Tỉ số của tiêu cự ánh sáng đỏ với ánh sáng tím - vật lý 12

Vật lý 12.Tỉ số của tiêu cự ánh sáng đỏ với ánh sáng tím. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Tỉ số của tiêu cự ánh sáng đỏ với ánh sáng tím - vật lý 12

fđftím=DtímDđ=ntím-1nđ-1>1

fđ>f>ftím;Dđ<D<Dtím

fđ>ftím tương tự

fđ>f>ftím

Với D=1f là độ tụ của thấu kính

Dđ<D<Dtím

Vậy tiêu cự của thấu kính tỉ lệ nghịch với chiết suất ánh sáng qua kính

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Độ tụ của thấu kính

D

 

Khái niệm:

Độ tụ D của thấu kính là đại lượng đặc trưng cho khả năng hội tụ chùm tia sáng càng mạnh, được tính bằng nghịch đảo của tiêu cự f.

 

Đơn vị tính: Dioptre (dp)

Xem chi tiết

Chiết suất của môi trường với ánh sáng đỏ - Vật lý 12

nđ

 

Khái niệm:

- Chiết suất của môi trường với ánh sáng đỏ được xác định bằng vận tốc của ánh sáng đỏ trong môi trường đó chia cho vận tốc ánh sáng trong chân không.

- Chiết suất của môi trường giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính do sự khác nhau về chiết suất của của các màu với lăng kính.

 

Đơn vị tính: không có

 

Xem chi tiết

Chiết suất của môi trường với ánh sáng tím - Vật lý 12

ntím

 

Khái niệm:

- Chiết suất của môi trường với ánh sáng tím được xác định bằng vận tốc của ánh sáng tím trong môi trường đó chia cho vận tốc ánh sáng trong chân không.

- Chiết suất của môi trường giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính do sự khác nhau về chiết suất của của các màu với lăng kính.

 

Đơn vị tính: không có

 

Xem chi tiết

Tiêu cự thấu kính với ánh sáng đỏ - Vật lý 12

fđ

 

Khái niệm:

- Tiêu cự của thấu kính phụ thuộc vào chiết suất do đó các ánh sáng màu khác nhau có các tiêu cự khác nhau.

- Tiêu cự với tia màu đỏ là lớn nhất, tiêu cự với tia màu tím là nhỏ nhất.

- Khi đặt màn trùng với trục chính thì ta thu được dải quang phổ như hiện tượng tán sắc qua lăng kính

 

Đơn vị tính: mét m

 

Xem chi tiết

Tiêu cự thấu kính với ánh sáng tím - Vật lý 12

ftím

 

Khái niệm:

- Tiêu cự của thấu kính phụ thuộc vào chiết suất do đó các ánh sáng màu khác nhau có các tiêu cự khác nhau.

- Tiêu cự với tia màu đỏ là lớn nhất, tiêu cự với tia màu tím là nhỏ nhất.

- Khi đặt màn trùng với trục chính thì ta thu được dải quang phổ như hiện tượng tán sắc qua lăng kính

 

Đơn vị tính: mét m

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Công thức liên quan giữa tiêu cự và độ tụ của thấu kính.

D=1f

 

Khái niệm: Thấu kính là một khối chất trong suốt (thủy tinh, nhựa,...) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.

- Thấu kính lồi (thấu kính rìa mỏng) là thấu kính hội tụ.

- Thấu kính lõm (thấu kính rìa dày) là thấu kính phân kì.

 

 

Để thiết lập các công thức về thấu kính, người ta đặt ra hai đại lượng quang học là tiêu cựđộ tụ.

 

Chú thích:

f: tiêu cự của thấu kính (m)

D: độ tụ của thấu kính (dp)

 

Quy ước: 

f,D>0: thấu kính hội tụ.

 

 

f,D<0: thấu kính phân kì.

 

 

 

Các trường hợp ảnh tạo bởi thấu kính:

- Thấu kính hội tụ:

 

d<f: ảnh ảo, cùng chiều vật, lớn hơn vật

d=f: ảnh ở vô cùng

2f>d>f: ảnh thật, ngược chiều vật, lớn hơn vật

d=2f: ảnh thật, ngược chiều vật, bằng vật

d>2f: ảnh thật, ngược chiều vật, nhỏ hơn vật

 

- Thấu kính phân kì: Luôn cho ảnh ảo, cùng chiều vật, nhỏ hơn vật.

 

Xem chi tiết

Độ tụ của thấu kính theo bán kính cong của các mặt và chiết suất của thấu kính.

D=1f=(nn'-1)1R1+1R2

 

Chú thích:

n: chiết suất của chất làm thấu kính

n': chiết suất của môi trường đặt thấu kính

R1, R2: bán kính hai mặt của thấu kính

 

Quy ước:

R>0: mặt lõm

R<0: mặt lồi

R=: mặt phẳng

Xem chi tiết

Ánh sáng trắng và chiết suất của ánh sáng trong cùng môi trường - vật lý 12

Ánh sáng trắng :hỗn hợp ánh sáng đơn sắc liên tục từ đỏ đến tím.

Chết suất mt với as :nđ<ncam<nvàng<nlc <nlam<nchàm<ntím

 

Chiếu ánh sáng trắng qua mặt bên của lăng kính

Trong thí nghiệm tán sắc của newton qua lăng kính : ta thu được ánh sáng nhiều màu biến thiên từ đỏ đến tím gọi là quang phổ khi qua lăng kính. Ta đi đến kết luận

+ Ánh sáng trắng là hỗn hợp vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Nguồn phát : mặt trời, đèn dây tóc

+ Mỗi ánh sáng màu có chiết suất khác nhau khi đi qua cùng lăng kính .

+Tia đỏ lệch ít nhất , tia tím bị lệch nhiều nhất.

nđ<ncam<nvàng<nlc <nlam<nchàm<ntím

Chứng minh khi xét góc nhỏ , cùng góc tới i : D=n-1A

Dtím>Dđntím >nđ 

Ứng dụng : cầu vồng

Xem chi tiết

Góc lệch giữa các tia màu khi qua lăng kính - vật lý 12

D=Dtím-Dđ

Công thức lăng kính:

sini=nsinrsini'=nsinr'r+r'=AD=i+i'-A=i-A+arcsinnsinA-arcsinsinin

Với n là chiết suất của môi trường với ánh sáng đó

D=Dtím-Dđ=arcsinntímsinA-arcsinsinintím-arcsinnđsinA-arcsinsininđ

Xem chi tiết

Góc lệch giữa các tia màu khi qua lăng kính khi góc chiết quang nhỏ - vật lý 12

D=ntím-nđA

Công thức lăng kính:

sini=nsinrsini'=nsinr'r+r'=AD=i+i'-A=i-A+arcsinnsinA-arcsinsinin

góc nhỏ : 

i=nr , i'=nr'D=n-1A

Với n là chiết suất của môi trường với ánh sáng đó

D=Dtím-Dđ=ntím-nđA

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Hệ thức đúng khi nói về là tiêu cự của thấu kính đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím

Một thấu kính bằng thuỷ tinh có chiết suất đổi với ánh sáng đỏ là nd= 1,45 , đối với ánh sáng tím là nt=1,55. Gọi fd và ft là tiêu cự của thấu kính đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím . Hệ thức nào sau đây là đúng ?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Phát biểu đúng về độ tụ và tiêu cự của cùng một thấu kính thuỷ tinh đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím

Gọi Dd , fd , Dt , ft lần lượt là độ tụ và tiêu cự của cùng một thấu kính thuỷ tinh đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím, do nd < nt nên

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết