Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số thời gian - vật lý 10, biến số điện trở. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

124 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.

P=Qt=RI2

 

Phát biểu: Công suất tỏa nhiệt P ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

 

Chú thích:

P: công suất tỏa nhiệt (W)

Q: nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn (J)

t: thời gian (s)

R: điện trở của vật dẫn (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

Xem chi tiết

Định luật Joule - Lenz.

Q=RI2t

 

Phát biểu: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

 

Chú thích:

Q: nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch (J)

R: điện trở của đoạn mạch (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

t: thời gian (s)

 

Trong đó điện trở R được tính bằng công thức: R=ρlS.

R: điện trở (Ω)

ρ: điện trở suất (Ωm)

l: chiều dài vật dẫn (m)

S: tiết diện ngang của vật dẫn (m2)

 

Heinrich Lenz (1804 - 1865)

 

James Prescott Joule (1818 - 1889)

Xem chi tiết

Vận tốc tức thời - Vật lý 10

vt = dt (t: rt nh)

Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm xác định, được kí hiệu là vt.

 

Xem chi tiết

Cường độ dòng điện cảm ứng trong khung dây

ic=ecR 

Trong đó:

ic: cường độ dòng điện cảm ứng (A).

ec: suất điện động cảm ứng của khung dây (V).

R: điện trở của khung dây (Ω).

Xem chi tiết

Xác định độ sâu của giếng (độ sâu của hang động). Bài toán rơi tự do.

2hg+hvâm thanh=Δt

Khi thả viên đá rơi xuống giếng (hoặc hang động). Viên đá sẽ rơi tự do xuống giếng sau đó va đập vào đáy giếng và tạp ra âm thanh truyền lên miệng giếng. Ta có hệ phương trình sau:

(1) t1=2.hgt2=hvâm thanhMà Δt=t1+t2 (2)

Thế (1) vào (2) Từ đây ta có 2hg+hvâm thanh=Δt

 

Chú thích:

t: thời gian từ lúc thả rơi viên đá đến khi nghe được âm thanh vọng lên (s).

t1: thời gian viên đá rơi tự do từ miệng giếng xuống đáy giếng (s).

t2: thời gian tiếng đọng di chuyển từ dưới đáy lên miệng giếng (s).

vâm thanh: vận tốc truyền âm trong không khí (320 ~ 340 m/s).

g: gia tốc trọng trường (m/s2)

h: độ sâu của giếng hoặc hang động (m)

Xem chi tiết

Vị trí gặp nhau của hai xe ngược chiều (khác thời điểm xuất phát)

x1=x2x1=x2=d + a.v2v1+v2.v1   t=d + a.v2v1+v2

Xét bài toán hai xe chuyển động trên AB:  xe 1 bắt đầu từ A, xe 2 bắt đầu từ C (cách A một đoạn 0< d AB) hướng về A. Xe 1 xuất phát sớm hơn xe 2 một khoảng thời gian là a.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe 1 , gốc tọa độ tại A, gốc thời gian là lúc xe 1 xuất phát.

Phương trình chuyển động xe 1 : x1=v1t

Phương trình chuyển động xe 2: x2=d-v2(t - a)

Vị trí hai xe gặp nhau : 

x1=x2v1t=d-v2(t - a)t=d + a.v2v1+v2x1=x2=d + a.v2v1+v2.v1

Xem chi tiết

Biến trở và công suất tỏa nhiệt của biến trở

Px=U2RxRx+RN2

BIẾN TRỞ

Biến trở là các điện trở có thể thay đổi giá trị.

Các loại

Kí hiệu

Công suất tỏa nhiệt của biến trở

RN là điện trở của đoạn mạch.

Điện trở của toàn mạch : Rtd=Rx+RN

Px=U2RxRx+RN2=U2Rx+RNRx2U24RNKhi Rx=RN , Px=U24RN

Xem chi tiết

Dòng điện qua chất bán dẫn

Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của electron dẫn ngược chiều điện trường và của lỗ trống cùng chiều điện trường.

HẠT TẢI ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN

1/Bán dẫn loại p và bán dẫn loại n

Bán dẫn loại n là chất bán dẫn có hạt tải điện mang điện tích âm.

Bán dẫn loại p là chất bán dẫn có hạt tải điện mang điện tích dương.

2/Electron và lỗ trống

Chất bán dẫn có hai loại hạt tải điện là electron và lỗ trống.

Electron dẫn là electron bị bứt ra khỏi mối liên kết, trở nên tự do và trở thành hạt tải điện.

Lỗ trống là vị trí của electron khi bị bứt ra (cũng được xem là điện tích dương).

Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các electron dẫn ngược chiều điện trường và các lỗ trống cùng chiều điện trường.

