Nguyên lý I nhiệt động lực học.

U=A+Q

Vật lý 10. Nguyên lý I nhiệt động lực học. Hướng dẫn chi tiết kèm bài tập.


Làm bài tập

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Advertisement

Nguyên lý I nhiệt động lực học.

U=A+Q

 

Phát biểu: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.

 

Quy ước về dấu:

Q>0: Hệ nhận nhiệt lượng.

Q<0: Hệ truyền nhiệt lượng.

A>0: Hệ nhận công.

A<0: Hệ thực hiện công.

 

hinh-anh-nguyen-ly-i-nhiet-dong-luc-hoc-127-0

Quy ước dấu.

Advertisement

Biến số liên quan


A

 

Khái niệm:

Công là một đại lượng vô hướng có thể mô tả là tích của lực với quãng đường S theo hướng hợp với hướng của lực góc α.

 

Đơn vị tính: Joule (J)

 


Xem thêm Công - Vật lý 10

Q

Khái niệm:

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.

 

Đơn vị tính: Joule (J)


Xem thêm Nhiệt lượng - Vật lý 11

U

 

Khái niệm:

- Trong nhiệt động lực học, người ta gọi tổng động năng và thế năng của các phần tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật.

- Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

- Độ biến thiên nội năng bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.

 

Đơn vị tính: Joule (J)

 


Xem thêm Độ biến thiên nội năng

Advertisement

Các công thức liên quan


A=F.S.cos(α)

Bản chất toán học:

Về bản chất toán học, công của một lực chính là tích vô hướng giữa hai vectơ F, S..

Để hiểu rõ bản chất vấn đề, xin nhắc lại bài toán tích vô hướng giữa hai vectơ.

 

hinh-anh-cong-thuc-xac-dinh-lam-cong-mot-luc-khong-doi-sinh-ra-57-0

 

Định nghĩa:

Khi lực F  không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc α thì công thực hiện được bởi lực đó được tính theo công thức A=F.S.cos(α)

 

hinh-anh-cong-thuc-xac-dinh-lam-cong-mot-luc-khong-doi-sinh-ra-57-1

 

Chú thích:

A: công cơ học (J),

F: lực tác dụng (N).

S: quãng đường vật dịch chuyển (m).

α: góc tạo bởi hai vectơ F, S (deg) hoặc (rad).

 

Biện luận:

hinh-anh-cong-thuc-xac-dinh-lam-cong-mot-luc-khong-doi-sinh-ra-57-2

Mối quan hệ giữa góc anpha và công do lực sinh ra.

 


Xem thêm Công thức xác định làm công một lực không đổi sinh ra.

P=At

 

Định nghĩa:

Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

 

Chú thích:

A: công cơ học (J).

t: thời gian thực hiện công đó (s).

P: công suất (W).

 

hinh-anh-cong-suat-58-0

 

 


Xem thêm Công suất.

A=Wđ=Wđ2-Wđ1=12m.v22-12m.v12

Định lý động năng:

Độ biến thiên động năng của vật bằng với công của ngoại lực tác dụng lên vật.

 

Chú thích:

A: công do ngoại lực tác động (J).

Wđ: độ biến thiên động năng của vật (J).

Wđ2: động năng lúc sau của vật (J).

Wđ1: động năng lúc đầ của vật (J).

 

Công thức độc lập theo thời gian:

Từ định lý động năng này, sau khi biến đổi sẽ cho ra hệ thức độc lập theo thời gian.

Ta có  A=Wđ=12m.v22-12m.v12

A=12m(v22-v12)F.s=12m(v22-v12)v2-v02=2.a.S

Bản chất công thức độc lập theo thời gian được xây dựng từ định lý động năng.

 


Xem thêm Định lý động năng.

Q=RI2t

 

Phát biểu: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

 

Chú thích:

Q: nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch (J)

R: điện trở của đoạn mạch (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

t: thời gian (s)

 

Trong đó điện trở R được tính bằng công thức: R=ρlS.

R: điện trở (Ω)

ρ: điện trở suất (Ωm)

l: chiều dài vật dẫn (m)

S: tiết diện ngang của vật dẫn (m2)

 

hinh-anh-dinh-luat-joule-lenz-100-0

Heinrich Lenz (1804 - 1865)

 

hinh-anh-dinh-luat-joule-lenz-100-1

James Prescott Joule (1818 - 1889)


Xem thêm Định luật Joule - Lenz.

P=Qt=RI2

 

Phát biểu: Công suất tỏa nhiệt P ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

 

Chú thích:

P: công suất tỏa nhiệt (W)

Q: nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn (J)

t: thời gian (s)

R: điện trở của vật dẫn (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)


Xem thêm Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.

Advertisement

Các câu hỏi liên quan

có 17 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận vật lý



Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi từ cùng 1 độ cao xuống đất của 4 vật cùng thể tích?

Trắc nghiệm Trung bình
Xem thêm Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi từ cùng 1 độ cao xuống đất của 4 vật cùng thể tích?

Ta có U=Q+A, Với U là độ tăng nội năng, Q là nhiệt lượng vật nhận được, A là công vật nhận được. Hỏi khi vật thực hiện 1 quá trình đẳng áp thì điều nào sau đây là không đúng?

Trắc nghiệm Dễ
Xem thêm Hỏi khi vật thực hiện 1 quá trình đẳng áp thì điều nào sau đây là không đúng?

Biểu thức nào sau đây diễn tả quá trình nung nóng khí trong bình kín?

Trắc nghiệm Dễ
Xem thêm Biểu thức nào sau đây diễn tả quá trình nung nóng khí trong bình kín?
Advertisement

Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích?

Trắc nghiệm Trung bình
Xem thêm Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích?

Khí thực hiện công trong quá trình nào sau đây?

Trắc nghiệm Trung bình
Xem thêm Khí thực hiện công trong quá trình nào sau đây?

Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt?

Trắc nghiệm Trung bình
Xem thêm Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt?
Xem tất cả câu hỏi liên quan Làm bài tập
Advertisement
Advertisement


Tin Tức Liên Quan

Doanh thu từ quảng cáo giúp chúng mình duy trì nội dung chất lượng cho website

  Cách tắt chặn quảng cáo  

Tôi không muốn hỗ trợ (Đóng) - :(

Bạn hãy tắt trình chặn quảng cáo
Loading…