CẢNH CHỜ ĐÈN ĐỎ Ở DUBAI
Chỉ xem qua video thôi chúng ta cũng cảm nhận được sự bất lực của giới cảnh sát và sự mệt mỏi của người tham gia giao thông nơi đây, và thật may là ở Việt Nam chưa cần tới những chế tài thể hiện sự thiếu ý thức của người dân tới vậy khi tham gia giao thông.
Cảnh chờ đèn đỏ ở Dubai
Vậy liệu có ai thắc mắc ở đây rằng tại sao lại là 85dB mà không phải con số nào khác?
Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Khi nghe những tiếng còi xe inh ỏi qua video thôi, dù rằng đã nhẹ nhàng đi rất nhiều so với phải trực tiếp đứng giữa sự hỗn loạn ấy, nhưng chắc chắn ai cũng có thể cảm nhận được sự mệt mỏi, cảm nhận được độ lớn của âm thanh, cái gì cũng có mức độ của nó, và ngưỡng chịu đựng của tai người cũng có mức độ. Và để biết được mức độ chịu đựng được của tai người, các nhà khoa học đã đo được vùng âm thanh nghe được của tai nằm trong khoảng từ 16 – 20.000 hz (Hertz).
Ăn quá nhiều sẽ khiến bạn tức bụng, khó thở. Uống quá nhiều gây cho bạn tức tiểu, chướng bụng, nếu là nước ngọt sẽ gây cảm giác đau đầu, nếu là chất chứa cồn sẽ gây đau đầu, chóng mặt, nôn ói….Và tiếng ồn quá lớn, thì chính là một nguyên nhân lớn gây đau đầu, khó chịu, ức chế, chóng mặt, nóng giận, sợ hãi vô cớ, gây đau dạ dày…. do nó có thể làm tăng nhịp tim, tác động đến dây thần kinh trung ương, dạ dày và các cơ quan khác. Với những âm thanh quá lớn còn có thế gây điếc tạm thời hoặc vĩnh viễn… Tiếng ồn chính là một trong số những nguyên nhân gây tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.
MỨC ĐỘ CẢM THỤ ÂM THANH CỦA TAI NGƯỜI
Tương tự như đo chiều dài bằng mét (m) hay đo cân nặng bằng kilogram (kg), thì để do độ lớn của âm thanh, ta có đơn vị đo là Decibel (dB). Ngưỡng nghe của tai chúng ta được chia theo các mức độ lớn của âm thanh như sau:
Từ 0dB – 80dB: Mức độ mà tai người có thể chịu đựng được mà không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cần tới các thiết bị để bảo vệ đôi tai.
Từ 80dB – 90dB: Cường độ khá lớn bắt đầu gây cho con người cảm giác khó chịu, nếu phải chịu với mức độ thường xuyên hoặc thời gian nghe tiếng ồn lâu thì dễ gây cho con người các hệ lụy về sức khỏe, đôi tai, cảm xúc….
Từ 90dB trở lên: Cường độ lớn và nguy hiểm, đôi tai của một người bình thường sẽ không thể chịu quá được 1 giờ đồng hồ….
Chỉ cần vượt quá 85dB, đèn đỏ sẽ quay lại.
Đây chính là lý do mà chiếc đèn giao thông kia dùng con số 85dB, chính là mức giới hạn của ngưỡng nghe của tai người. Chắc hẳn khi chưa lắp chiếc đèn giao thông có chiếc máy đo mức cường độ âm này, thì những người làm việc gần các giao lộ có đèn đỏ, như người dân, lực lượng cảnh sát đã thường xuyên bị những tiếng ồn từ những chiếc còi kia gây khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt…và nhiều những hệ lụy sức khỏe khác.
MỘT SỐ KIẾN THỨC VẬT LÝ LIÊN QUAN
Âm thanh là các dao động cơ học của các phân tử, nguyên tử, hay hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng.
Cường độ âm là năng lượng của sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích được đặt vuông góc với phương truyền âm.
Bạn cũng biết, ở khu vực thành phố đông người, còn có rất nhiều nhà cao tầng, khi tắc đường, nhiều phương tiện giao thông, điều đó khiến âm thanh còn bị phản xạ quay lại, đó cũng chính là một nguyên nhân góp phần làm cho tiếng ồn càng lớn hơn, và khó chịu hơn.
Phản xạ âm là âm bị dội lại khi gặp vật chắn
Tiếng vang là âm phản xạ dội đến tai ta cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15s
Những vật cứng, bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt hơn những vật mềm xốp, hay có bề mặt gồ ghề.
CÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG
Vậy là, chiếc đèn giao thông kia không chỉ là một biện pháp hữu nghiệm giúp giảm bớt tiếng ồn mà còn là một công cụ hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của con người. Khi tiếng ồn giảm đi, con người cũng bớt đi những cảm xúc tiêu cực, sự bình tâm sẽ người tham gia giao thông thực sự thấy 100s chờ đợi đèn đỏ không còn quá lâu so với hành trình của cuộc đời.
Nếu là một trong những người tham gia giao thông trên video trên, có thể bạn sẽ mong rằng không chế tạo còi xe nữa sẽ dừng được việc bấm còi và hạn chế được ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên còi xe cũng có những chức năng riêng của nó như cảnh báo nguy hiểm, xin đường, … Bởi vậy không thể nhìn vào mặt tiêu cực của nó để gán cho nó có tội được.
Thay vào đó, hãy nhớ nó chỉ là một bộ phận nhỏ gắn trên xe, và không tự nhiên phát ra tiếng kêu, nó cần tác động cơ học – cụ thể là tay bấm của con người. Bởi vậy việc tạo ra hay hạn chế được tiếng ồn hoàn toàn dựa vào ý thức của người tham gia giao thông. Mong rằng, bạn sẽ là người tham gia giao thông văn minh nhé.
Sưu tầm và biên soạn: Vũ Thương