Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

157 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Công thức tính vận tốc của vật khi vật đi được quãng đường S - vật lý 12

v

Chứng minh : 

W=Wđ+Wt+AFms12mv2=12kA2-12kx2-Fms.Sv=kA2-x2-2FmsSm

Với v: vận tốc của vật m/s

      A: Biên độ của dao động m

      x: Li độ của vật m

      Fms: Lực ma sát N

      S: Quãng đường vật đã đi m

      m : Khối lượng của vật kg

Xem chi tiết

Tốc độ trung bình

v=SΔt=St2-t1

Tốc độ trung bình

a/Định nghĩa:

Tốc độ trung bình là thương số giữa quãng đường vật đi được và thời gian đi hết quãng đường đó.

b/Ý nghĩa : đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

c/Công thức

v=St

Chú thích:

v: tốc độ trung bình của vật (m/s).

S: quãng đường vật di chuyển (m).

Δt: thời gian di chuyển (s).

t2, t1: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s).

Ứng dụng : đo chuyển động của xe (tốc kế)

Lưu ý : Tốc độ trung bình luôn dương và bằng với độ lớn vận tốc trung bình trong bài toán chuyển động một chiều.

Vận động viên người Na Uy đạt kỉ lục thế giới với bộ môn chạy vượt rào trên quãng đường 400 m trong 43.03 giây (v=8.7 m/s) tại Olympic Tokyo 2020.

Xem chi tiết

Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động thẳng

S=x-xo=v.t

S=S1+S2+.....+Sn

Quãng đường

a/Định nghĩa

Quãng đường S là tổng độ dịch chuyển mà vật đã thực hiện được mang giá trị dương. 

Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường mang tính tích lũy, nó có thể khác với độ dời . Ví dụ, khi vật đi theo chiều âm tọa độ của vật giảm dần dẫn tới độ dời mang giá trị âm để tìm quãng đường ta lấy trị tuyệt đối của độ dời.

S=x

Đối với vật chuyển động thẳng theo chiều dương đã chọn thì quãng đường chính là độ dời.

Trong thực tế khi làm bài tập, người ta thường chọn xo=0 (vật xuất phát ngay tại gốc tọa độ). Chiều dương là chiều chuyển động nên thường có S=x (quãng đường đi được bằng đúng tọa độ lúc sau của vật).

b/Công thức:

S=x-x0=vt

Chú thích:

S: là quãng đường (m).

x, xo: là tọa độ của vật ở thời điểm đầu và sau (m).

v: vận tốc của chuyển động (m/s)

t: thời gian chuyển động (s)

c/Lưu ý:

Trong trường hợp xe đi nhiều quãng đường nhỏ với tốc độ khác nhau. Thì quãng đường mà xe đã chuyển động được chính là bằng tổng những quãng đường nhỏ đó cộng lại với nhau.

S=S1 +S2+.....+Sn

Xem chi tiết

Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

S0t=vo.t+12a.t2

hay S12=v0t2-t1+12at22-t12

Chú thích:

S: quãng đường (m).

vo: vận tốc lúc đầu của vật (m/s).

tthời gian chuyển động của vật (s).

agia tốc của vật (m/s2)

 

Xem chi tiết

Hệ thức độc lập theo thời gian.

v2-vo2=2aS

Ứng dụng:

Xác định quãng đường vật di chuyển khi tăng tốc, hãm pham mà không cần dùng đến biến thời gian.

Chú thích:

S: quãng đường (m).

vo: vận tốc lúc đầu của vật (m/s).

v: vận tốc lúc sau của vật (m/s)

agia tốc của vật (m/s2)

Xem chi tiết

Công thức xác định quãng đường vật đi được trong giây thứ n.

ΔSn=Sn-Sn-1

Chú thích:

ΔSn: quãng đường vật đi được trong 

Sn: quãng đường vật đi được trong n giây.

Sn-1: quãng đường vật đi được trong n-1 giây.

Xem chi tiết

Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động rơi tự do

S=g.t22

Đặc điểm :Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng , nhanh dần đều với gia tốc trong trường g và có vận tốc đầu bằng 0.

Chứng minh

Từ công thức quãng đường của nhanh dần đều.

S=v0t+12at2

Suy ra trong chuyển động rơi tự do quãng đường có công thức

S=12gt2

Chú thích:

S: Quãng đường vật rơi từ lúc thả đến thời điểm t m.

g: Gia tốc trọng trường (m/s2). Tùy thuộc vào vị trí được chọn mà g sẽ có giá trị cụ thể.

t: thời gian chuyển động của vật từ lúc thả (s)

 

Xem chi tiết

Quãng đường vật rơi được trong giây thứ n

ΔSn=Sn-Sn-1= 12g(2n-1)

Chứng minh

Sn=12gt2=g2n2Sn-1=12gt2=g2n-12Sn=g22n-1

Ý nghĩa : n càng lớn , quãng đường đi trong giây thứ n càng lớn.

Chú thích:

ΔSn: quãng đường vật rơi được trong giây thứ n (m).

g: gia tốc trọng trường (m/s2). Tùy thuộc vào bài toán , nơi được chọn mà g sẽ có giá trị cụ thể.

Xem chi tiết

Công thức xác định quãng đường của vật rơi trong n giây cuối cùng

ΔSn giây cui=n2.g.h-n2g2

Chứng mính:

trơi=2hgS=h0St-n=g22h0g-n2Sn giây cuôi=h0-h0-n2gh0+n2g2=n2gh0-n2g2

Chú thích:

ΔSn giây cui: quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng (m).

h: độ cao của vật so với mặt đất (m).

g: gia tốc trọng trường (m/s2). Tùy thuộc vào vị trí được chọn mà g sẽ có giá trị cụ thể.

Xem chi tiết

Công thức xác định lực ma sát nghỉ.

FmsnFM=μn.N

Tính chất:

+Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật và ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.

+Giá của lực ma sát nghỉ luôn nằm trong mặt phẳng tiếp xúc giữa hai vật.

+Lực ma sát nghỉ luôn ngược chiều với ngoại lực.

+ Lực ma sát nghỉ có hướng ngược với hướng của lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc, có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng khi vật còn chưa chuyển động.

+ Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó thì vật sẽ trượt. Điều đó chứng tỏ lực ma sát nghỉ có độ lớn cực đại bằng giá trị này.

+ Khi vật trượt thì lực ma sát trượt nhỏ hơn lực ma sát nghỉ cực đại.

 

Chú thích:

μn:hệ số ma sát nghỉ.

N: là áp lực của vật lên mặt phẳng (N).

FM: là lực ma sát nghỉ cực đại (N).

Fmsn: lực ma sát nghỉ (N).

Lực ma sát nghỉ làm cản trở chuyển động của vật.

 

Xe tải bị lật khi ôm cua do lực quán tính ly tâm lớn hơn lực ma sát nghỉ.

Trời mưa cùng làm giảm hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường.

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.