Qũy đạo dừng của electronvật lý 12

Vật lý 12.Qũy đạo dừng của electron. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Qũy đạo dừng của electronvật lý 12

Các electron chuyển động với các quỹ đạo xác định gọi là quỹ đạo dừng.

rn=n2r0 ;r0=0,53 A°

Tiên đề 1: Các electron chuyển động với các quỹ đạo xác định gọi là quỹ đạo dừng.

Công thức tính bán kính quỹ đạo dừng thứ n

rn=n2r0 ;r0=0,53 A°

Ngoài ra ta còn gọi quỹ đạo dừng theo chữ cái :K,L,M,NO,P theo thứ tự từ bán kính nhỏ đến lớn

Ví dụ : bán kính quỹ đạo dừng thứ 1 : r1=r0=0,53 A°

bán kính quỹ đạo dừng thứ 2 : r1=4r0=2,12 A°

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Bán kính quỹ đạo Bohr - Vật lý 12

r0

 

Khái niệm:

- Bán kính Bohr là một hằng số vật lý, gần bằng với khoảng cách giữa tâm của một nuclide (nuclôn) và một electron của nguyên tử Hydro trong trạng thái cơ bản của nó.

- Giá trị của bán kính Bohr là r0=5,3.10-11m.

 

Đơn vị tính: mét (m)

 

Xem chi tiết

Bán kính quỹ đạo dừng của nguyên tử - Vật lý 12

rn

 

Khái niệm:

- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng.

- Đối với nguyên tử Hydro, bán kính quỹ đạo dừng tăng tỉ lệ với bình phương của các số nguyên liên tiếp.

 

Đơn vị tính: mét (m)

 

 

Xem chi tiết

Hằng Số Liên Quan

Bán kính Bohr

a0

Được Bohr đưa ra vào năm 1913, các electron quay xung quanh hạt nhân với quỹ đạo xác định.

Hằng số này gần bằng bán kính quỹ đạo của electron ở mức năng lượng cơ bản (K).

Ở những mức năng lượng cao hơn bán kính tỉ lệ với hằng số này theo số nguyên lần.

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Trạng thái dừng của nguyên tử. Bán kính quỹ đạo dừng.

r=n2r0

 

Phát biểu: 

- Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.

- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng.

 

Chú thích:

r: bán kính quỹ đạo đang xét (m)

n: thứ tự bán kính các quỹ đạo 

r0=5,3.10-11m: bán kính Bo

 

Quy ước: 

 

 

Chú ý:

- Bình thường, nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất và electron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất. Đó là trạng thái cơ bản K.

- Khi hấp thụ năng lượng, nguyên tử chuyển lên các trạng thái dừng có năng lượng cao hơn và electron chuyển động treen những quỹ đạo xa hạt nhân hơn. Đó là các trạng thái kích thích.

- Các trạng thái kích thích có năng lượng càng cao thì ứng với bán kính quỹ đạo của electron càng lớn và trạng thái đó càng kém bền vững.

- Thời gian sống trung bình của nguyên tử trong các trạng thái kích thích rất ngắn (chỉ vào cỡ 10-8s).

 

 

Xem chi tiết

Trạng thái dừng của nguyên tử. Bán kính quỹ đạo dừng.

r=n2r0

 

Phát biểu: 

- Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.

- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng.

 

Chú thích:

r: bán kính quỹ đạo đang xét (m)

n: thứ tự bán kính các quỹ đạo 

r0=5,3.10-11m: bán kính Bo

 

Quy ước: 

 

 

Chú ý:

- Bình thường, nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất và electron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất. Đó là trạng thái cơ bản K.

- Khi hấp thụ năng lượng, nguyên tử chuyển lên các trạng thái dừng có năng lượng cao hơn và electron chuyển động treen những quỹ đạo xa hạt nhân hơn. Đó là các trạng thái kích thích.

- Các trạng thái kích thích có năng lượng càng cao thì ứng với bán kính quỹ đạo của electron càng lớn và trạng thái đó càng kém bền vững.

- Thời gian sống trung bình của nguyên tử trong các trạng thái kích thích rất ngắn (chỉ vào cỡ 10-8s).

 

 

Xem chi tiết

Vận tốc của điện tử ở trạng thái dừng thứ n.

Fht=Fđinmvn2rn=ke2r2

vn=ekrnm

 

Phát biểu: Khi electron chuyển động trên quỹ đạo n, lực hút tĩnh điện đóng vai trò là lực hướng tâm.

 

Chú thích:

m=me=9,1.10-31kg

vn: vận tốc của e ở trạng thái dừng n (m/s)

rn: bán kính quỹ đạo dừng (m)

k=9.109Nm2/C2

e=-1,6.10-19 C

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Bán kính quỹ đạo dừng N là

Trong nguyên tử hiđrô, bán lánh B0 là ro=5,3.10-11 m. Bán kính quỹ đạo dừng N là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng 

Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là ro=5,3.10-11 m  . Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, electron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r=2,12.10-10 m. Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Dựa vào các kết quả của tiên đề Bo, có thể suy ra bán kính quỹ đạo N là:

Giả sử bán kính quỹ đạo L của nguyên tử Hiđrô là 2.10-10 m . Dựa vào các kết quả của tiên đề Bo, có thể suy ra bán kính quỹ đạo N là:

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính năng lượng của photon đó.

Khi kích thích nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản bằng cách cho nó hấp thụ photon có năng lượng thích hợp thì bán kính quỹ đạo dừng tăng 9 (lần). Biết các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức : En=-13,6/n2 (eV) với n là số nguyên. Tính năng lượng của photon đó.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết