Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

229 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Công thức xác định lực ma sát lăn

Fmsl=μl.N

Định nghĩa:

- Là lực ma sát xuất hiện khi vật này lăn trên bề mặt của vật khác. 

- Xuất hiện ở chỗ tiếp xúc và cản trở sự lăn đó.

- Lực ma sát lăn là rất nhỏ so với ma sát trượt.

 

Chú thích:

μl: hệ số ma sát lăn

N: là áp lực của vật lên mặt phẳng (N)

Fmsl: lực ma sát lăn (N)

 

Do lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt. Nên những vật cần thường xuyên di chuyển,

người ta sẽ gắng bánh xe để chuyển từ ma sát trượt qua ma sát lăn.

 

Xem chi tiết

Công thức xác định độ biến dạng của lò xo.

Δl=l-lo

Giải thích:

- Độ biến dạng của lò xo là hiệu số giữa chiều dài ở trạng thái đang xét và chiều dài tự nhiên ban đầu của lò xo (lo).

- Nếu l>lo=> lò xo đang bị dãn và sẽ tác dụng lực kéo.

- Nếu l<lo => lò xo đang bị nén và sẽ tác dụng lực đẩy.

Hình 1: Lò xo đang bị nén dưới tác dụng của trọng lực do quả nặng M gây ra (l<lo)

Hình 2: Lò xo đang bị dãn dưới tác dụng của trọng lực do quả nặng m gây ra(l>lo)

Chú thích:

Δl: độ biến dạng của lò xo (m).

lo: chiều dài tự nhiên - chiều dài ban đầu của lò xo (m).

l: chiều dài lúc sau của lò xo (m).

Xem chi tiết

Công thức xác định độ lớn lực đàn hồi.

Fđh=k.l

Định luật Hooke:

1.Phát biểu

- Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

2.Đặc điểm

- Phương của lực: lực đàn hồi có phương dọc trục lò xo.

- Chiều của lực:

     + Lực đàn hồi ở đầu không cố định ngược chiều với chiều biến dạng của lò xo (hướng về vị trí không biến dạng).

     + Lực đàn hồi tác dụng lên hai đầu có cùng độ lớn nhưng ngược hướng nhau .

- Độ lớn: tuân theo định luật Hooke.

- Dấu trừ trong công thức Fđh=-k.l thể hiện lực đàn hồi luôn chống lại tác nhân gây ra biến dạng của nó.

- Nếu chỉ tính độ lớn ta có Fđh=k.∆l

Chú thích:

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

∆l: độ biến dạng của lò xo (m)

 

Xem chi tiết

Định luật Hooke khi lò xo nằm ngang.

l=Fk

Trường hợp lò xo nằm ngang:

Tại vị trí cân bằng: F=Fdh⇔F=k.∆l.

Độ biến dạng lò xo tại vị trí cân bằng: l0=Fk

Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng: l=l0+l0

 

Chú thích:

F: lực tác dụng (N).

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

∆l: độ biến dạng của lò xo (m)

l: chiều dài của lò xo ở vị trí đang xét (m).

lo: chiều dài tự nhiên của lò xo - khi chưa có lực tác dụng (m).

Lưu ý : Nếu ban đầu chưa tác dụng lực hoặc lò xo ở chiều dài tự nhiên thì dô biến dạng ban đầu bằng không.

 

 

Xem chi tiết

Định luật Hooke khi lò xo treo thẳng đứng.

l0=mgk

Trường hợp lò xo treo thằng đứng:

Tại vị trí cân bằng: 

P=Fdhmg=k.l0

Độ biến dạng lò xo tại vị trí cân bằng: l0=Pk

Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng: l=l0+l0

Chú thích:

P: trọng lực tác dụng (N).

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

l0: độ biến dạng ban đầu của lò xo (m)

l: chiều dài của lò xo ở vị trí đang xét (m).

l0: chiều dài tự nhiên của lò xo - khi chưa có lực tác dụng (m).

 

Xem chi tiết

Định luật Hooke khi lò xo treo trên mặt phẳng nghiêng.

l0=mg.sinαk

Trường hợp lò xo treo trên mặt phẳng nghiêng:

Tại vị trí cân bằng: P.sin(α)=Fdh⇔m.g.sin(α)=k.∆l.

Độ biến dạng lò xo tại vị trí cân bằng: ∆l=P.sin(α)k=m.g.sin(α)k

Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng: l=lo+∆l

Chú thích:

P: trọng lực tác dụng (N).

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

∆l: độ biến dạng của lò xo (m)

l: chiều dài cảu lò xo ở vị trí đang xét (m).

lo: chiều dài tự nhiên của lò xo - khi chưa có lực tác dụng (m).

α: góc tạo bởi mặt phẳng nghiêng so với phương ngang (deg) hoặc (rad).

Xem chi tiết

Công thức xác định tầm xa của vật chuyển động ném ngang.

Lmax=vo.t=vo.2hg

Chú thích:

vo: vận tốc ban đầu của vật, trong trường hợp này là vận tốc ném (m/s).

h: độ cao của vật (m).

t: thời gian chuyển động của vật (s).

g: gia tốc trọng trường do trái đất tác động lên vật (m/s2).

Lmax: tầm xa cực đại của vật (m).

Xem chi tiết

Công thức xác định vận tốc của của chuyển động bằng phản lực của tên lửa

Vten lua=-mM.vnhien lieu

 

Chú thích:

Vten lua: vận tốc của tên lửa (m/s).

vnhien lieu: vận tốc của nhiên liệu phụt ra (m/s).

m: khối lượng nhiên liệu phụt ra (kg).

M: khối lượng tên lửa (kg).

 

CHỨNG MINH CÔNG THỨC

Công thức trên được xây dựng dựa trên định luật bảo toàn động lượng: "Tổng động lượng của hệ trước tương tác bằng tổng động lượng của hệ sau tương tác". Trước khi phóng tên lửa đứng yên nên động lượng của hệ bằng 0.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta có:

Σptrưc=Σpsau 0 = Σpsau 0 =pten lua + pnhien lieu 0 =M.Vten lua + m.vnhien lieu  M.Vten lua= - m.vnhien lieuVten lua = -mM.vnhien lieu

 

Các ví dụ khác:

Ngoài tên lửa ra tất cả những dạng chuyển động khác sử dụng bằng phản lực đề có thể dùng công thức này để giải quyết bài toán. Ví dụ như đại bác khai hỏa, đạn nổ v....v....

Súng chống tăng khai hỏa, nhiên liệu phụt về sau đẩy đầu đạn đi tới

Nhiên liệu phụt về phía sau đẩy tàu vũ trụ đi tới

Xem chi tiết

Thế năng đàn hồi của lò xo.

Wđh=12k.(l)2

 

Chú thích:

k: độ cứng của lò xo (N/m).

l: độ biến đạng của lò xo (m).

Wđh: thế năng đàn hồi (J).

Xem chi tiết

Năng lượng của con lắc đơn.

Wt=m.g.l(1-cosα)Wt max=m.g.l(1-cosαo)

 

Áp dụng tỉ số lượng giác ta có: h=l(1-cosα).

Từ đây suy ra hmax=l(1-cosαo).

Mà thế năng lại được tính bằng: Wt=m.g.z 

Vậy Wt=m.g.l(1-cosα)Wt max=m.g.l(1-cosαo)

Chú thích:

Wt;Wt max: thế năng, thế năng cực đại (J).

m: khối lượng vật năng (kg).

g: gia tốc trọng trường (m/s2).

l: chiều dài dây treo (m).

α: góc lệc giữa dây treo với phương thẳng đứng (deg) hoặc (rad).

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.