Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên phát điện trên thế giới được xây dựng ở Anh, nhưng trên thực tế hệ thống phát điện sử dụng phản ứng hạt nhân được Liên Xô xây dựng từ năm 1954. Tuy nhiên, ngay cả hai lò phản ứng này cũng chưa phải là lò phản ứng hạt nhân "lâu đời" nhất trên Trái Đất. Ít nhất khoảng 2 tỉ năm trước, lò phản ứng ở Oklo, nước Cộng hòa Gabon ở châu Phi đã vận hành - đây được xem là một công trình khoa học vĩ đại, kì bí nhất mà chủ nhân sáng tạo ra nó vẫn còn là một ẩn số.
1. LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN LÀ GÌ?
Lò phản ứng hạt nhân là một thiết bị để khởi động, thực hiện và kiểm soát phản ứng hạt nhân. Trong thực tế có hai loại chính:
- Lò phản ứng hạt nhân phát sinh năng lượng nhiệt là loại lò duy trì và kiểm soát phản ứng dây chuyền hạt nhân, xảy ra một cách ổn định bên trong khối nhiên liệu hạt nhân nhằm thu được nhiệt lượng, thường được sử dụng để cung cấp năng lượng cho nhà máy phát điện và một số tàu ngầm, tàu sân bay, tàu phá băng,... Đây là loại phổ biến nhất, đến mức "lò phản ứng hạt nhân" thường được hiểu là loại này.
- Lò phản ứng hạt nhân dùng trong nghiên cứu khoa học hoặc chế tạo đồng vị. Các cơ sở chế tạo đồng vị phóng xạ thực hiện phản ứng hạt nhân trong loại lò này rồi tách chiết ra những đồng vị phóng xạ và cung cấp cho các nhu cầu về nghiên cứu khoa học, đo lường, y tế,...
2. LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN 2 TỶ NĂM TUỔI
Tháng 6/1972, quặng uranium từ Oklo bắt đầu được vận chuyển về nhà máy của Pháp. Sau khi phân tích, người ta hết sức ngạc nhiên khi thấy hàm lượng uranium 235 trong quặng này rất thấp. Trong khi hàm lượng uranium 235 trong quặng uranium thông thường là 0,711% thì ở đây chưa tới 0,3%.
Khu vực lò phản ứng Oklo được phát hiện ở Gabon, châu Phi.
Họ cũng tìm thấy nhiều dấu vết là những sản phẩm phân hạch và nhiên liệu chất thải tại các địa điểm khác nhau trong khu vực.
Hiện tượng kì lạ này khiến các nhà khoa học quan tâm và đã dùng rất nhiều biện pháp để xem nguyên nhân nào khiến hàm lượng uranium 235 trong quặng ở Okolo thấp như vậy. Kết quả thật kinh ngạc: Hàm lượng thấp vì quặng ở đây là nguyên liệu uranium đã qua sử dụng! Đây là phát hiện làm chấn động giới khoa học lúc đó.
Sau khi nỗ lực tìm kiếm, các nhà khoa học Pháp khẳng định tại Okolo đã có một lò phản ứng hạt nhân từ xưa, gồm 16 khu vực với 500 tấn quặng uranium tạo thành. Bằng các phương pháp khác nhau, người ta xác định niên đại sớm nhất của lò phản ứng hạt nhân này là 2 tỷ năm trước. Nhưng, liệu đây có phải một “lò phản ứng” tự nhiên hay không? Câu trả lời có ngay: Các điều kiện tự nhiên không thể thoả mãn được các điều kiện cực kỳ nghiêm ngặt của một lò phản ứng dây chuyền trong sản xuất hạt nhân.
Một phần của lò phản ứng hạt nhân này.
Lưu ý rằng theo kiến thức ngày nay, 2 tỷ năm về trước, Trái Đất mới chỉ xuất hiện loại thực vật cấp thấp, đó là tảo. Mãi đến thời kỳ đầu của Kỷ Đệ Tứ (khoảng hơn 3 triệu năm trước đây) mới xuất hiện loài vượn đầu tiên. Do đó có thể khẳng định rằng lò phản ứng hạt nhân ở Oklo tuyệt đối không phải là sản phẩm của loài người. Vậy chỉ có thể đây là tác phẩm của người ngoài hành tinh? Hay của một nền văn minh thời tiền sử mà con người chúng ta chưa từng biết tới?
Theo giá thuyết thứ nhất, 2 tỷ năm trước đây, người ngoài hành tinh đã đáp xuống Trái Đất bằng phi thuyền sử dụng động cơ hoạt động bằng năng lượng hạt nhân. Trong thời gian thám hiểm ở Trái Đất, họ đã xây dựng một lò phản ứng tại Oklo để điều chế nguyên liệu hạt nhân, cung cấp năng lượng cho chuyến bay trở về cố hương.
Các mẫu quặng uranium do Oklo tặng cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại Vienna.
Giả thuyết thứ hai cho rằng vào 2 tỷ năm trước, xã hội loài người đã từng phát triển đến mức độ rất cao. Nhưng do luôn cạnh tranh và thù địch nên đã nổ ra một cuộc chiến tranh tàn khốc, khiến cho loài người trên Trái Đất bị hủy diệt, để lại một số dấu vết nhỏ và lò phản ứng ở Oklo là một trong những dấu vết đó.
Năm 2006, các nhà khoa học một lần nữa khẳng định rằng: từ 2 tỷ năm về trước đã có một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn hoạt động, phát ra năng lượng một cách an toàn, ổn định tới hàng trăm ngàn năm sau mà vẫn không xảy ra một vụ nổ huỷ diệt nào. Trình độ kỹ thuật của con người hiện đại chưa làm được điều đó.
Yến Nhi sưu tập, có chỉnh sửa bổ sung.
Nguồn: Vật lý hỏi và đáp - NXB Đại học quốc gia
Tác giả: Nguyễn Hữu Thọ