LỚP CHUYỂN TIẾP P-N

1/Định nghĩa:

Lớp chuyển tiếp p-n là chỗ tiếp xúc của miền bán dẫn loại p và miền bán dẫn loại n trên một tinh thể bán dẫn.( Còn gọi là lớp nghèo)

Dòng điện chỉ chạy qua được lóp chuyển tiếp p-n theo chiều từ p sang n, nên lớp chuyển tiếp p-n được dùng làm điôt bán dẫn để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều.

2/Đặc điểm: Các electron dẫn và các lỗ trống ở lớp tiếp giáp ghép cặp với nhau dẫn đến giảm mật độ hạt tải điện nên điện trở của lớp nghèo rất lớp.

3/Dòng điện trong lớp nghèo

Trong lớp nghèo, có điện trường tiếp xúc từ n sang p .

Khi điện trường đặt vào p-n ,lỗ trống dẫn cùng chiều E, electron dẫn ngược chiều E.

Khi điện trường đặt vào n-p, lớp nghèo mở rộng.

3/Hiện tượng phun hạt tải điện 

Hiện tượng phun hạt tải điện là hiện tượng khi hạt đi theo chiều thuận, có sự phun hạt từ vùng này sáng vùng khác.

4/Ứng dụng :  ,Tranzito                                        Điot bán dẫn

Xem chi tiết

Khái niệm và tính chất chất bán dẫn

Chất bán dẫn là chất cho dòng điện đi qua ở một nhiệt độ nhất định.

CHÁT BÁN DẪN VÀ TÍNH CHẤT

1/Khái niệm chất bán dẫn : Chất bán dẫn là những chất dẫn điện ở một nhiệt độ nhất định và không dẫn điện ở nhiệt độ thường.

Ví dụ: Silic,                                                           Germani

2/Tính chất:

+ Điện trở suất của chất bán dẫn phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao điện trở suất càng nhỏ.

+ Điện trở suất phụ thuộc vào nồng độ tạp chất.

+ Điện trở suất cũng bị giảm khi bị ánh sáng chiếu vào hoặc bị tác nhân ion hóa.

Xem chi tiết

Dòng điện qua chất điện phân

I=ERp+r

DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN

1/Định nghĩa chất điện phân

Chất điện phân là những dung dịch muối, axit ,bazo và các muối, bazo nóng chảy có tính chất cho dòng điện chạy qua.

Ví dụ: dung dịch HCL, Oxit nhôm nóng chảy.

2.Dòng điện trong chất điện phân

Khi các axit,bazo,muối hòa tan vào nước dễ phân li tạo thành các ion dương và các ion âm. Số lượng phân li [hụ thuộc nồng độ và nhiệt độ

Các ion chuyển động nhiệt hỗn loạn.Trong quá trình chuyển động các ion dương và ion âm có thể kết hợp lại tạo thành phần tử trung hòa.

KL: Dòng điện trong chất diên phân là sự chuyển dởi có hướng của các ion  dương cùng chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.

HIỆN TƯỢNG XẢY RA Ở ĐIỆN CỰC

1.Bình điện phân: gồm hai điện cực làm bằng kim loại hay than chì được nhúng vào chất điện phân.

Kí hiệu:

2.Hiện tượng duơng cực tan:

Hiện tượng dương cực tan là hiện tượng cực dương anot bi ăn mòn, cực âm có kim loại bám vào khi cho dòng điện một chiều chạy qua bình điện phân có ion kim loại trong dung dịch diện phân mà anot củng làm bằng chính kim loại ấy.

Ví dụ : Điện phân dung dịch CuSO4 điện cực làm bằng đồng.

Tại Anot: Đồng trên điện cực nhường 2e và SO42- kéo  vào dung dịch: CuCu2++2e-

Tại Catot: các ion đồng di chuyển về phía catot nhận 2e trở thành đồng bám lên catot: Cu2++2e-Cu

Kết quả : Đồng trên điện cực anot giảm ,trên catot thì tăng.

3.Phản ứng phụ

Phản ứng phụ là phản ứng hóa học của các nguyên tử trung hòa hình thành khi các ion đến các điện cực nhường , nhận eclectron có thể tác dụng với các điện cực , dung môi.

Ví dụ: Điện phân dung dịch H2SO4 điện cực bằng than chì.

Tại Anot: Các ion H+ đến nhận 2e trở thành phân tử khí  2H++2e-H2

Tại Catot: Các ion SO42-,OH-do nước phân li di chuyển đến nhưng chỉ OH- nhường bớt e để tạo thành khí 4OH--4eO2+2H2O

Kết quả: Tạo ra khí H2,O2

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.