Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

709 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Công thức xác định lực ma sát lăn

Fmsl=μl.N

Định nghĩa:

- Là lực ma sát xuất hiện khi vật này lăn trên bề mặt của vật khác. 

- Xuất hiện ở chỗ tiếp xúc và cản trở sự lăn đó.

- Lực ma sát lăn là rất nhỏ so với ma sát trượt.

 

Chú thích:

μl: hệ số ma sát lăn

N: là áp lực của vật lên mặt phẳng (N)

Fmsl: lực ma sát lăn (N)

 

Do lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt. Nên những vật cần thường xuyên di chuyển,

người ta sẽ gắng bánh xe để chuyển từ ma sát trượt qua ma sát lăn.

 

Xem chi tiết

Công thức xác định độ lớn lực đàn hồi.

Fđh=k.l

Định luật Hooke:

1.Phát biểu

- Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

2.Đặc điểm

- Phương của lực: lực đàn hồi có phương dọc trục lò xo.

- Chiều của lực:

     + Lực đàn hồi ở đầu không cố định ngược chiều với chiều biến dạng của lò xo (hướng về vị trí không biến dạng).

     + Lực đàn hồi tác dụng lên hai đầu có cùng độ lớn nhưng ngược hướng nhau .

- Độ lớn: tuân theo định luật Hooke.

- Dấu trừ trong công thức Fđh=-k.l thể hiện lực đàn hồi luôn chống lại tác nhân gây ra biến dạng của nó.

- Nếu chỉ tính độ lớn ta có Fđh=k.∆l

Chú thích:

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

∆l: độ biến dạng của lò xo (m)

 

Xem chi tiết

Công thức xác định lực hướng tâm

Fht=m.aht=m.v2R=m.ω2.R

Quả banh chuyển động tròn quanh tay người do lực căng dây đóng vai trò lực hướng tâm.

Định nghĩa:

Lực tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.

 

Chú thích:

Fht: lực hướng tâm (N).

m: khối lượng của vật (kg).

aht: gia tốc hướng tâm (m/s2).

v: vận tốc của vật (m/s).

ω: vận tốc góc (rad/s).

R: bán kính của chuyển động tròn (m).

 

Xem chi tiết

Công thức xác định lực quán tính.

Fqt=-ma

Khái niệm chung:

Trong một hệ quy chiếu chuyển động với gia tốc a so với hệ quy chiếu quán tính, các hiện tượng cơ học xảy ra giống như là mỗi vật có khối lượng m chịu thêm tác dụng của một lực bằng -m.a Lực này được gọi là lực quán tính.

Về độ lớn: 

Fqt=ma

Về chiều:

Lực quán tính ngược chiều với gia tốc.

Lưu ý:

+ Lực quán  tính không có phản lực.

+ Vật chuyển động nhanh dần thì vận tốc và gia tốc cùng chiều.

+ Vật chuyển động chậm dần thì vận tốc và gia tốc ngược chiều.

 

Nhờ có quán tính, nên khi ta kéo chiếc khăn thật nhanh thì đồ vật trên bàn vẫn không bị rớt ra.

 

Chú thích:

Fqtlực quán tính (N).

m: khối lượng của vật (kg).

a: gia tốc của vật (m/s2)

Xem chi tiết

Công thức xác định phương trình chuyển động của vật ném ngang.

y=g2.v02.x2

Phương trình chuyển dông theo phương ngang: x=v0t

Phương trình chuyển động theo phương thẳng đứng: y=12gt2

Chú thích:

ytọa độ của vật theo phương thẳng đứng (m).

xtọa độ của vật theo phương ngang (m).

vo: vận tốc ban đầu của vật, trong trường hợp này là vận tốc ném (m/s).

g: gia tốc trọng trường do trái đất tác động lên vật (m/s2).

h0 : Độ cao lúc bắt đầu ném

Xem chi tiết

Công thức xác định tầm xa của vật chuyển động ném ngang.

Lmax=vo.t=vo.2hg

Chú thích:

vo: vận tốc ban đầu của vật, trong trường hợp này là vận tốc ném (m/s).

h: độ cao của vật (m).

t: thời gian chuyển động của vật (s).

g: gia tốc trọng trường do trái đất tác động lên vật (m/s2).

Lmax: tầm xa cực đại của vật (m).

Xem chi tiết

Công thức xác định vận tốc chạm đất trong chuyển động ném ngang.

v=vx2+vy2=vo2+2.g.htanα=vyvx=2ghv0

Chú thích:

v: vận tốc của vật (m/s).

vx: vận tốc của vật theo phương ngang (m/s).

vy: vận tốc của vật theo phương thẳng đứng (m/s).

vo: vận tốc ban đầu của vật, trong trường hợp này là vận tốc ném (m/s).

h: độ cao của vật (m).

g: gia tốc trọng trường do trái đất tác động lên vật (m/s2).

α : Góc bay của vật so với phương ngang khi ở độ cao h

Xem chi tiết

Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định.

ΣMc=ΣMnMF1/O+MF2/O=MF2/O+MF4/O

Điều kiện cân bằng:

Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải cân bằng với tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

 

Chú thích:

ΣMc: tổng moment làm vật quay xuôi chiều kim đồng hồ (N.m).

ΣMn: tổng moment làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ (N.m).

 

Xem chi tiết

Công thức động lượng.

p=m.v

Định nghĩa:

- Động lượng của vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v  là đại lượng được xác định bởi công thức p=m.v.

- Về mặt toán học, động lượng là tích giữa một vectơ (vận tốc v) và một số thực (khối lượng m của vật). Do khối lượng không bao giờ âm, nên động lượng của vật cùng chiều với vận tốc.

- Về độ lớn, động lượng được xác định bởi công thức: p=m.v.

 

Chú thích:

p: là động lượng của vật (kg.m/s).

m: khối lượng của vật (kg).

v: vận tốc của vật (m/s).

Xem chi tiết

Độ biến thiên động lượng của vật.

p=p1-p0=F.t

hay F=ΔpΔt

Khái niệm:

Độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

Độ biến thiên động lượng còn là hiệu số giữa động lượng lúc sau so với động lượng lúc đầu.

 

Chú thích:

p: độ biến thiên động lượng của vật (kg.m/s).

p1: động lượng lúc sau của vật (kg.m/s).

p0động lượng lúc đầu của vật (kg.m/s).

F.t: xung lượng của lực F tác dụng lên vật trong thời gian Δt (N.s)

F: lực tác dụng (N).

Δt: độ biến thiên thời gian - thời gian tương tác (s).

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.