Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số độ dời trong chuyển động thẳng (độ dịch chuyển) - vật lý 10, biến số năng lượng từ trường. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

10 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Vận tốc tức thời - Vật lý 10

vt = dt (t: rt nh)

Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm xác định, được kí hiệu là vt.

 

Xem chi tiết

Độ dịch chuyển

d = x2 - x1 = x

- Độ dịch chuyển là một vectơ, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.

- Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển.

  • Kí hiệu: d
  • Đơn vị: mét (m)

- Độ dịch chuyển là một đại lượng có thể nhận giá trị âm, dương hoặc bằng không. Trong khi quãng đường đi được là một đại lượng không âm.

Xem chi tiết

Vận tốc trung bình

vtb=xt

Khái niệm:

Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời của chất điểm và độ biến thiên thời gian.

 

Chú thích:

vtb: Vận tốc trung bình của chất điểm (cm/s, m/s)

x: Độ dời của chất điểm (cm, m) x=x2-x1

t: Thời gian để vật thực hiện độ dời x (s) t=t2-t1

 

Xem chi tiết

Điện trường biến thiên và từ trường của mạch dao động LC - vật lý 12

Điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường của một dòng điện dịch

 

Phát biểu:

- Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức của từ trường bao giờ của khép kín.

- Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

Xem chi tiết

Từ trường biến thiên và điện trường xoáy - Vật lý 12

Điện trường có đường sức là đường cong kín gọi là điện trường xoáy.

 

 

 

Phát biểu: 

- Điện trường có đường sức là đường cong kín gọi là điện trường xoáy.

- Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.

 

Hiện tượng cảm ứng điện từ làm xuất hiện dòng điện cảm ứng, tức là khi có từ trường biến thiên qua khung day kín. Sự xuất hiện dòng của dòng điện cảm ứng chứng minh mỗi điểm bên trong dây có một điện trường mà vector cường độ điện trường cùng chiều với dòng điện. Đường sức của điện trường này nằm dọc theo vòng dây tạo thành đường cong kín. Ta gọi đó là điện trường xoáy.

Kết luận: Tại nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.

Xem chi tiết

Năng lượng điện từ trong mạch dao động LC - vật lý 12

W=WC+WL=WCmax=WLmax

W=CU022=LI022=Q022C

 

Khái niệm: Là tổng năng lượng điện trường (trong tụ điện) và năng lượng từ trường (trong cuộn cảm) của mạch dao động.

 

Chú thích:

WL, WLmax: năng lượng từ trường và năng lượng từ trường cực đại của tụ điện (J)

WC, WCmax: năng lượng điện trường và năng lượng điện trường cực đại của tụ điện (J)

W: năng lượng điện từ của mạch dao động (J)

Xem chi tiết

Năng lượng từ trường của tụ điện - vật lý 12

WL=Li22=12C(U02-u2)

WLmax=LI022

 

Phát biểu: Dòng điện qua cuộn cảm thuần L sinh ra từ thông biến thiên, từ đó sinh ra từ trường. Do đó trong cuộn cảm thuần có năng lượng từ trường.

 

Chú thích:

WL, WLmax: năng lượng từ trường và năng lượng từ trường cực đại qua cuộn cảm (J)

i,I0: cường độ dòng điện tức thời và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm (C)

L: độ tự cảm của cuộn cảm (H)

u, U0: điện áp tức thời và điện áp cực đại của tụ điện (V)

C: điện dung của tụ điện (F)

Xem chi tiết

Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm.

W=12LI2=2π.10-7.N2lS.I2

 

Khái niệm: Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm là năng lượng đã được tích lũy trong ống dây tự cảm khi có dòng điện chạy qua.

 

Chú thích:

W: năng lượng từ trường (J)

L: độ tự cảm (H)

I: cường độ dòng điện (A)

 

Một số loại cuộn cảm thường gặp.

Xem chi tiết

Vận tốc trung bình

Vtb=ΔxΔt=ΔdΔt=x2-x1t2-t1 

a/Định nghĩa:

Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời (độ dịch chuyển) vật di chuyển được và thời gian di chuyển hết độ đời đó.

b/Công thức

vtb=xt=dt=x2-x1t2-t1

Chú thích:

Vtb: vận tốc trung bình của vật (m/s).

Δx: độ dời của vật (m).

d: độ dịch chuyển của vật (m)

Δt: thời gian chuyển động của vật (s).

x2, x1: tọa độ của vật ở vị trí 1 và 2 (m)

t2, t1: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s)

Lưu ý

+ Vận tốc trung bình có thể âm hoặc dương tùy theo cách chọn chiều dương. Khi chọn chiều dương cùng chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị dương. Ngược lại, khi chọn chiều dương ngược chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị âm.

+ Vận tốc trung bình qua hai tọa độ có độ lớn giống nhau trong mọi hệ quy chiếu.

+ Một vật đi A đến B rồi từ B về A thì vận tốc trung bình trên cả quá trình bằng không dù đi trên đoạn đường với vận tốc khác nhau. Lúc này vận tốc trung bình  không thể hiện được mức độ nhanh chậm của chuyển động.

vtbABA=x2-x1t=xA-xAt=0

Xem chi tiết

Độ dời trong chuyển động thẳng (độ dịch chuyển)

Δx=x2-x1

Định nghĩa: Độ dời là hiệu số giữa hai tọa độ của vật.

Đơn vị tính: m, km, cm.

 

Chú thích:

Δx: là độ dời của vật (m).

x2, x1: là tọa độ của vật ở thời điểm 2 và 1 (m).

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.