Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

1 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp.

Eb=E1+E2+...+En

rb=r1+r2+...+rn

 

 

Phát biểu:

- Suất điện động Eb của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng các suất điện động của các nguồn có trong bộ.

- Điện trở trong rb của bộ nguồn điện ghép nối tiếp bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ.

 

Chú thích:

E: suất điện động của nguồn điện (V)

r: điện trở trong của nguồn điện (Ω)

Với n là số nguồn được ghép nối tiếp trong bộ nguồn.

 

 

Ưu điểm và khuyết điểm của ghép nối tiếp:

Ghép nối tiếp lợi về sức điện động nhưng thiệt về nội trở. 

 

Lưu ý thêm:

Trong trường hợp tất cả các pin đang ghép là cùng 1 loại duy nhất. Ta có:

Eb=n.E và rb=n.r

 

Bên trong viên pin 9V bản chất là 6 viên pin 1,5V được ghép nối tiếp lại với nhau.

Xem chi tiết

Videos Mới

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn.

B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Hướng dẫn chi tiết.

Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực vectơ F1, vectơ F2 và vectơ F3 có độ lớn lần lượt là 2 N, 20 N và 18 N.

Nếu bỏ lực 20 N thì hợp lực của hai lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu? A. 4 N. B. 20 N. C. 28 N. D. 32 N. Hướng dẫn chi tiết.

Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều

A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc. B. cùng hướng với vectơ vận tốc. C. có độ lớn không đổi. D. ngược hướng với vectơ vận tốc. Hướng dẫn chi tiết.