Chiều : hướng xuống.

+ Nhanh dần đều với gia tốc g.Gia tốc g khác nhau ở các nơi trên Trái Đất

2. Phương trình rơi rự do:

a/Công thức

h=h0-12gt2

Với h0 là độ cao lúc thả rơi.Chiều dương cùng chiều chuyển động.

+ Ý nghĩa : Trong thực nghiệm dùng để tính gia tốc rơi tự do nơi làm thí nghiệm.

b/Chứng minh:

+ Vật chuyển động nhanh dần đều từ 0 đến t: S=12gt2

+ Độ cao vật lúc này : h=h0-S=h0-12gt2

Nhận xét : thời gian trôi qua càng nhiều thì độ cao của vật càng giảm.

Xem chi tiết

Gốc thời gian, tọa độ và hệ quy chiếu

t=t2-t1

1.Thời gian, thời điểm, gốc thời gian:

a/Gốc thời gian : Thời điểm người ta bắt đầu xét có giá trị bằng không.

Ví dụ : Gốc thời gian có thể chọn là lúc bắt đầu chuyển động ; trước và sau chuyển động một khoảng thời gian.

Gốc thời gian có thể chọn theo thời gian thực (thời gian hằng ngày):

Ví dụ : Tàu khởi hành lúc 19h00 : thời gian điểm khởi hành là 19h00 gốc thời gian lúc này là 0h00 .Gỉa sử bạn ở nơi tàu lúc này và đang 18h00 thì thời điểm khởi hành là 1h00 gốc thời gian lúc này là 18h00.

b/ Thời điểm: Giá trị thời gian so với gốc thời gian

                                     thời điểm = khoảng thời gian ± gốc thời gian

Ví dụ : Xét khoảng thời gian từ 0h đến 5h : ta chọn gốc thời gian là 0 h thì trên đồng hồ chỉ thời điểm 5-0=5 h. Còn khi ta chọn gốc thời gian là 2 h thì trên đồng hồ chỉ thời điểm 5-2=3 h.Đối với chọn gốc thời gian trước 0h00 ví dụ như 21h00 trước đó , thì thời điểm 5h lúc này trở thành thời điểm 3+5=8h theo gốc thời gian mới.

c/ Khoảng thời gian t là hiệu của hai thời điểm.Có giá trị lớn hơn không và không phụ thuộc vào việc chọn gốc thời gian.

Lưu ý : cần phân biệt rõ hai khái niệm thời điểm và khoảng thời gian.

2. Gốc tọa độ, tọa độ:

a/Gốc tọa độ : Vị trí có tọa độ bằng không.

b/Tọa độ của vật : giá trị của hình chiếu của vật lên các trục tọa độ.

Trong hệ tọa độ một chiều

+ Vật nằm về phía chiều dương mang giá trị dương.

+ Vật nằm về phía chiều âm mang giá trị âm.

3.Hệ quy chiếu là thuật ngữ để chỉ vật mốc và hệ tọa độ gắn với vật mốc dùng để xác định vị trí của vật chuyển động cùng với gốc thời gian và đồng hồ để đo thời gian.

 

Xem chi tiết

Chuyển động cơ và chất điểm

Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật so với các vật khác theo thời gian.

Chất điểm là vật có kích thước rất nhỏ so với phạm vi chuyển động của nó.

1.Khái niệm chuyển động cơ

Định nghĩa : Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác theo thời gian.

Ví dụ :

+ Chuyển động của người đi xe đạp so với tòa nhà bên đường.

+ Chuyển động của các cây kim đồng hồ với nhau

2.Khái niệm chất điểm

a/Định nghĩa :Chất điểm là vật có kích thước rất nhỏ so với phạm vi chuyển động của nó.

b/Ý nghĩa :Chất điểm dùng trong tìm vị trí của vật trong chuyển động khi bỏ qua những yếu tố kích thước.

+ Những vật được xem là chất điểm ta biểu diễn vật là những chấm.

+ Chất điểm có những đặc trưng như vận tốc, hướng, tọa độ ban đầu, thời gian chuyển động của vật.

 

3.Khái niệm quỹ đạo chuyển động

Quỹ đạo chuyển động là tập họp tất cả những điểm mà vật đã đi qua trong quá trình chuyển động.

 

Sau khi chú chim bay qua xong có những chấm nhỏ để lại trên bầu trời.

Đó là quỹ đạo chuyển động của chú chim.

 

Xem chi tiết

Tốc độ trung bình khi mỗi quãng đường nhỏ vật có vận tốc khác nhau

v¯=ΣSΣt=S1+S2+S3t1+t2+t3=SS1v1+S2v2+S3v3

Với S là quãng đường từ A đến B.

t1,t2,t3 thời gian trên từng quãng đường.

Xem chi tiết

Đồ thị chuyển động thẳng đều

Đồ thị chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ (xOt) là đường thẳng.

Trục tung Ox : thể hiện vị trí của vật.

Vị trí ban đầu x0 : Vị trí của điểm đầu tiên trên đồ thị của đường thẳng của chuyển động hạ vuông góc với Ox,

Trục hoành Ot: thể hiện thời gian.

Thời điểm bắt đầu xét t0 : Thời điểm này có được bằng cách lấy điểm đầu tiên trên đồ thị của chuyển động hệ vuông góc với Ot.

(1) Vật đang đứng yên

(2) Vật chuyển động thẳng đều ngược chiều dương đã chọn.

(3) Vật chuyển động thẳng đều cùng chiều dương đã chọn.

x0 tọa độ tại thời điểm đầu.

t0 thời điểm bắt đầu xét chuyển động.

Lấy một điểm trên đồ thị đoạn thẳng hạ vuông góc lên các trục ta tìm được tọa độ và thời điểm tương ứng.

Xem chi tiết

Chu kì của dao động sóng - Vật lý 12

T=tN-t=λv=2πAMvMmax=1f=2πω

T: Chu kì sóng s

t : Thời gian s

N : số lần nhấp nhô hoặc số đỉnh sóng tới 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.