Tần số góc để dòng điện và công suất đạt cực đại - Vật lý 12

Vật lý 12.Tần số góc để dòng điện và công suất đạt cực đại. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Tần số góc để dòng điện và công suất đạt cực đại - Vật lý 12

ZL=ZCω0=1LC ,Zmin=R+r ; Imax=UR+rφ0=0;cosφ0=1

ZL cảm kháng

ZC dung kháng

ω0 tần số góc xảy ra cộng hưởng, I max

φ0 độ lệch pha khi cộng hưởng

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Điện dung của tụ điện - Vật lý 11

C

 

Khái niệm:

Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định.

 

Đơn vị tính: Faraday (F)

 

Xem chi tiết

Độ tự cảm - Vật lý 11

L

 

Khái niệm:

Độ tự cảm đặc trưng cho khả năng chống lại sự thay đổi của dòng điện chạy qua mạch kín, chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín.

 

Đơn vị tính: Henry (H)

 

Xem chi tiết

Tần số góc của dòng điện xoay chiều - Vật lý 12

ω

 

Khái niệm:

Tần số góc của dòng điện xoay chiều là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thay đổi chiều dòng điện của dòng điện xoay chiều.

 

Đơn vị tính: rad/s

 

Xem chi tiết

Giá trị hiệu dụng của mạch điện xoay chiều - Vật lý 12

U, I

 

Khái niệm:

Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có được khi dùng dụng cụ đo.

 

Đơn vị tính: Volt V và Ampe A

 

Xem chi tiết

Hệ số công suất - Vật lý 12

cosφ

 

Khái niệm:

- Hệ số công suất của mạch cho biết khả năng sử dụng điện của mạch điện. Hệ số công suất càng lớn hao phí càng nhỏ.

- Để tăng hệ số ta mắc thêm bộ tụ điện, trong các mạch điện thường có cosφ0,85.

 

Đơn vị tính: không có

 

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Điện dung của tụ điện.

C=QU

 

Khái niệm: Điện dung C của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích Q của tụ điện và hiệu điện thế U giữa hai bản của nó.

 

Chú thích:

C: điện dung của tụ điện (F)

Q: điện tích tụ điện (C)

U: hiệu điện thế giữa hai bản tụ (V)

 

Đơn vị điện dung: Các tụ điện thường dùng chỉ có điện dung từ 10-12F đến 10-6 F.

- 1 microfara (kí hiệu là μF) =1.10-6F

- 1 nanofara (kí hiệu là nF) =1.10-9F

- 1 picofara (kí hiệu là pF) = 1.10-12F

 

Các loại tụ điện phổ biến.

 

Tụ điện bị nổ khi điện áp thực tế đặt vào hai đầu tụ lớn hơn điện áp cho phép

 

Con số trên tụ giúp ta biết được thông số định mức đối với mỗi loại tụ điện.

Xem chi tiết

Năng lượng của điện trường trong tụ điện.

W=Q22C=CU22

Tụ điện phẳng : W=εSE2d8kπ

 

Khái niệm: Năng lượng của tụ điện là năng lượng dữ trữ trong tụ điện dưới dạng điện trường  khi được tích điện.

Đối với tụ điện phẳng:

W=12CU2=12εS4kπd.E2.d2=εSE2d8kπ

Chú thích:

W: năng lượng điện trường (J)

Q: điện tích của tụ điện (C)

C: điện dung của tụ điện (F)

U: hiệu điện thế giữa hai bản tụ (V)

Xem chi tiết

Công thức ghép tụ điện song song.

Ctd=C1+C2+.....+Cn

 

Chú thích:

C: điện dung của tụ điện (F)

Q: điện tích tụ điện (C)

U: hiệu điện thế giữa hai bản tụ (V)

 

Lưu ý thêm:

- Trong trường hợp tất cả cả tụ điện đều giống nhau thì Ctd=n.C.

- Cách ghép song song làm tăng điện dung của tụ điện phẳng, điện dung tương đương luôn lớn hơn từng điện dung thành phần.

Xem chi tiết

Từ thông riêng của mạch.

Φ=L.i

I.Từ thông riêng của mạch

a/Định nghĩa rừ thông riêng

Giả sử có dòng điện với cường độ i chạy trong một mạch kín (C). Dòng điện i gây ra một từ trường, từ trường này gây ra một từ thông Φ qua (C) được gọi là từ thông riêng của mạch.

Từ thông này tỉ lệ với cảm ứng từ do i gây ra, nghĩa là tỉ lệ với i.

b/Biểu thức: ϕ=L.i

Chú thích:

Φ: từ thông riêng của mạch (Wb)

L: hệ số tự cảm của mạch kín (H - Henry), phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín (C)

i: cường độ dòng điện (A)

 

Xem chi tiết

Độ tự cảm trong lòng ống dây.

L=4π.10-7N2lS

I. Hiện tượng tự cảm

1/Định nghĩa

Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

2/Một số ví dụ về hiện tượng tự cảm

- Đối với mạch điện một chiều: hiện tượng tự cảm xảy ra khi đóng và ngắt mạch điện.

- Đối với mạch điện xoay chiều: hiện tượng tự cảm luôn xảy ra.

- Hiện tượng tự cảm cũng tuân theo các định luật của hiện tượng cảm ứng điện từ.

II. Độ tự cảm của ống dây

1/Ống dây

a/Cấu tạo : Dây điện có chiều dài lm, tiết diện S m2 được quấn thành N vòng có độ tự cảm L đáng kể. ( l khá với với dường kính d)

b/Ví dụ:

cuộn cảm thực tế.

c/Kí hiệu : trong mạch điện cuộn cảm kí hiệu :

Không có lõi sắt :   Có lõi sắt :

2/Độ tự cảm

a/Bài toán

Một ống dây điện chiều dài l, tiết diện S, gồm tất cả N vòng dây, trong đó có dòng điện cường độ I chạy qua gây ra từ trường đều trong lòng ống dây đó. Cảm ứng từ trong lòng ống dây B=4π.10-7.NlI

Φ=Li=N,4π.10-7.Nli.S

Dễ dàng tính được từ thông riêng của ống dây đó và suy ra độ tự cảm L.chỉ phụ thuộc vào cấu tạo cuộn dây.

b/Định nghĩa độ tự cảm : Độ tự cảm của cuộn dây là đại lượng đặc trưng cho khả năng tự cảm của ống dây phụ thuộc vào bản chất vật liệu và cấu tạo ống dây.

c/Công thức: L=μ0n2V=4π10-7.N2lS

n=Nl số vòng trên mỗi mét chiều dài.

Chú thích:

L: độ tự cảm (H)

N: số vòng dây (vòng)

l: chiều dài ống dây (m)

I: cường độ dòng điện qua lòng ống dây (A)

d/Ống dây có lõi sắt

L=μμ0n2V

Với μ là hệ số từ thẩm đặc trưng cho từ tính của lõi sắt.

Xem chi tiết