Air Canada 143 - Phi vụ hạ cánh máy bay thế kỷ vì đổi nhầm đơn vị

Câu chuyện đổi đơn vị khá là gần gũi với các bạn học sinh, tưởng chừng đơn giản nhưng suýt nữa gây ra một vụ tai nạn thế kỷ chỉ vì các nhân viên kỹ thuật đổi nhầm đơn vị. Qua câu chuyện này nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận từ những việc đơn giản nhất.

Advertisement

CHUYẾN BAY ĐỊNH MỆNH - AIR CANADA 143 

Trên đây là hình ảnh chiếc máy bay số hiệu 143 của hãng hàng không Air Canada sau khi tiếp đất thành công ở độ cao 41.000 feet (12.000 m). Chuyến bay có lịch trình đi từ Montreal đến Edmonton đã hết nhiên liệu buộc phải hạ cánh xuống đường băng đã bị bỏ hoang ở Manitoba vào năm 1983.

Đó là nỗi sợ hãi đối với 61 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn đi Edmonton trên chuyến bay 143. Và phép màu đã xảy ra khi chiếc máy bay đã hạ cánh khẩn cấp an toàn nhờ kinh nghiệm xử lý tình huống của cơ trưởng Robert Pearson (48 tuổi), người có kinh nghiệm với hơn 15.000 giờ bay. Ông là cựu lính không quân Hoa Kì và cũng là một người lái tàu lượn chuyên nghiệp. Cùng với ông là cơ phó Maurice Quintal (36 tuổi), anh là cựu lính không quân Canada và cũng đã tích lũy được hơn 7.000 giờ bay.

ĐIỀU TRA NGUYÊN NHÂN 

Ngay sau khi sự việc xảy ra, các chuyên gia đã dự đoán rằng nguyên nhân là do lỗi đồng hồ đo nhiên liệu. Nhưng những ngày sau đó, lý do thực sự đã dần xuất hiện.

Air Canada Boeing 767-233 (Gimli Glider) (1983) C-GAUN | 3D Warehouse

Vào thời điểm này, ngành hàng không của Canada đang trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống số liệu. Chiếc Boeing 767-223 là máy bay hệ mét đầu tiên bay ở Canada. Các chuyên gia đã tiết lộ rằng máy bay hết nhiên liệu do lỗi chuyển đổi hệ mét. Một trong hai đồng hồ đo nhiên liệu trên chuyến bay 143 đã bị trục trặc, vì vậy phi hành đoàn mặt đất ở Montreal đã nạp nhiên liệu theo cách thủ công bằng cách sử dụng các phép tính liên quan đến trọng lượng riêng của nhiên liệu máy bay.

Trước chuyến bay, cơ trưởng đã tính toán máy bay cần 22.300 kg nhiên liệu để di chuyển đến Edmonton. Nhiệm vụ này được giao cho nhân viên kỹ thuật tính toán vì đang có khoảng 7682 lít nguyên liệu còn của chuyến bay trước. Do thể tích của nhiên liệu máy bay sẽ thay đổi theo nhiệt độ. Khối lượng của một lít nhiên liệu là 0,804 kg, phép tính chính xác sẽ sử dụng đơn vị kg:

7.682 lít × 0,8 kg / L = 6.169 kg = khối lượng nhiên liệu đã có trên máy bay.

22.300 kg - 6.169 kg = 16.131 kg = khối lượng nhiên liệu cần bổ sung.

Vì không chú ý, các nhân viên kỹ thuật đã đổi nhầm khối lượng của một lít nhiên liệu qua đơn vị pound. Và kết quả bị tính nhầm như sau:

7.682 lít × 1.77 lb / L = 13,597 lb = khối lượng nhiên liệu đã có trên máy bay (số lượng này đã được hiểu không chính xác là 13,597 kg).

22.300 kg - 13,597 kg = 8,703 kg  = khối lượng nhiên liệu cần bổ sung.

Thay vì nạp thêm hơn 16.000 kg nhiên liệu thì kỹ sư chỉ nạp cho chiếc máy bay mới có một nửa lượng nhiên liệu cần thiết để đến Edmonton. Sau đó, cơ trưởng đã kiểm tra lại bảng số liệu nhưng ông vẫn tin là phép tính đúng và yêu cầu thay thế đồng hồ đo nhiên liệu bị hỏng nhưng tại sân bay Ottawa không có chiếc nào cho B767. Cuối cùng, cơ trưởng vẫn quyết định khởi hành chuyến bay vì tin tưởng rằng đã nạp đủ nhiên liệu nên không cần đồng hồ đo.

XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH HẠ CÁNH

Sau hơn 1 giờ khởi hành, chuyến bay 143 đang bay ở độ cao 41.000 feet (12.000 m) trên Red Lake, Ontario. Hệ thống cảnh báo trong buồng lái của máy bay đã vang lên, cho thấy có vấn đề về áp suất nhiên liệu ở phía bên trái của máy bay. Cơ trưởng đã yêu cầu tắt luôn van số 1 và yêu cầu ATC hạ xuống sân bay gần nhất. Khi họ thông báo ý định của mình với người điều khiển ở Winnipeg và cố gắng khởi động lại động cơ bên trái, thì hệ thống cảnh báo buồng lái bên phải lại vang lên với âm thanh "hết động cơ" khiến cả phi hành đoàn hoảng hốt. Vài giây sau, với động cơ bên phải cũng dừng lại, chiếc 767 mất toàn bộ sức mạnh và trở thành chiếc tàu lượng 150 tấn. Một sự im lặng đến đáng sợ, hầu hết các màn hình hiển thị trong buồng lái đều trống rỗng.

Câu chuyện khó tin về chiếc máy bay hết xăng giữa đường

Cơ trưởng Pearson là một phi công lái tàu lượn dày dặn kinh nghiệm, vì vậy ông rất quen thuộc với các kỹ thuật bay hầu như chưa bao giờ được sử dụng trong chuyến bay thương mại. Để đảm bảo an toàn, cơ trưởng buộc phải điều khiển máy bay hạ xuống với tốc độ hơn 2000 ft/phút. Việc giảm độ cao nhanh chóng, họ không đủ nhiên liệu để đến sân bay Winnipeg vì quá xa. 

Lúc này, cơ phó Quintal đề xuất hạ cánh xuống Ga Gimli trước đây của RCAF, một căn cứ không quân đóng cửa nơi anh từng là phi công cho lực lượng Không quân Hoàng gia Canada. Cơ phó Quintal hay kiểm soát viên không lưu không hề hay biết, một phần của cơ sở này đã được chuyển đổi thành một khu phức hợp đường đua với hàng trăm khán giả. Khi hạ cánh, cơ trưởng đã nhìn thấy đường đua từ xa nhưng không còn cách nào khác vì chiếc máy bay hầu như không tạo ra tiếng ồn để cảnh báo nào cho mặt đất. 

TIẾP ĐẤT AN TOÀN

Sau khi phát hiện máy bay, mọi người ở mặt đất bỏ chạy tán loạn. Cơ trưởng Pearson quyết định thực hiện cú trượt về phía trước để tăng lực cản và giảm độ cao. Sau khi máy bay chạm xuống, mũi máy bay bắt đầu cạo dọc theo lan can ở trung tâm đường đua, tạo ra lực ma sát bổ sung giúp máy bay giảm tốc. Cách điều khiển này thường được sử dụng trong tàu lượn để hạ xuống nhanh hơn mà không cần tăng tốc độ về phía trước, nhưng thực tế nó không bao giờ được thực hiện trong các máy bay phản lực lớn ngoài những trường hợp hiếm hoi như của chuyến bay này.

Câu chuyện khó tin về chiếc máy bay hết xăng giữa đường

Phép màu đã xảy ra, không có ai bị thương quá nghiêm trọng trong vụ hạ cánh này. Sự cố bất ngờ này đã gây ấn tượng mạnh mẽ lên ngành hàng không lúc bấy giờ và mang lại cho chuyến bay 143 biệt danh: "Tàu lượn Gimli".

Một vụ tai nạn khủng khiếp có thể xảy ra đe dọa đến tính mạng của hàng chục người, trong khi nguyên nhân của nó tưởng chừng như rất đơn giản, đó là chủ quan trong việc kiểm tra đổi đơn vị. Câu chuyện tưởng đùa nhưng lại có thật này giúp chúng ta rút ra được bài học quý báu về tính cẩn thận trong mọi trường hợp và cho thấy rằng kiến thức Vật lý đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày.

Sưu tầm và biên tập: Ngọc Hà.

Chủ Đề Vật Lý

Các Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Ý NGHĨA CỦA BIỂN BÁO NGUY HIỂM SINH HỌC LÀ GÌ?

Biển báo nguy hiểm sinh học là loại biểu tượng rất phổ biến và thường được tìm thấy trên các chất, vật liệu và container có mầm bệnh.

Phân biệt các đơn vị đo góc RADIAN, ĐỘ, GRAD

Radian, độ (degree) và grad là các đơn vị dùng trong đo độ lớn của góc. Chúng ta cùng nhau phân biệt chúng nhé.

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 3: phóng xạ

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 3: phóng xạ, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.