Công thức tính thời gian giữa hai lần trùng phùng - vật lý 12

Vật lý 12,Công thức tính thời gian giữa hai lần trùng phùng, Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Công thức tính thời gian giữa hai lần trùng phùng - vật lý 12

Khoảng cách hai lần trùng phùng

t=T1T2T2-T1

Để xác định chu kỳ T1 của một con lắc lò xo (con lắc đơn) người ta so sánh với chu kỳ T2(đã biết) của một con lắc khác .

    Hai con lắc gọi là trùng phùng khi chúng đồng thời đi qua một vị trí xác định theo cùng một chiều.

    Gọi thời gian giữa hai lần trùng phùng liên tiếp là t. Ta có:  

t=Nt=N1T1=N2T2     

(với N1N2là số dao động con lắc 1 và 2 thực hiện trong thời gian )

Ta chứng minh được thời gian giữa hai lần trùng phùng là:

t=T1T2T2-T1

* Lưu ý: Công thức trên chỉ đúng cho con lắc trùng phùng; còn nếu đề bài cho không thỏa mãn điều kiện trên thì ta dùng công thức: 2 con lắc gặp nhau khi ở cùng vị trí: x1 = x2 từ đó giải ra thời gian .

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Số dao động toàn phần vật thực hiện được

N

Khái niệm: 

N là số dao động toàn phần vật thực hiện được. Một dao động toàn phần được tính khi vật quay về trạng thái cũ sau khi đi được trong một khoảng thời gian nào đó.

 

Đơn vị tính: Vòng 

 

Xem chi tiết

Chu kì con lắc đơn - Vật lý 12

T

Khái niệm:

Chu kì là khoảng thời gian con lắc đơn thực hiện được 1 dao động toàn phần.

 

Đơn vị tính: giây (s)

 

 

 

Xem chi tiết

Thời gian con lắc trùng phùng - Vật lý 12

t

 

Khái niệm:

- Thời gian trùng phùng của con lắc là khoảng thời gian mà hai con lắc có cùng đặc điểm chuyển động.

- Tại thời gian t = 0 hai con lắc có cùng 1 trạng thái (VD: cùng qua VTCB theo chiều + chẳng hạn), sau thời gian t nào đó trạng thái của 2 con lắc lại giống như trạng thái lúc t = 0 (tức lại cùng qua VTCB theo chiều +) được gọi là sự trùng phùng. 

 

Đơn vị tính: giây s

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Chu kì dao động điều hòa - vật lý 12

T=2πω=tN=1f

Khái niệm:

Chu kỳ của dao động điều hòa là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần. 

 

Chú thích:

T: Chu kỳ dao động (s).

ω: Tần số góc (tốc độ góc) (rad/s).

N: Số dao động mà chất điểm thực hiện được trong khoảng thời gian t.

t: Thời gian thực hiện hết số dao động (s).

Lưu ý:

Thời gian vật đi được tại các vị trí đặc biệt:

Xem chi tiết

Tần số của dao động điều hòa - vật lý 12

f=1T=ω2π=Nt

Khái niệm:

Tần số của dao động điều hòa là số dao động chất điểm thực hiện được trong một giây.

 

Chú thích:

f: Tần số dao động (1/s) (Hz).

ω: Tần số góc (tốc độ góc) (rad/s).

T: Chu kỳ dao động của vật (s).

N: Số dao động mà chất điểm thực hiện được trong khoảng thời gian t.

t: Thời gian thực hiện hết số dao động (s).

Xem chi tiết

Biên độ dao động trong dao động điều hòa - vật lý 12

A=L2=S4N=vmaxω=amaxω2=v2maxamax=x2+v2ω2=ω2v2+a2ω2

Chú thích:

x: Li độ của chất điểm (cm, m)

L: Độ dài quỹ đạo (cm, m)

S: Quãng đường vật đi được trong N vòng (cm, m)

A: Biên độ dao động (cm, m)

ω: Tần số góc ( Tốc độ góc) (rad/s)

N: số dao động toàn phần mà chất điểm thực hiện được

v: Vận tốc của chất điểm tại vị trí có li độ x (cm/s, m/s)

a: Gia tốc của chất điểm tại vị trí có li độ x (cm/s2, m/s2)

vmax: Vận tốc cực đại của chất điểm (cm/s, m/s)

amax: Gia tốc cực đại của chất điểm (cm/s2, m/s2)

 

Chứng minh các công thức:

+ Vật chuyển động trên quỹ đạo dài L=2A  A=L2.

+ Vật chuyển động cứ một vòng sẽ đi được quãng đường là 4A, vật vật đi N vòng thì quãng đường sẽ là S=4AN  A=S4N.

+ Từ công thức tốc độ cực đại của vật: vmax=ωA  A=vmaxω.

+ Từ công thức gia tốc cực đại của vật: amax=ω2A  A=amaxω2.

+ Ta có: vmax=ωA và amax=ω2A v2maxamax=ω2A2ω2A=A.

+ Từ hệ thức độc lập thời gian :x2+v2ω2=A2  A=x2+v2ω2.

+ Từ hệ thức độc lập thời gian :v2ω2+a2ω4=A2  v2ω2+a2ω4=A2 A=v2ω2+a2ω2.

Xem chi tiết

Công thức xác định chu kì của con lắc đơn trong dao động điều hòa.

T=2πlg=tN

Chú thích:

T: chu kì dao động (s)

l: chiều dài dây treo (m)

g: gia tốc trọng trường (m/s2)

Xem chi tiết

Công thức tính chu kì con lắc đơn theo hai con lắc khác chiều dài - vật lý 12

T=aT21+bT22

- Chu kì dao động của con lắc đơn có chiều dài l1 và l2 lần lượt là T1T2 thì:

Chu kì con lắc có chiều dài  l=l1+l2 là  T=aT21+bT22

Chu kì con lắc cò chiều dài l=l2-l1 , l2>l1là    T=T22-T21

Chu kì con lắc cò chiều dài l=al2+bl1 , là   T=aT21+bT22

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Hai con lắc dao động ở 2 mặt phẳng song song. Thời gian ngắn nhất để 2 con lắc trùng một vị trí là...

Hai con lắc đơn đặt gần nhau dao động bé với chu kì lần lượt 1,5s và 2s trên hai mặt phẳng song song. Tại thời điểm t nào đó cả 2 đi qua vị trí cân bằng theo cùng chiều. Thời gian ngắn nhất để hiện tượng trên lặp lại là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Hai chất điểm M và N dao động điều hòa cùng biên độ nhưng với chu kì lần lượt là 3s và 6s

Hai chất điểm M và N cùng xuất phát từ gốc và bắt đầu dao động điều hoà cùng chiều dọc theo trục x với cùng biên độ nhưng với chu kì lần lượt là 3s và 6s. Tỉ số độ lớn vận tốc khi chúng gặp nhau là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Hai chất điểm chuyển động ngược chiều nhau và đều có độ lớn của li độ bằng một nửa biên độ. Hiệu pha của hai dao động này có thể là giá trị nào sau đây

Hai chất điểm dao động điều hoà dọc theo hai đường thẳng song song với trục Ox, cạnh nhau, với cùng biên độ và tần số. Vị trí cân bằng của chúng xem như trùng nhau (cùng toạ độ). Biết rằng khi đi ngang qua nhau, hai chất điểm chuyển động ngược chiều nhau và đều có độ lớn của li độ bằng một nửa biên độ. Hiệu pha của hai dao động này có thể là giá trị nào sau đây

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết