Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số khoảng cách chiếu sáng - vật lý 12, biến số momen lực - vật lý 10. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

6 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Điều kiện để vật quay.

MF/OMP/O

Chọn trục quay qua O, để lực F có tác dụng quay vật :

Momen quay của lực F với trục quay O phải lớn hơn momen của lực còn lại.

MF/OMP/O

F lực tác dụng.

P trong lực của vật

Xem chi tiết

Các dạng cân bằng

Có 3 dạng cân bằng: cân bằng bền, cân bằng không bền và cân bằng phiếm định.

1. Các dạng cân bằng

Có 3 dạng cân bằng:

Cân bằng bền: khi dịch chuyển trong tâm vật ra khỏi vị trí cân bằng thì vật sẽ quay về vị trí cân bằng cũ.

 

 

 

Cân bằng phiếm định: khi dịch chuyển vật ra khỏi vị trí cân bằng thì vật sẽ cân bằng ở vị trí cân bằng mới.

 

 

Cân bằng không bền: khi dịch chuyển vật ra khỏi vị trí cân bằng thì vật không còn giữ trạng thái cân bằng.

 

2. Nguyên nhân gây ra các dạng cân bằng khác nhau đó là vị trí trọng tâm của vật.

+ Trường hợp cân bằng không bền, trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận.

+ Trường hợp cân bằng bền, trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.

+ Trường hợp cân bằng phiếm định, trọng tâm không thay đổi hoặc ở một độ cao không đổi.

 

Xem chi tiết

Ngẫu lực

M=F.d

Định nghĩa:

Ngẫu lực là hai lực tác dụng lên vật song song ngược chiều cùng độ lớn cách nhau d.

Công thức :

                                  M=F.d

Với :

M N.m:momen ngẫu lực.

F N : lực tác dụng.

d m : khoảng cách giữa hai lực.

Ý nghĩa: Hợp lực tác dụng vào vật bằng không. Nhưng momen lực không cân bằng gây nên gây ra tác dụng quay. Với trục quay vuông góc với hai lực tại trung điểm của khoảng cách hai lực.

 

Xem chi tiết

Cường độ chiếu sáng - vật lý 12

Isáng=PS=P4πR2 W/m2

Khoảng cách càng xa cường độ chiếu sáng càng giảm

Xem chi tiết

Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định.

ΣMc=ΣMnMF1/O+MF2/O=MF2/O+MF4/O

Điều kiện cân bằng:

Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải cân bằng với tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

 

Chú thích:

ΣMc: tổng moment làm vật quay xuôi chiều kim đồng hồ (N.m).

ΣMn: tổng moment làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ (N.m).

 

Xem chi tiết

Momen lực

M=F.d

Định nghĩa:

Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.

Chú thích:

 M là momen lực (N.m)

F là lực tác dụng (N)

 d là cánh tay đòn - là đoạn thẳng vuông góc nối từ trục quay đến giá của lực (m)

 

Minh họa về cách xác định momen lực

 

 

 Càng đi ra xa trục quay (cánh tay đòn càng tăng) thì khối lượng được phép cẩu lên phải giảm

để tránh tăng momen gây tai nạn lao động.

Xem chi tiết

Videos Mới

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn.

B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Hướng dẫn chi tiết.

Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực vectơ F1, vectơ F2 và vectơ F3 có độ lớn lần lượt là 2 N, 20 N và 18 N.

Nếu bỏ lực 20 N thì hợp lực của hai lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu? A. 4 N. B. 20 N. C. 28 N. D. 32 N. Hướng dẫn chi tiết.

Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều

A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc. B. cùng hướng với vectơ vận tốc. C. có độ lớn không đổi. D. ngược hướng với vectơ vận tốc. Hướng dẫn chi tiết.