Vận tốc e sau khi được thay đổi bằng điện thế - vật lý 12

Vật lý 12.Vận tốc e sau khi được thay đổi bằng điện thế. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Vận tốc e sau khi được thay đổi bằng điện thế - vật lý 12

vN=vM2-2UMN.eme=2ε-A-2UMN.eme

giả sử hạt bay từ M đến N , biết UMN<0

Biến thiên động năng:

WđN-WđM=UMN.-e

vN=vM2-2UMN.eme=2ε-A-2UMN.eme

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Điện tích

q

 

Khái niệm: 

q là lượng điện mà vật đang tích được do nhận thêm hay mất đi electron.

 

Đơn vị tính: Coulomb (C)

 

 

Xem chi tiết

Hiệu điện thế

U

 

Khái niệm:

- Hiệu điện thế (hay điện áp) là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực.

- Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường tĩnh là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa hai điểm đó. 

 

Đơn vị tính: Volt (V)

 

Xem chi tiết

Lượng tử năng lượng - Vật lý 12

ε

 

Khái niệm: 

ε là lượng năng lượng mà một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ.

 

Đơn vị tính: Joule (J)

 

Xem chi tiết

Công thoát - Vật lý 12

A

 

Khái niệm:

Công thoát của mỗi kim loại là năng lượng nhỏ nhất dùng để bứt khỏi electron ra khỏi bề mặt kim loại đó

 

Đơn vị tính: Joule (J)

 

Xem chi tiết

Khối lượng nghỉ của điện tử - Vật lý 12

me

 

Khái niệm:

Khối lượng bất biến (khối lượng nghỉ) của electron xấp xỉ bằng 9,109.10-31 kilogram, hay 5,489.10-4 đơn vị khối lượng nguyên tử.

 

Đơn vị tính: kg

 

Xem chi tiết

Vận tốc của quang điện tử - Vật lý 12

v

 

Khái niệm:

Vận tốc của electron quang điện là vận tốc mà electron có được khi bị bức ra khỏi tấm kim loại do hiện tượng quang điện. Vận tốc này có thể thay đổi bởi hiệu điện thế của môi trường.

 

Đơn vị tính: m/s

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Định luật Coulomb.

F=kq1.q2r2

 

Phát biểu: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong các môi trường có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Trong chân không, ε=1.

 

Chú thích:

k: hệ số tỉ lệ 9.109 N.m2C2

q1, q2: điện tích của hai điện tích điểm (C: Coulomb)

r: khoảng cách giữa hai điện tích điểm (m)

q1.q2>0: hai điện tích cùng dấu đẩy nhau, giá trị F>0.

 

q1.q2<0: hai điện tích trái dấu hút nhau, giá trị F<0.

 

Hình vẽ:

 

 

 

Xem chi tiết

Cường độ điện trường

E=Fq

 

Khái niệm:

- Cường độ điện trường E tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

 

Chú thích:

E: cường độ điện trường (V/m, N/C)

F: độ lớn lực điện (N)

q: độ lớn của điện tích thử (C)

Các đặc điểm của đường sức điện:

- Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ có một đường sức điện;

- Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vector cường độ điện trường tại điểm đó.

- Đường sức điện của điện trường là đường cong không kép kín. Nó đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

- Nếu chỉ có một điện tích thì các đường sức đi từ điện tích dương ra vô cực hoặc đi từ vô cực đến điện tích âm.

Xem chi tiết

Vectơ cường độ điện trường

E=Fq

 

Phát biểu: 

Vector cường độ điện trường E có:

- Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương.

- Chiều dài (module) biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ xích nào đó.

Xem chi tiết

Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường.

UMN=VM-VN=AMNq

 

Phát biểu: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển từ M đến N và độ lớn của q.

 

Chú thích:

UMN: hiệu điện thế giữa hai điểm M và N (V)

VM,VN: điện thế của điện tích tại M và N (V)

AMN: công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển từ M đến N (J)

q: độ lớn của điện tích (C)

Xem chi tiết

Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường.

E=UMNd=Ud

 

Công thức này cho thấy tại sao ta lại dùng đơn vị của cường độ điện trường là V/m.

Chú thích:

E: cường độ điện trường (V/m)

UMN: hiệu điện thế giữa hai điểm M và N (V)

d=MN¯ (m)

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Tính tốc độ của electron tại điểm N.

Khi chiếu một bức xạ có bước sóng 400 (nm) vào bề mặt catốt của một tế bào quang điện có công thoát 2 (eV). Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ lớn nhất rồi cho bay từ M đến N trong một điện trường mà hiệu điện thế  UMN=-5 V. Tính tốc độ của electron tại điểm N.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Độ lớn của véc tơ cường độ điện trường là:

Khi chiếu một bức xạ λ=0,485 μm vào bề mặt catốt của một tế bào quang điện có công thoát A = 2,1 (eV). Hướng electron quang điện có tốc độ cực đại vào một điện trường đều và một từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-4 T thì nó vẫn chuyển động theo một đường thẳng. Biết véc tơ E song song cùng chiều với Ox, véc tơ B song song cùng chiều với Oy, véc tơ vận tốc song song cùng chiều với Oz (Oxyz là hệ trục toạ độ Đề các vuông góc). Độ lớn của véc tơ cường độ điện trường là:

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính tốc độ của electron tại điểm N.

