Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

180 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Định luật Faraday thứ nhất.

m=kq

 

Phát biểu: Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

Ý nghĩa: Dòng điện trong chất điện phân không chỉ truyền tải electron mà còn truyền tải vật chất.

 

Chú thích:

m: khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân (g)

k: đương lượng điện hóa của chất được giải phóng ở điện cực (g/C)

q: điện lượng chạy qua bình (C)

Xem chi tiết

Định luật Faraday thứ hai.

k=1F.An

 

Phát biểu: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam An của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là 1F, trong đó F gọi là số Faraday.

 

Chú thích: 

k: đương lượng điện hóa của chất được giải phóng ở điện cực (g/C)

F=96500 C/mol: số Faraday

A: khối lượng mol nguyên tử của nguyên tố (kg)

n: hóa trị của nguyên tố

Xem chi tiết

Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Hooke

Fđh=kl

Đặc điểm lực đàn hồi của lò xo:

+ Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo bị biến dạng và tác dụng lên các vật tiếp xúc hoặc gắn với hai đầu của nó.

+ Lực đàn hồi có:

* Phương: dọc theo trục của lò xo.

* Chiều: ngược với ngoại lực gây ra biến dạng. Tức là khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong còn khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài.

* Độ lớn: tuân theo định luật Hooke.

Định luật Hooke:

+ Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Fdh=k.l

Trong đó

+ k là hệ số đàn hồi (độ cứng của lò xo) (N/m): phụ thuộc vào bản chất và kích thước của lò xo.

+l=l-l0 : độ biến dạng của lò xo (m);

+ l: chiều dài khi biến dạng (m).

+ lo: chiều dài tự nhiên (m).

+ Fđh: lực đàn hồi (N).

Lực đàn hồi trong những trường hợp đặc biệt:

- Đối với dây cao su hay dây thép: lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi bị kéo dãn nên gọi là lực căng dây.

- Đối với các mặt tiếp xúc: lực đàn hồi xuất hiện khi bị ép có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc gọi là phản lực đàn hồi.

Xem chi tiết

Công thức xác định số phóng đại ảnh.

k=-A'B'¯AB¯=-d'd=ff-d=d'-ff

 

Chú thích:

k: số phóng đại ảnh

A'B'¯, AB¯: lần lượt là chiều cao ảnh và chiều cao vật (m, cm,...)

d: khoảng cách từ vật đến thấu kính (m, cm,...)

d': khoảng cách từ ảnh đến thấu kính (m, cm,...)

f: tiêu cự của thấu kính

 

Quy ước: 

- Nếu k>0: vật và ảnh cùng chiều.

- Nếu k<0: vật và ảnh ngược chiều.

 

Ứng dụng:

Thấu kính có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống và trong khoa học. Thấu kính được dùng làm:

- Kính khắc phục tật của mắt (cận, viễn, lão).

 

 

- Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, ống nhòm,...

 

 

- Máy ảnh, máy ghi hình (camera).

- Đèn chiếu.

- Máy quang phổ.

Xem chi tiết

Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực.

G=k1G2=δOCCf1f2

 

Hai bộ phận chính của kính hiển vi là:

- Vật kính: Thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 rất nhỏ (cỡ milimetre)

- Thị kính: kính lúp có tiêu cự f2.

 

Chú thích:

G: số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực

k1: số phóng đại ảnh bởi vật kính

G2: số bội giác của thị kính ngắm chừng ở vô cực

OCC: khoảng cực cận

δ: độ dài quang học của kính (m)

f1, f2: tiêu cự của vật kính và thị kính (m)

 

Xem chi tiết

Vận tốc của điện tử ở trạng thái dừng thứ n.

Fht=Fđinmvn2rn=ke2r2

vn=ekrnm

 

Phát biểu: Khi electron chuyển động trên quỹ đạo n, lực hút tĩnh điện đóng vai trò là lực hướng tâm.

 

Chú thích:

m=me=9,1.10-31kg

vn: vận tốc của e ở trạng thái dừng n (m/s)

rn: bán kính quỹ đạo dừng (m)

k=9.109Nm2/C2

e=-1,6.10-19 C

Xem chi tiết

Cấu tạo hạt nhân và số hạt - Vật lý 12

XZAĐiên tich :+Z ;Sô khôi : ASô proton:Z   ;Sô neutron: A-Z

 

Phát biểu: Hạt nhân được tạo thành bởi hai loại hạt là proton và neutron; hai loại hạt này có tên chung là nucleon. 

 

Chú thích: X: kí hiệu hóa học X của nguyên tố

Z: số thứ tự của nguyên tử trong bảng tuần hoàn (nguyên tử số)

A: tổng số nucleon trong một hạt nhân (số khối)

Số neutron trong hạt nhân là A-Z.

 

Ví dụ: H11; C612; O816; U92238

 

 

Một số hạt sơ cấp: p11, n01, e-10

 

 

 

Xem chi tiết

Đơn vị khối lượng hạt nhân.-Vật Lý 12.

1u=1,66.10-27kg

 

Phát biểu: Để tính toán được khối lượng hạt nhân, người ta đã định nghĩa một đơn vị đo mới. Đơn vị này gọi là đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u.

 

Quy ước: Đơn vị u có giá trị bằng 112 khối lượng nguyên tử của đồng vị C612.

1u=1,66.10-27kg

 

Lưu ý: Các hạt nhân có khối lượng rất lớn so với khối lượng của electron; vì vậy khối lượng nguyên tử tập trung gần như toàn bộ ở hạt nhân.

 

Xem chi tiết

Liên hệ khối lượng và năng lượng của hạt nhân. Hệ thức Einstein.-Vật Lý 12.

E=mc2  J;kg;m/s2E=931,5.m MeV;u

 

Trong đó:

E: năng lượng của hạt nhân (J, MeV) (năng lượng nguyên tử)

m: khối lượng tương ứng của hạt nhân (kg, u)

c=3.108m/s: tốc độ ánh sáng trong chân không.

 

Đổi: 1 MeV=106.1,6.10-19 J= 1,6.10-13 J

 

Quy ước: 1u  931,5 MeV/c2

 

Xem chi tiết

Năng lượng liên kết của hạt nhân. - Vật lý 12

Wlk=[Zmp+(A-Z)mn-mX].c2 J ; kg;m/sWlk=Zmp+A-Zmn-mX.931,5 MeV;u

Wlk=mc2

 

Phát biểu: Năng lượng liên kết của một hạt nhân được tính bằng tích của độ hụt khối của hạt nhân với thừa số c2.

Năng lượng liên kết là năng lượng tỏa ra khi kết hợp các nucleon thành hạt nhân, còn gọi là năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt nhân.

 

Chú thích: 

Wlk: năng lượng liên kết của hạt nhân (MeV)

m: độ hụt khối của hạt nhân (u)1uc2=931,5 MeV

c2: hệ số tỉ lệ, với c là tốc độ ánh sáng trong chân không.

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.