Hệ thống Radar - Con mắt thứ 3 với khả năng siêu nhiên.

Câu chuyện tạo ra hệ thống Radar dựa trên sóng vô tuyến. Liệu ăn cà rốt có giúp mắt sáng như hệ thống radar: Vật lý 12. Sóng âm, sóng cơ học, tần số sóng, bước sóng.

Advertisement

RADAR - HỆ THỐNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Ta vẫn thường hay bắt gặp những câu hỏi về việc đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, có người cho rằng đó là việc khám phá, tìm tòi ra những điều mới lạ, những chân lý mới. Có người đam mê với những cuộc hành trình tìm ra những vùng đất mới, chế tạo ra một phương tiện, hay có những người lại dành cả cuộc đời mình với mục tiêu làm thế nào để kiếm được thật nhiều tiền?

Chung quy lại, mục tiêu sống và đam mê tạo nên tính cách và số phận mỗi con người khác nhau, và chính đam mê, mục tiêu, kết hợp với phân cảnh xã hội nơi mỗi con người sinh sống tạo nên sự sáng tạo. Với một người làm kinh tế, việc phát triển hệ thống ship hàng tận nơi đã đem lại sự tiện lợi và giá trị lợi nhuận cao, với những nhà nghiên cứu khoa học, việc tạo ra những thiết bị điện tử đã và đang góp phần khiến xã hội ngày trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Một trong những nghiên cứu khoa học đã tạo ra nhiều sự thay đổi góp phần nâng cao cuộc sống hiện đại ngày nay chính là Radar. 

LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA RADAR

Việc tạo ra hệ thống Radar bắt nguồn từ bối cảnh xã hội khi ấy – chiến tranh thế giới thứ II. Sự khắc nghiệt của chiến tranh khiến người ta tìm ra các loại vũ khí khác nhau và cả những công cụ phòng tránh hay giảm sự sát thương của các loại vũ khí, và Rada ra đời, là một trong những công cụ góp phần làm nên chiến thắng của quân đội Anh trước những cuộc tấn công trên không của quân đội Đức. 

Radar được Nhà phát minh Robert Watson-Watt chế tạo ra dựa trên những nghiên cứu về sóng vô tuyến. Radar là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng anh Radio Detection and Ranging với nghĩa là dò tìm và định vị sóng vô tuyến. Hãy tưởng tượng nếu như bạn có một siêu năng lực nhìn thấy mọi thứ trong bóng đêm với tầm nhìn xa lên tới hàng chục km, xuyên qua cả những lớp sương mù dày đặc, hay cả những đám mây, tán lá…– tương dự như loài dơi trong bài viết (Tại sao dơi bay được trong bóng tối?) – thì Radar chính là một phương tiện có khả năng làm được điều đó. Hay cũng có thể nói cách khác, việc tạo ra Radar chính là tạo ra con mắt thứ 3 với siêu năng lực nhìn thấy và định vị một cách chính xác về khoảng cách của vật thể ở một khoảng cách mà cơ thể tự nhiên của con người không dễ dàng gì nhìn thấy.

Robert Watson-Watt

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA RADAR

Từ những năm 1880, những nguyên lý cơ bản của Radar – sóng vô tuyến đã được nhà vật lý người Đức Heinrich Hertz tạo ra và truyền trong phòng thí nghiệm. Ông nhận thấy loại sóng này là một dạng của bức xạ điện từ. Sóng vô tuyến đi xuyên qua một số vật và một số thì phản xạ chúng.

ỨNG DỤNG CỦA RADAR 

Cho đến những năm 1901, sóng vô tuyến đã được phát triển và ứng dụng vào thực tế, những thử nghiệm phát hiện vật thể bằng sóng vô tuyến được thực hiện vào nằm 1904 giúp phát hiện tàu thuyền ở xa để tránh xa chạm giữa các con tàu.

Những cuộc nghiên cứu tiếp tục diễn ra trong khoảng những năm 1920 -1930, và cho đến khi Robert Watson-Watt – người làm việc trong văn phòng khí tượng – một cố vấn khoa học trong lĩnh vực truyền thông hoàn thiện hệ thống radar đầu tiên. Thiết bị Radar đã góp phần giúp Vương quốc Anh chống lại những cuộc tấn công trên không của quân đội Đức trong thế chiến thứ 2.

