Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

189 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Độ hụt khối của hạt nhân. - Vật lý 12

m=Zmp+ (A-Z)mn-mXmn=1,0087 ump=1,0072 ume=5,486.10-4 u

 

Phát biểu: Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nucleon tạo thành hạt nhân đó. Độ chênh giữa hai khối lượng đó được gọi là độ hụt khối của hạt nhân.

 

Chú thích:

m: độ hụt khối của hạt nhân (u)

Z: số proton

A-Z: số neutron

mp, mn: khối lượng của proton và neutron (u)

mX: khối lượng của hạt nhân (u)

Trong đó:

mn1,0087u

mp1,0072u

mn>mp>1 u>me

 

Xem chi tiết

Năng lượng liên kết của hạt nhân. - Vật lý 12

Wlk=[Zmp+(A-Z)mn-mX].c2 J ; kg;m/sWlk=Zmp+A-Zmn-mX.931,5 MeV;u

Wlk=mc2

 

Phát biểu: Năng lượng liên kết của một hạt nhân được tính bằng tích của độ hụt khối của hạt nhân với thừa số c2.

Năng lượng liên kết là năng lượng tỏa ra khi kết hợp các nucleon thành hạt nhân, còn gọi là năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt nhân.

 

Chú thích: 

Wlk: năng lượng liên kết của hạt nhân (MeV)

m: độ hụt khối của hạt nhân (u)1uc2=931,5 MeV

c2: hệ số tỉ lệ, với c là tốc độ ánh sáng trong chân không.

 

Xem chi tiết

Phản ứng phân hạch. - Vật lý 12

n01+U92235I53139+Y3994+3n01+γ

 

Khái niệm: Phân hạch là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn (hai hạt nhân trung bình), kèm theo một vài neutron phát ra. Phản ứng phân hạch là phản ứng tỏa năng lượng, đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường (phóng xạ).

 

VD: n01 + U92235  U92236  I53139 + Y3994 + 3n01 +γ

- Mỗi hạt nhân U92235 khi phân rã tỏa năng lượng khoảng 200 MeV.

- Một vài nhiên liệu cơ bản của công nghiệp năng lượng hạt nhân: U92235, U92238, P94239u.

- Các sản phẩm của phân hạch là những hạt nhân chứa nhiều neutron và phóng xạ β-.

- Là loại phản ứng thường dùng trong các nhà máy hạt nhân.

( Nhà máy Cattenom)

Sau mỗi quá trình tạo ra thêm 2 hạt neutron : gọi k là bội số phân hạch (hệ số n01 sau phản ứng).

+ Khi k <1 đây là phản ứng phân hạch không duy trì.

+ Khi k=1 đây là phản ứng dây chuyền có diều khiển. Số neutron dư đã được hút ra bên ngoài bằng những thanh chì , Cadimi.Khi đó công suất năng lượng sinh ra ổn định.

+ Khi k > 1 đây là phản ứng dây chuyền không kiểm soát sinh ra một lượng rất lớn và nguy hiểm. Nguyên nhân chính gây ra vụ nổ hạt nhân.

Khối lượng tới hạn : là khối lượng cần thiết của nguyên liệu phóng xạ để phản ứng có thể xảy ra

 

 

 

Xem chi tiết

Phương trình u tức thời trong mạch LC - vật lý 12

u=qC=U0cos(ωt+φ) với ω=1LC

 

Phát biểu: Hiệu điện thế (điện áp) tức thời dao động cùng pha với điện tích tức thời và trễ pha π2 so với cường độ dòng điện tức thời trong mạch.

 

Chú thích:

u: điện áp tức thời (V)

q: điện tích tức thời (C)

C: điện dung của tụ điện (F)

U0: điện áp cực đại giữa hai đầu bản tụ (V)

 

Chú ý:

- Khi t=0 nếu u đang tăng thì φu<0; nếu u đang giảm thì φu>0

Xem chi tiết

Mối quan hệ giữa tần số góc với dòng điện cực đại trọng mạch LC - vật lý 12

ω=IoQoIo=ω.Qo=U0CL=I2 

 

Chú thích: 

ω: tần số góc của dao động điện từ trong mạch (rad/s)

Q0: điện tích cực đại của tụ điện (C)

I0: cường độ dòng điện cực đại (A)

 

 

Xem chi tiết

Công thức độc lập với thời gian giữa cường độ dòng điện và điện áp - vật lý 12

uU02+iI02=1

 

Phát biểu: Dòng điện và điện áp trong mạch là hai đại lượng vuông pha nhau, trong đó i sớm pha π2 so với u.

 

Chú thích: 

u: điện áp tức thời (V)

U0: điện áp cực đại (V)

i: cường độ dòng điện tức thời (A)

I0: cường độ dòng điện cực đại (A)

Xem chi tiết

Hệ thức độc lập của điện tích trong mạch dao động LC - vật lý 12

Q02=q2+iω2

i=±ωQ02-q2=±CLU02-u2

 

Chú thích: 

i: cường độ dòng điện tức thời trong mạch (A)

q: điện tích tức thời của tụ điện (C)

Q0: điện tích cực đại của tụ điện (C)

ω: tần số góc của dao động (rad/s)

Xem chi tiết

Năng lượng điện trường của tụ điện - vật lý 12

WC=q22C=Cu22=12L(I02-i2)

WCmax=Q022C=CU022

 

Phát biểu: Tụ điện chứa điện tích và điện trường trong tụ điện sinh ra năng lượng để dịch chuyển điện tích trong mạch. Do đó tụ điện có năng lượng điện trường.

 

Chú thích:

WC, WCmax: năng lượng điện trường và năng lượng điện trường cực đại của tụ điện (J)

q,Q0: điện tích và điện tích cực đại của tụ điện (C)

C: điện dung của tụ điện (F)

i,I0: cường độ dòng điện tức thời và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm (C)

L: độ tự cảm của cuộn cảm (H)

Xem chi tiết

Năng lượng từ trường của tụ điện - vật lý 12

WL=Li22=12C(U02-u2)

WLmax=LI022

 

Phát biểu: Dòng điện qua cuộn cảm thuần L sinh ra từ thông biến thiên, từ đó sinh ra từ trường. Do đó trong cuộn cảm thuần có năng lượng từ trường.

 

Chú thích:

WL, WLmax: năng lượng từ trường và năng lượng từ trường cực đại qua cuộn cảm (J)

i,I0: cường độ dòng điện tức thời và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm (C)

L: độ tự cảm của cuộn cảm (H)

u, U0: điện áp tức thời và điện áp cực đại của tụ điện (V)

C: điện dung của tụ điện (F)

Xem chi tiết

Năng lượng điện từ trong mạch dao động LC - vật lý 12

W=WC+WL=WCmax=WLmax

W=CU022=LI022=Q022C

 

Khái niệm: Là tổng năng lượng điện trường (trong tụ điện) và năng lượng từ trường (trong cuộn cảm) của mạch dao động.

 

Chú thích:

WL, WLmax: năng lượng từ trường và năng lượng từ trường cực đại của tụ điện (J)

WC, WCmax: năng lượng điện trường và năng lượng điện trường cực đại của tụ điện (J)

W: năng lượng điện từ của mạch dao động (J)

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.