Khi chiếu một bức xạ có buớc sóng 400 (nm) vào bề mặt catốt của một tế bào quang điện có công thoát 1,8 (eV). Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ lớn nhất rồi cho bay từ M đến N trong một điện trường mà hiệu điện thế UMN=-20 (V) . Cho biết hằng số Flăng ,6,625.10-34 Js; điện tích electron 1,6.10-19 C ; khối lượng electron  9,1.10-31 kg ; tốc độ ánh sáng 3.1019 m/s . Tính tốc độ của electron tại điểm N.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Hiệu điện thế MN bằng

Khi chiếu một bức xạ có bước sóng 0,4 (μm) vào bề mặt catốt của một tế bào quang điện có công thoát 3,2.10-19 J   . Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ lớn nhất rồi cho bay từ M đến N trong một điện trường. Cho hằng số Plăng, tốc độ ánh sáng trong chân không và điện tích của electron lần lượt là h=6,625.10-34 Jsc=3.108 m/s  và -1,6.10-19 C . Biết tốc độ của electron tại điểm N là 2,465.106 (m/s) . Hiệu điện thế UMN bằng

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định tốc độ electron khi đến N

Chiếu một chùm ánh sáng mà mỗi phôtôn có năng lượng 19,875.10-19 (J) vào quả cầu kim loại có công thoát 4,7 eV. Giả sử năng lượng mà quang electron hấp thụ một phần dùng để giải phóng nó, phần còn lại hoàn toàn biến thành động năng của nó. Sau khi bứt ra khỏi bề mặt, electron chuyển động trong điện trường đều từ M đến N. Xác định tốc độ electron khi đến N. Biết hiệu điện thế giữa M và N là UMN=+2V.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định bán kính cực đại của quỹ đạo electron đi trong từ trường 

Cho chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ 0,3.106 (m/s) và hướng nó vào một điện trường đều dọc theo đường sức từ M đến N (hiệu điện thế giữa hai điểm đó là UMN=-0,455 (V) . Sau khi ra khỏi điện trường tiếp tục cho electron bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ  0,455.10-4 (T)  theo phương vuông góc với phương của đường cảm ứng từ. Khối lượng và điện tích của electron lần lượt là 9,1.10-31 kg-1,6.10-19 C . Xác định bán kính cực đại của quỹ đạo electron đi trong từ trường 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định bán kính cực đại của quỹ đạo electron đi trong từ trường 

Cho chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ 6.106 (m/s)  và hướng nó vào một điện trường đều dọc theo đường sức từ M đến N (hiệu điện thế giữa hai điểm đó là UMN=10 (V) ). Sau khi ra khỏi điện trường tiếp tục cho electron bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ 2.10-4 (T)  theo phương vuông góc với phương của đường cảm úng từ. Khối lượng và điện tích của electron lần lượt là 9,1.10−31 (kg) và -1,6.10-19 (C) . Xác định bán kính cực đại của quỹ đạo electron đi trong từ trường 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Hiệu điện thế lớn hơn 0 thì tốc độ của electron tại điểm N là V. Để tốc độ của electron tại N lớn hơn V thì 

Khi chiếu một bức xạ có bước sóng λ thích hợp vào bề mặt catốt của một tế bào quang điện. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ lớn nhất rồi cho bay từ M đến N trong một điện trường mà hiệu điện thế UMN=U>0 thì tốc độ của electron tại điểm N là V. Để tốc độ của electron tại N lớn hơn V thì 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Để tốc độ của electron tại điểm N là V. Để tốc độ của electron tại N nhỏ hơn V thì 

Khi chiếu một bức xạ có bước sóng λ thích hợp vào bề mặt catốt của một tế bào quang điện. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ lớn nhất rồi cho bay từ M đến N trong một điện trường mà hiệu điện thế UMN = U > 0 thì tốc độ của electron tại điểm N là V. Để tốc độ của electron tại N nhỏ hơn V thì 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định bán kính cực đại của quỹ đạo electron đi trong từ trường 

Cho chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ 0,3.106 m/s (m/s) và hướng nó vào một điện trường đều dọc theo đường sức từ M đến N (hiệu điện thế giữa hai điểm đó là UMN=-0,55 (V) . Sau khi ra khỏi điện trường tiếp tục cho electron bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ 0,455.10-4 (T) theo phương vuông góc với phương của đường cảm ứng từ. Khối lượng và điện tích của electron lần lượt là 9,1.10-31 (kg)  và -1,6.10-19 C. Xác định bán kính cực đại của quỹ đạo electron đi trong từ trường 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết