Archimedes cởi truồng chạy khắp nơi và những câu chuyện vật lý

Dù ít có sách báo ghi chép về cuộc đời Archimedes nhưng câu chuyện trần truồng của ông thì hàng nghìn năm sau người ta vẫn còn nhắc tới dù chẳng quan tâm tới toán lý. Lực đẩy Archimedes.

Advertisement

NHÀ BÁC HỌC ARCHIMEDES

Archimedes (tiếng Hy Lạp: Ἀρχιμήδης phiên âm tiếng Việt: Ác-si-mét) (khoảng 287 TCN ~ 212 TCN) là một nhà toán học, nhà vật lí, kỹ sư, nhà phát minh và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết nhưng ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC VƯƠNG MIỆNG CỦA NHÀ VUA

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ - KhoaHoc.tvNhững nhà bác học nổi tiếng luôn có một câu chuyện thú vị riêng của mình, mà hậu bối về sau bằng phương thức truyền miệng đã có thể dễ dàng nhớ đến tên của họ. Aschimet cũng không ngoại lệ, nhắc tới ông, chắc hẳn ai cũng có thể thốt lên: “Eureka! Tìm ra rồi”

Nếu ai đó nghĩ đến cảnh nhà bác học Hy Lạp cổ đại ấy vừa trần truồng vừa chạy giữa phố rồi hét vang “Eureka! Eureka!...” như thế, chắc hẳn đều phải cảm thán : “Mấy người giỏi đầu óc đúng là không bình thường”.

Một huyền thoại kể rằng có lần đức vua Hieron – một bạo chúa và sau đó là vua của Syracuse , Sicily, từ khoảng 270 - 216/215 TCN sai một người thợ kim hoàn chế tạo một chiếc vương miện bằng vàng.

Với sự đa nghi cuả mình, Vua nghi ngờ người thợ đã ăn bớt một số vàng và thay vào đó một số bạc hay kim loại khác, nhà vua cho gọi  Archimedes đến và phán: Với điều kiện không được làm hỏng chiếc vương miện, không làm biến dạng, ngươi phải tìm ra trong chiếc vương viện này có pha bạc hay không, nếu không sẽ bị chém đầu?

Lệnh vua như sét đánh, hơn nữa lại là một bạo chúa, nên Archimedes đã suy nghĩ ngày đêm để tìm ra cách. Ông suy luận rằng vương miện nặng đúng bằng thỏi vàng. Còn bạc thì nhẹ hơn vàng, chẳng thể nung chiếc vương miện ra để cân, cũng không thể lấy đâu ra lượng vàng khác để tạo một chiếc vương miện khác mà so sánh? Vậy thì phải nghĩ ra cách để so sánh thể tích của chúng.

Một hôm, Archimedes bước vào bồn tắm, thấy nước trong bồn tắm tràn ra khi ông bước vào, càng chìm mình sâu xuống bồn, nước tràn ra nhiều hơn. Tinh thần bỗng như bừng sáng, những ý tưởng và cách thức hiện lên trước mắt, ông lao ra ngoài và hét lên sung sướng Eureka! Eureka! (Tìm ra rồi! Tìm ra rồi!). Archimedes quên mất rằng mình lúc này hoàn toàn trần truồng.

Dĩ nhiên việc không mặc đồ chạy giữa phố không phải dễ dàng tha thứ nhưng bởi nhà vua cũng vui mừng không kém khi Archimedes không những tìm ra được sự thật mà còn chứng minh sự ngờ vực của nhà vua là chính xác. Bởi vậy giữa việc ở chuồng và việc lập được công lớn thì tội kia đáng được tha thứ.

NHỮNG ỨNG DỤNG TỪ LỰC ĐẨY ARCHIMEDES

1. Thiết kế và chế tạo tàu thuyền.

Dù có tải trọng rất lớn, nhưng những chiếc tàu vẫn có thể lênh đênh trên biển lớn hoàn thành hành trình của mình. Lý do chính là nhờ ứng dụng của lực ẩy archimedes – bằng cách tạo ra các khoảng trống lớn để giúp tăng thể tích cho tàu, giúp tàu di chuyển được trên bề mặt nước.

Ứng dụng trong thiết kế tàu thuyền

2. Giải thích vì sao cá lại nổi trên mặt nước.

Các bạn có biết trong cá có một bong bóng lớn, tác dụng của chiếc bong bóng này chính là điều chỉnh khả năng lặn xuống hay nổi lên của chúng. Nếu cá muốn nổi lên, bong bóng của chúng sẽ căng lên để tăng thể tích làm cho lực đẩy tăng lên, từ đó cá nổi cao hơn một cách dễ dàng và ngược lại. Đây chính là nguyên lý của lực đẩy Archimedes.

 

Bong bóng giúp cá nổi lên hay lặn xuống sâu hơn

3. Tạo ra khí cầu

Trong không khí, người ta đã áp dụng lực đẩy Archimedes để sản xuất khinh khí cầu thành công. Khi đốt lửa, khinh khí cầu sẽ bay lên cao do thể tích không khí tăng, lực đẩy tăng và họ cũng giảm khối lượng riêng của khinh khí cầu. Và họ sử dụng khí heli trong trường hợp này.

Sử dụng lực đẩy Archimedes tạo ra kinh khí cầu

CÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG

Bạn có thấy rằng vị Vua Hireon kia không chỉ là một bạo chúa mà còn là một kẻ cực kỳ đa nghi không ạ. Sự đa nghi ấy có thể hiện ông ta là một kẻ tham lam hay ông ta là một người có con mắt tinh tường, có sự nhìn người đúng đắn – thể hiện ở chỗ nhìn ra kẻ gian lận, và cả việc nhìn ra được sự tài giỏi của nhà bác học Archimedes.

Nếu nhà bác học không nghĩ ra được có bị chém đầu không nhỉ?

Chắc hẳn việc trần chuồng chạy ra khỏi nhà tắm đã chứng tỏ được một áp lực không nhỏ đối với nhà bác học, và cũng thể hiện được sự phấn khích của một người đam mê nghiên cứu khi tìm ra được đáp án. Bạn đã bao giờ chìm mình vào công việc, học tập, hay giải một bài toán vật lý đến quên ăn, quên ngủ, quên cả bộ phim mình yêu thích chưa? Và khi tìm ra được đáp án, bạn có từng hét lên sung sướng?.

Nếu như hơn 2000 năm trước, nhà bác học Archimedes không tắm trong bồn tắm, mà chỉ tắm mưa, hay dội nước ào ào như nhiều người vẫn làm, thì không biết ông ấy sẽ tìm ra đáp án bằng cách nào nhỉ?

Và có một điều lý thú nữa là: Có rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới đã phát hiện ra những điều thú vị trong lúc lắm như acsimet đấy, như Agatha Chrítie (1890 ~1976) – nữ tác giả tiểu thuyết trinh thám người Anh.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong một vấn đề gì đó mà chưa nghĩ ra cách giải quyết. Hãy thử đi tắm nhé. Ngâm mình vào bồn tắm hay tận hưởng dưới vòi nước….biết đâu ý tưởng sẽ tới.

Các Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Tại Ae888 Và Bk8 Chi Tiết

AE888 và BK8 là 2 cái tên hàng đầu trong làng cá cược châu Á. Nếu bạn cũng đang muốn cá cược tại đây thì hãy tìm hiểu ngay các bước đăng ký tài khoản nhé

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Phân biệt các đơn vị đo góc RADIAN, ĐỘ, GRAD

Radian, độ (degree) và grad là các đơn vị dùng trong đo độ lớn của góc. Chúng ta cùng nhau phân biệt chúng nhé.

Ý NGHĨA CỦA BIỂN BÁO NGUY HIỂM SINH HỌC LÀ GÌ?

Biển báo nguy hiểm sinh học là loại biểu tượng rất phổ biến và thường được tìm thấy trên các chất, vật liệu và container có mầm bệnh.

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.