Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý từ lớp 6 tới lớp 12, ôn thi vật lý tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học

Advertisement

314 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Hiệu suất của nguồn điện

H=Acó íchA=UNItEIt=UNE=RNRN+r

 

Phát biểu: Công của nguồn điện bằng tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và ở mạch trong, trong đó điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài là điện năng tiêu thụ có ích. Từ đó, hiệu suất H của nguồn điện được tính bằng tỉ số giữa điện năng tiêu thụ có ích Acó ích và tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và mạch trong A.

 

Chú thích: 

H: hiệu suất của nguồn điện 

Acó ích: điện năng tiêu thụ có ích (J)

A: tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và mạch trong (J)

 

Xem chi tiết

Hiệu điện thế của mạch ngoài.

UN=I.RN=E-I.r

 

Chú thích:

UN: hiệu điện thế của mạch ngoài (V)

I: cường độ dòng điện (A)

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)

r: điện trở trong của nguồn (Ω)

E: suất điện động của nguồn (V)

Xem chi tiết

Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp.

Eb=E1+E2+...+En

rb=r1+r2+...+rn

 

 

Phát biểu:

- Suất điện động Eb của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng các suất điện động của các nguồn có trong bộ.

- Điện trở trong rb của bộ nguồn điện ghép nối tiếp bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ.

 

Chú thích:

E: suất điện động của nguồn điện (V)

r: điện trở trong của nguồn điện (Ω)

Với n là số nguồn được ghép nối tiếp trong bộ nguồn.

 

 

Ưu điểm và khuyết điểm của ghép nối tiếp:

Ghép nối tiếp lợi về sức điện động nhưng thiệt về nội trở. 

 

Lưu ý thêm:

Trong trường hợp tất cả các pin đang ghép là cùng 1 loại duy nhất. Ta có:

Eb=n.E và rb=n.r

 

Bên trong viên pin 9V bản chất là 6 viên pin 1,5V được ghép nối tiếp lại với nhau.

Xem chi tiết

Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn song song.

Eb=E

rb=rn

 

Phát biểu: Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau.

- Khi mạch ngoài hở, hiệu điện thế UAB bằng suất điện động của mỗi nguồn và bằng suất điện động của bộ nguồn.

- Điện trở trong của bộ nguồn là điện trở tương đương của n điện trở r mắc song song.

 

Chú thích:

Eb: suất điện động của bộ nguồn (V)

rb: điện trở trong của bộ nguồn (Ω)

E: suất điện động của mỗi nguồn điện thành phần (V)

r: điện trở trong của mỗi nguồn điện thành phần (Ω)

Với n là số nguồn giống nhau được ghép song song trong bộ nguồn.

 

 

Ưu điểm và khuyết điểm của ghép song song:

Ghép song song lợi về nội trở nhưng thiệt về sức điện động.

 

Xem chi tiết

Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng.

Eb=mE

rb=mrn

 

Phát biểu: Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là bộ nguồn gồm n dãy ghép song song với nhau, mỗi dãy gồm m nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp.

 

Chú thích: 

Eb: suất điện động của bộ nguồn (V)

rb: điện trở trong của bộ nguồn (Ω)

E: suất điện động của mỗi nguồn điện thành phần (V)

r: điện trở trong của mỗi nguồn điện thành phần (Ω)

Với n là số dãy ghép song song và m là số nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp trên mỗi dãy.

 

 

Ưu điểm và khuyết điểm của ghép các bộ nguồn thành hỗn hợp đối xứng:

Ghép hỗn hợp đối xứng lợi về nội trở lẫn suất điện động nhưng thiệt về chi phí.

 

Cách ghép hỗn hợp đối xứng trong thực tế. 

 

Cách ghép hỗn hợp đối xứng trong thực tế. Ảnh chụp tại hải đăng Nam Du.

Xem chi tiết

Mạch điện mắc nối tiếp các điện trở.

Rtđ=R1+R2+...Rn

I=I1=I2=...=In

U=U1+U2+...+Un

 

Chú thích: 

R: điện trở (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

U: hiệu điện thế (V)

 

Xem chi tiết

Mạch điện mắc song song các điện trở.

1Rtđ=1R1+1R2+...+1Rn

I=I1+I2+...+In

U=U1=U2=...=Un

 

Chú thích: 

R: điện trở (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

U: hiệu điện thế (V)

 

Xem chi tiết

Công thức Faraday.

m=1F.AnIt

Hiện tượng điện phân

a/Định nghĩa hiện tượng điện phân:

Hiện tượng điện phân là hiện tượng xuất hiện các phản ứng phụ  ở các điện cực khi cho dòng điện một chiều qua bình điện phân.

b/Công thức Faraday về chất điện phân

m=AItFn

Chú thích:

m: khối lượng của chất được giải phóng ra ở điện cực khi điện phân (g)

F=96500 C/mol: số Faraday

A: khối lượng mol nguyên tử của nguyên tố (kg)

n: hóa trị của nguyên tố

I: cường độ dòng điện trong dung dịch điện phân (A)

t: thời gian điện phân (s)

 

c/Ứng dụng:

Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống như luyện kim, tinh luyện đồng, điều chế clo, xút, mạ điện, đúc điện,...

1. Luyện nhôm

Bể điện phân có cực dương là quặng nhôm nóng chảy, cực âm bằng than, chất điện phân là muối nhôm nóng chảy, dòng điện vào khoảng 10000A.

 

2. Mạ điện

Bể điện phân có cực dương là một tấm kim loại để mạ, cực âm là vật cần mạ, chất điện phân thường là dung dịch muối kim loại để mạ. Dòng điện được chọn một cách thích hợp để đảm bảo chất lượng của lớp mạ.

 

Michael Faraday (1791 - 1867)

Xem chi tiết

Định luật Faraday thứ hai.

k=1F.An

 

Phát biểu: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam An của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là 1F, trong đó F gọi là số Faraday.

 

Chú thích: 

k: đương lượng điện hóa của chất được giải phóng ở điện cực (g/C)

F=96500 C/mol: số Faraday

A: khối lượng mol nguyên tử của nguyên tố (kg)

n: hóa trị của nguyên tố

Xem chi tiết

Phương trình trạng thái khí lí tưởng.

p.VT=constp1.V1T1=p2.V2T2

 

Chú thích:

p: áp suất chất khí (atm, Pa, bar, at v....v....)

V: thể tích chất khí (lít, m3, dm3, ml, cm3v....v....)

T: nhiệt độ tuyệt đối của chất khí (Ko).

 

Lưu ý:

Nếu đề bài cho đơn vị là Co ta phải chuyển sang độ Ko

T (Ko)=t (Co)+273

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.