Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

207 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Định luật Boyle Mariotte

p.V=constp1.V1=p2.V2

 

Định nghĩa quá trình đẳng nhiệt:

Là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng nhiệt độ được giữ nguyên không đổi.

Phát biểu:

Quá trình đẳng nhiệt là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng nhiệt độ được giữ nguyên không đổi.

Trong quá trình đẳng nhiệt thì thể tích và áp suất tỉ lệ nghịch với nhau.

Chú thích:

p: áp suất chất khí (atm, Pa, bar, at v....v....)

V: thể tích chất khí (lít, m3, dm3, ml, cm3v....v....)

 

Nhiệt độ được giữ nguyên, khi thể tích giảm thì áp suất tăng.

Đồ thị của quá trình đẳng nhiệt.

 

Xem chi tiết

Định luật Charles.

pT=constp1T1=p2T2

 

Định nghĩa quá trình đẳng tích:

Là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng thể tích được giữ nguyên không đổi.

 

Phát biểu:

Quá trình đẳng tích là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng thể tích được giữ nguyên không đổi.

 

Trong quá trình đẳng tích thì áp suất và nhiệt độ là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

 

Cách phát biểu khác: trong quá trình đẳng tích cảu một lượng khí nhất định. Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

 

Chú thích:

p: áp suất chất khí (atm, Pa, bar, at v....v....).

T: nhiệt độ tuyệt đối của chất khí (Ko).

 

Lưu ý:

Nếu đề bài cho đơn vị là Co ta phải chuyển sang độ Ko

T (Ko)=t (Co)+273

 

Đồ thị của quá trình đẳng tích.

 

Cùn một bình chứa và bình không nở dãn nên đây là quá trình đẳng tích.

Khi nhiệt độ tăng thì phân tử khí chuyển động nhanh hơn. Vậy áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ.

Xem chi tiết

Hiệu suất của nguồn điện

H=Acó íchA=UNItEIt=UNE=RNRN+r

 

Phát biểu: Công của nguồn điện bằng tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và ở mạch trong, trong đó điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài là điện năng tiêu thụ có ích. Từ đó, hiệu suất H của nguồn điện được tính bằng tỉ số giữa điện năng tiêu thụ có ích Acó ích và tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và mạch trong A.

 

Chú thích: 

H: hiệu suất của nguồn điện 

Acó ích: điện năng tiêu thụ có ích (J)

A: tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và mạch trong (J)

 

Xem chi tiết

Phương trình trạng thái khí lí tưởng.

p.VT=constp1.V1T1=p2.V2T2

 

Chú thích:

p: áp suất chất khí (atm, Pa, bar, at v....v....)

V: thể tích chất khí (lít, m3, dm3, ml, cm3v....v....)

T: nhiệt độ tuyệt đối của chất khí (Ko).

 

Lưu ý:

Nếu đề bài cho đơn vị là Co ta phải chuyển sang độ Ko

T (Ko)=t (Co)+273

Xem chi tiết

Định luật Gay Lussac

VT=constV1T1=V2T2

 

Định nghĩa quá trình đẳng áp:

Là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng áp suất được giữ nguyên không đổi.

 

Phát biểu:

Quá trình đẳng áp quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng áp suất được giữ nguyên không đổi.

Trong quá trình đẳng áp thì thể tích và nhiệt độ tuyệt đối là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

 

Chú thích:

V: thể tích chất khí (lít, m3, dm3, ml, cm3,v....v....).

T: nhiệt độ tuyệt đối của chất khí (Ko).

 

Lưu ý:

Nếu đề bài cho đơn vị là Co ta phải chuyển sang độ Ko

T (Ko)=t (Co)+273

 

Đồ thị quá trình đẳng áp

 

 

Joseph Louis Gay-Lussac (1778-1850)

 

 

 

 

 

 

Xem chi tiết

Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Hooke

Fđh=kl

Đặc điểm lực đàn hồi của lò xo:

+ Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo bị biến dạng và tác dụng lên các vật tiếp xúc hoặc gắn với hai đầu của nó.

+ Lực đàn hồi có:

* Phương: dọc theo trục của lò xo.

* Chiều: ngược với ngoại lực gây ra biến dạng. Tức là khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong còn khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài.

* Độ lớn: tuân theo định luật Hooke.

Định luật Hooke:

+ Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Fdh=k.l

Trong đó

+ k là hệ số đàn hồi (độ cứng của lò xo) (N/m): phụ thuộc vào bản chất và kích thước của lò xo.

+l=l-l0 : độ biến dạng của lò xo (m);

+ l: chiều dài khi biến dạng (m).

+ lo: chiều dài tự nhiên (m).

+ Fđh: lực đàn hồi (N).

Lực đàn hồi trong những trường hợp đặc biệt:

- Đối với dây cao su hay dây thép: lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi bị kéo dãn nên gọi là lực căng dây.

- Đối với các mặt tiếp xúc: lực đàn hồi xuất hiện khi bị ép có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc gọi là phản lực đàn hồi.

Xem chi tiết

Độ ẩm tỉ đối của không khí.

f=aA.100%

fρpbh..100%

 

Khái niệm: Độ ẩm tỉ đối của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ.

 

Chú thích:

f: độ ẩm tỉ đối

a: độ ẩm tuyệt đối (g/m3)

A: độ ẩm cực đại (g/m3)

 

pbh: áp suất hơi nước bão hòa (mmHg)

ρ: khối lượng riêng của nó (g/m3)

 

Áp suất hơi nước bão hòa pbh và khối lượng riêng ρ của nó:

 

 

Vận dụng:

Không khí càng ẩm, độ ẩm tỉ đối càng lớn. Ở nước ta, độ ẩm tỉ đối có thể tăng từ 95% đến 98% trong những ngày ẩm ướt và giảm xuống dưới 70% trong những ngày khô ráo.

Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh. 

- Ở 30oC, con người vẫn cảm thấy dễ chịu khi độ ẩm tỉ đối bằng khoảng 25% và cảm thấy nóng bức khi vượt quá 80%.

- Ở 18oC, con người cảm thấy lạnh khi độ ẩm tỉ đối là 25% và cảm thấy mát mẻ khi độ ẩm tỉ đối vượt quá 60%.

 

Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy và dụng cụ quang học, điện tử, cơ khí, khí tài quân sự, lương thực, thực phẩm trong các khó chứa.

 

 

Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện phát như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, bôi dầu mỡ lên các chi tiết máy bằng kim loại, phủ lớp chất dẻo lên các bản mạch điện tử.

 

Dùng chất hút ẩm cũng là một trong những biện pháp chống ẩm mốc hiệu quả (dùng cho thực phẩm)

Xem chi tiết

Định luật khúc xạ ánh sáng.

sinisinr=const

Cầu vòng là sản phẩm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Phát biểu: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.

Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi.

 

Chú thích:

SI: tia tới; I: điểm tới.

N'IN: pháp tuyến với mặt phân cách tại I.

IR: tia khúc xạ.

i: góc tới; r: góc khúc xạ.

 

Xem chi tiết

Góc giới hạn phản xạ toàn phần.

sinigh=n2n1

 

Khái niệm: Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Khi có phản xạ toàn phần thì không còn tia khúc xạ.

 

Chú thích: 

igh: góc giới hạn của phản xạ toàn phần 

n1: chiết suất của môi trường (1) chứa tia tới 

n2: chiết suất của môi trường (2) chứa tia khúc xạ

 

 

Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần:

- Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng làm cáp quang dùng truyền thông tin và nội soi trong y học.

+ Cáp quang: Là bó sợi quang.

+ Sợi quang: Cấu tạo: Gồm 2 phần chính.

· Phần lõi: Bằng thủy tinh hoặc chất dẻo trong suốt có chiết suất n1.

· Phần vỏ bao quanh có chiết suất n2 (n2<n1).

- Ưu điểm của cáp quang:

+ Truyền được dung lượng tín hiệu lớn, nhỏ, nhẹ dễ vận chuyển và dễ uốn.

+ Ít bị nhiễu bởi trường điện từ ngoài, bảo mật tốt.

 

 

Xem chi tiết

Điều kiện để có phản xạ toàn phần.

n2<n1iigh

Điều kiện có phản xạ toàn phần

a/Phát biểu: Để có phản xạ toàn phần thì phải thỏa mãn được hai điều kiện.

- Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn.

- Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn.

b/Điều kiện: n1>n2iigh

Chú thích

n1: chiết suất môi trường tới (1)

n2: chiết suất của môi trường lúc sau (2)  ( ánh sáng được truyền ánh sáng từ môi trường truyền (1) )

i: góc tới

igh: góc giới hạn của phản xạ toàn phần

 

c/Ứng dụng: cáp quang dùng trong truyền thông tin liên lạc, ống nội soi dùng trong y tế, ...

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.