 

Sự khắc nghiệt của chiến tranh cũng như sự khắc nghiệt của thiên nhiên, trời đất rung chuyển bởi bom đạn, và không có báo trước. Khi quân đội Đức tràn sang, nước Anh thường phải chịu những cuộc tấn công trong đêm từ những chiếc máy bay có tên Luftwaffe. Chính phủ đã phải ra lệnh tắt đèn vào ban đêm để giảm thiểu thiệt hại về người và của đất nước mình. Trong bối cảnh tối đen như mực ấy, chính nhờ phát minh về Rada đã giúp quân đội bắn hạ được máy bay chiến đấu của Đức. 

CÂU CHUYỆN VỀ CỦ CÀ RỐT

Khi có một phát minh được tạo ra và được ứng dụng hiệu quả, lẽ thông thường thì phát minh đó sẽ được thông cáo tới mọi người. Nhưng với chiến tranh thì khác, chính phủ Anh đã giấu nhẹm đi con mắt nhân tạo – Radar, thay vào đó sử dụng phương thức quảng cáo, tuyên truyền rằng chính cà rốt là công cụ giúp cho mắt của phi công sáng hơn, đạt công lực nhìn xa vào ban đêm hơn nên đã bắn hạ được máy bay của Đức. Chiến dịch ấy đã thực sự hiệu quả khi chính quyền nước Đức cũng tin và yêu cầu phi công của mình ăn nhiều cà rốt để sáng mắt hơn.

Phương thức quảng cáo sử dụng phát ngôn của người nổi tiếng luôn có hiệu quả lớn. Không chỉ có tác dụng đánh lạc hướng quân dịch, mà còn có tác dụng giải cứu được người dân thoát khỏi nạn đói do thiếu thốn lương thực do chiến tranh gây ra bởi với nhiều người, cà rốt không phải một món dễ ăn. Và câu chuyện về ăn cà rốt giúp sáng mắt hơn thì vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay.

VAI TRÒ CỦA RADAR TRONG ĐỜI SỐNG NGÀY NAY

Giờ đây, khi chiến tranh đã qua đi, Radar được phát triển và cải tiến lên và được ứng dụng trong thực tiễn nhiều hơn, góp một phần rất lớn trong sự phát triển của đời sống hiện đại.

Trong quân sự, Radar được sử dụng để phát hiện mục tiêu, nhận dạng mục tiêu và kiểm soát vũ khí, dẫn đường cho vũ khí trong hệ thống tên lửa, xác định vị trí của kẻ thù trong bản đồ…

Radar giúp kiểm soát không lưu, xác định và hiển thị vị trí máy bay, giúp các máy bay tránh va chạm trên không, hay dẫn đường cho máy bay hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu.

Radar còn được sử dụng để quan sát thời tiết hay vị trí các hành tinh, giám sát băng để đảm bảo tuyến đường thông suốt cho tàu. 

Trong giao thông, Radar là công cụ được cảnh sát giao thông sử dụng để xác định tốc độ của phương tiện, đưa ra cảnh báo về sự có mặt của các phương tiện khác hay các chướng ngại vật không đảm bảo cho an toàn giao thông.

Bối cảnh cuộc sống và nhu cầu thỏa mãn sự tò mò, thắc mắc cho những câu hỏi tại sao là thứ thôi thúc mỗi con người khám phá, thử nghiệm, sáng tạo ra những cách thức mới, sản phẩm mới hay những phát minh mới. Cùng với thời gian và những tiêu chí phù hợp, mà mỗi ngày từ những ý tưởng tạo ra sản phẩm, rồi theo đó hoàn thành và nâng cấp sự sáng tạo để sao cho sản phẩm đó ngày một hữu dụng. Hi vọng câu chuyện về Radar sẽ tiếp thêm động lực để bạn bắt tay vào những ý tưởng sáng tạo của mình và không ngừng sáng tạo.

 

Chủ Đề Vật Lý

Các Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Ý NGHĨA CỦA BIỂN BÁO NGUY HIỂM SINH HỌC LÀ GÌ?

Biển báo nguy hiểm sinh học là loại biểu tượng rất phổ biến và thường được tìm thấy trên các chất, vật liệu và container có mầm bệnh.

Phân biệt các đơn vị đo góc RADIAN, ĐỘ, GRAD

Radian, độ (degree) và grad là các đơn vị dùng trong đo độ lớn của góc. Chúng ta cùng nhau phân biệt chúng nhé.

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 3: phóng xạ

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 3: phóng xạ, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.