Lực đàn hồi trong hệ lò xo

Vật lý 10.Lực đàn hồi trong hệ lò xo. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Lực đàn hồi trong hệ lò xo

Mắc song song : F=Fdh1+Fdh2 , l=l1=l2

Mắc nối tiếp : F=Fdh1=Fdh2  ,l=l1+l2

Ta giả thiết bỏ qua khối lượng lò xo

Đối với hệ lò xo mắc song song

Định luật II Newton cho vật :

Fdh1+Fdh2+F=0k1l1+k2l2=F

Mặc khác : độ biến dạng của từng lò xo :l=l1=l2  ,F=Fdhhe=k1+k2.l

khe=k1+k2

Đối với hệ lò xo mắc nối tiếp:

Định luật II Newton cho vật:

Fdh1+F=0Fdh1=F

Tại điểm nối lò xo : Fdh1=-Fdh2Fdh1=Fdh2=F

Mặc khác : độ biến dạng của từng lò xo : l=l1+l2,

Fkhe=Fk1+Fk21khe=1k1+1k2

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Lực - Vật lý 10

F

Khái niệm:

Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

 

Đơn vị tính: Newton (N)

 

Xem chi tiết

Độ cứng lò xo

k

 

Khái niệm:

- Độ cứng của lò xo tuân theo liên hệ tuyến tính giữa lực đàn hồi và độ biến dạng.

- Độ cứng của lò xo phụ thuộc vào chất liệu và độ dài của lò xo.

 

Đơn vị tính: N/m

 

Xem chi tiết

Độ biến dạng của lò xo - Vật lý 10

Δl

 

Khái niệm: 

Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo.

 

Đơn vị tính: mét (m)

 

Xem chi tiết

Lực đàn hồi - Vật lý 10

Fđh

 

Khái niệm: 

Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Chẳng hạn, lực gây ra bởi một lò xo khi nó bị nén lại hoặc kéo giãn ra. Lực đàn hồi có xu hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. 

 

Đơn vị tính: Newton (N)

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Công thức xác định tổng hợp lực.

Ft=F1+F2+...+Fn

Định nghĩa:

Tổng hợp lực: là thay thế hai lực bằng một lực có tác dụng tương tự. Lưu ý rằng sau khi tổng hợp lực xong chỉ có duy nhất một kết quả tổng hợp.

Trong trường hợp chỉ có hai lực đồng quy: Ft=F1+F2

Điều kiện lực tổng hợp: F1-F2  F  F1+F2

1) Trường hợp hai vector cùng phương cùng chiều

Ft=F1+F2Ft=F1+F2

2) Trường hợp hai vector cùng phương ngược chiều

Ft=F1+F2Ft=F1-F2

3) Trường hợp hai vector vuông góc với nhau

Ft=F1+F2Ft2=F12+F22

4) Với góc alpha bất kì

Ft=F1+F2Ft2=F12+F22+2F1F2.cos(α)

Chú thích:

F: độ lớn của lực tác dụng (N).

α: góc tạo bới hai lực (deg) hoặc (rad).

5) Hai vector giống nhau và hợp góc alpha bằng 60 độ

6) Hai vector giống nhau và hợp góc alpha bằng 120 độ

BẢNG TỔNG HỢP CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH ĐỘ LỚN CỦA HỢP LỰC

Xem chi tiết

Định luật II Newton.

a=Fm=> F=m.a

Phát biểu:

Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng. Độ lớn tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

 

Chú thích:

a: gia tốc của vật (m/s2).

F: lực tác động (N).

m: khối lượng của vật (kg).

 

Qua hình ảnh minh họa ta thấy khối lượng và gia tốc của vật là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Khối lượng càng nhỏ thì gia tốc lớn và ngược lại.

Xem chi tiết

Định luật III Newton.

FAB=-FBA

Phát biểu:

Nếu vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B sẽ tác dụng trở lại A một lực. Đây là hai mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều.

 

Chú thích:

FAB: lực do vật A tác dụng lên vật B (N).

FBA: lực do vật B tác dụng lên vật A (N)

 

Tính chất của lực và phản lực:

Trong hai lực FAB và FBA , ta gọi một lực là lực tác dụng, lực kia là phản lực.

Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.

- Lực và phản lực có cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn, nhưng đặt lên hai vật khác nhau. Do đó lực và phản lực không cân bằng nhau, chúng là hai lực trực đối.

Trong hình minh họa chúng ta thấy lực do chân vận động viên tác động vào tường trực đối với lực do tường tác động vào chân vận động viên.

Xem chi tiết

Công thức xác định độ lớn lực đàn hồi.

Fđh=k.l

Định luật Hooke:

1.Phát biểu

- Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

2.Đặc điểm

- Phương của lực: lực đàn hồi có phương dọc trục lò xo.

- Chiều của lực:

     + Lực đàn hồi ở đầu không cố định ngược chiều với chiều biến dạng của lò xo (hướng về vị trí không biến dạng).

     + Lực đàn hồi tác dụng lên hai đầu có cùng độ lớn nhưng ngược hướng nhau .

- Độ lớn: tuân theo định luật Hooke.

- Dấu trừ trong công thức Fđh=-k.l thể hiện lực đàn hồi luôn chống lại tác nhân gây ra biến dạng của nó.

- Nếu chỉ tính độ lớn ta có Fđh=k.∆l

Chú thích:

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

∆l: độ biến dạng của lò xo (m)

 

Xem chi tiết

Định luật Hooke khi lò xo nằm ngang.

l=Fk

Trường hợp lò xo nằm ngang:

Tại vị trí cân bằng: F=Fdh⇔F=k.∆l.

Độ biến dạng lò xo tại vị trí cân bằng: l0=Fk

Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng: l=l0+l0

 

Chú thích:

F: lực tác dụng (N).

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

∆l: độ biến dạng của lò xo (m)

l: chiều dài của lò xo ở vị trí đang xét (m).

lo: chiều dài tự nhiên của lò xo - khi chưa có lực tác dụng (m).

Lưu ý : Nếu ban đầu chưa tác dụng lực hoặc lò xo ở chiều dài tự nhiên thì dô biến dạng ban đầu bằng không.

 

 

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Tìm độ dãn của lò xo

Hệ hai lò xo được nối với nhau như hai hình vẽ. Tìm độ dãn của mỗi lò xo khi treo vật m=1kg. Biết k1=k2 =100 N/mg=10m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Tìm độ dãn của hệ lò xo

Hệ hai lò xo được nối với nhau như hai hình vẽ. Tìm độ dãn của mỗi lò xo khi treo vật m=1kg. Biết k1=k2=100 N/mg=10m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Tính chiều dài lò xo khi cân bằng

Hai lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là K1=100N/mK2=150N/m có cùng độ dài tự nhiên l0 =20cm được treo thẳng đứng như hình vẽ. Đầu dưới 2 lò xo nối với 1 vật có khối lượng m=1kg. Tính chiều dài lò xo khi vật cân bằng. Lấy g=10m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết