Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

156 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Công thức xác định lực ma sát lăn

Fmsl=μl.N

Định nghĩa:

- Là lực ma sát xuất hiện khi vật này lăn trên bề mặt của vật khác. 

- Xuất hiện ở chỗ tiếp xúc và cản trở sự lăn đó.

- Lực ma sát lăn là rất nhỏ so với ma sát trượt.

 

Chú thích:

μl: hệ số ma sát lăn

N: là áp lực của vật lên mặt phẳng (N)

Fmsl: lực ma sát lăn (N)

 

Do lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt. Nên những vật cần thường xuyên di chuyển,

người ta sẽ gắng bánh xe để chuyển từ ma sát trượt qua ma sát lăn.

 

Xem chi tiết

Định luật bảo toàn động lượng.

p1+p2=const 

p1+p2=p1' +p2'

1. Hệ kín:

Định nghĩa : Hệ kín là hệ chỉ có vật trong hệ tương tác với nhau mà không tương tác với các vật ngoài hệ hoặc các ngoại lực tác dụng vào hệ cân bằng nhau.

2.ĐInh luật bảo toàn động lượng

Phát biểu:

Trong một hệ kín, tổng động lượng của hệ là một hằng số. Nói cách khác, tổng động lượng của hệ trước tương tác bằng tổng động lượng của hệ sau tương tác.

Chú thích:

p1: động lượng của vật thứ 1 trước tương tác (kg.m/s)

p2: động lượng của vật thứ 2 trước tương tác (kg.m/s)

p1'động lượng của vật thứ 1 sau tương tác (kg.m/s)

p2'động lượng của vật thứ 2 sau tương tác (kg.m/s)

Ứng dụng:

- Chuyển động bằng phản lực.

- Va chạm mềm, va chạm đàn hồi.

- Bài tập đạn nổ

Xem chi tiết

Công thức xác định làm công một lực không đổi sinh ra.

A=F.S.cos(α)

Bản chất toán học:

Về bản chất toán học, công của một lực chính là tích vô hướng giữa hai vectơ F, S..

Để hiểu rõ bản chất vấn đề, xin nhắc lại bài toán tích vô hướng giữa hai vectơ.

 

 

Định nghĩa:

Khi lực F  không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc α thì công thực hiện được bởi lực đó được tính theo công thức A=F.S.cos(α)

 

 

Chú thích:

A: công cơ học (J),

F: lực tác dụng (N).

S: quãng đường vật dịch chuyển (m).

α: góc tạo bởi hai vectơ F, S (deg) hoặc (rad).

 

Biện luận:

Mối quan hệ giữa góc anpha và công do lực sinh ra.

 

Xem chi tiết

Định luật bảo toàn năng lượng - trường hợp vật chuyển động trong trọng trường.

W=Wđ+Wt=Wđmax=Wtmax=const

 

Định nghĩa:

Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của một vật là đại lượng bảo toàn.

Nếu động năng giảm thì thế năng tăng ( động năng chuyển hóa thành thế năng) và ngược lại.

Tại vị trí động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược  lại.

 

Chú thích:

W: cơ năng (J).

Wđ;Wđmax: động năng - động năng cực đại (J).

Wt;Wt max: thế năng - thế năng cực đại (J).

Xem chi tiết

Định luật bảo toàn cơ năng - Trường hợp vật chịu tác động của lực đàn hồi.

W=Wđ+Wđh=Wđ max=Wđh max =const

 

Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là đại lượng bảo toàn.

W=12.m.v2+12.k.(l)2 =12.m.v2max=12.k.(lmax)2 =const

 

Chú thích:

W: cơ năng (J).

Wđ; Wđmax: động năng - động năng cực đại (J).

Wđh; Wđh max: thế năng - thế năng đàn hồi cực đại (J).

 

Định luật bảo toàn cơ năng chỉ nghiệm đúng khi vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi, trọng lực, ngoài ra nếu chịu thêm tác dụng của lực cản, lực ma sát... thì cơ năng của vật sẽ bị biến đổi. Công của lực cản, lực ma sát.. sẽ bằng độ biến thiên cơ năng.

 

Xem chi tiết

Định luật Boyle Mariotte

p.V=constp1.V1=p2.V2

 

Định nghĩa quá trình đẳng nhiệt:

Là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng nhiệt độ được giữ nguyên không đổi.

Phát biểu:

Quá trình đẳng nhiệt là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng nhiệt độ được giữ nguyên không đổi.

Trong quá trình đẳng nhiệt thì thể tích và áp suất tỉ lệ nghịch với nhau.

Chú thích:

p: áp suất chất khí (atm, Pa, bar, at v....v....)

V: thể tích chất khí (lít, m3, dm3, ml, cm3v....v....)

 

Nhiệt độ được giữ nguyên, khi thể tích giảm thì áp suất tăng.

Đồ thị của quá trình đẳng nhiệt.

 

Xem chi tiết

Định luật Charles.

pT=constp1T1=p2T2

 

Định nghĩa quá trình đẳng tích:

Là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng thể tích được giữ nguyên không đổi.

 

Phát biểu:

Quá trình đẳng tích là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng thể tích được giữ nguyên không đổi.

 

Trong quá trình đẳng tích thì áp suất và nhiệt độ là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

 

Cách phát biểu khác: trong quá trình đẳng tích cảu một lượng khí nhất định. Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

 

Chú thích:

p: áp suất chất khí (atm, Pa, bar, at v....v....).

T: nhiệt độ tuyệt đối của chất khí (Ko).

 

Lưu ý:

Nếu đề bài cho đơn vị là Co ta phải chuyển sang độ Ko

T (Ko)=t (Co)+273

 

Đồ thị của quá trình đẳng tích.

 

Cùn một bình chứa và bình không nở dãn nên đây là quá trình đẳng tích.

Khi nhiệt độ tăng thì phân tử khí chuyển động nhanh hơn. Vậy áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ.

Xem chi tiết

Năng lượng của điện trường trong tụ điện.

W=Q22C=CU22

Tụ điện phẳng : W=εSE2d8kπ

 

Khái niệm: Năng lượng của tụ điện là năng lượng dữ trữ trong tụ điện dưới dạng điện trường  khi được tích điện.

Đối với tụ điện phẳng:

W=12CU2=12εS4kπd.E2.d2=εSE2d8kπ

Chú thích:

W: năng lượng điện trường (J)

Q: điện tích của tụ điện (C)

C: điện dung của tụ điện (F)

U: hiệu điện thế giữa hai bản tụ (V)

Xem chi tiết

Phương trình trạng thái khí lí tưởng.

p.VT=constp1.V1T1=p2.V2T2

 

Chú thích:

p: áp suất chất khí (atm, Pa, bar, at v....v....)

V: thể tích chất khí (lít, m3, dm3, ml, cm3v....v....)

T: nhiệt độ tuyệt đối của chất khí (Ko).

 

Lưu ý:

Nếu đề bài cho đơn vị là Co ta phải chuyển sang độ Ko

T (Ko)=t (Co)+273

Xem chi tiết

Định luật Gay Lussac

VT=constV1T1=V2T2

 

Định nghĩa quá trình đẳng áp:

Là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng áp suất được giữ nguyên không đổi.

 

Phát biểu:

Quá trình đẳng áp quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng áp suất được giữ nguyên không đổi.

Trong quá trình đẳng áp thì thể tích và nhiệt độ tuyệt đối là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

 

Chú thích:

V: thể tích chất khí (lít, m3, dm3, ml, cm3,v....v....).

T: nhiệt độ tuyệt đối của chất khí (Ko).

 

Lưu ý:

Nếu đề bài cho đơn vị là Co ta phải chuyển sang độ Ko

T (Ko)=t (Co)+273

 

Đồ thị quá trình đẳng áp

 

 

Joseph Louis Gay-Lussac (1778-1850)

 

 

 

 

 

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.