Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có hằng số khối lượng sao thổ, biến số vận tốc của chuyển động - vật lý 10. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

60 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Vận tốc dài trong chuyển động tròn đều

v=ω.R

Vận tốc dài (vận tốc trên phương tiếp tuyến)

a/Định nghĩa: Vận tốc dài là vận tốc tức thời của một điểm khi đi được một cung tròn trên một vật chuyển động tròn .

+ Ý nghĩa : Các điểm trên vật có cùng tốc độ góc , điểm nào càng xa tâm quay thì vận tốc dài càng lớn .Do độ dài cung phụ thuộc vào khoảng cách đến tâm.

b/Công thức:

            v=R.αt=R.ω

Chú thích:

v: vận tốc dài của chuyển động tròn đều (m/s).

ω: tốc độ góc (rad/s).

R: bán kính quỹ đạo của chuyển động tròn (m).

c/Tính chất của vector vận tốc dài:

+ Điểm đặt: tại điểm đang xét.

+ Hướng: vận tốc dài của chuyển động tròn đều tại mỗi điểm luôn có phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm tương ứng và có chiều là chiều chuyển động.

+ Chiều: phụ thuộc vào chiều của chuyển động tròn.

Xem chi tiết

Công thức cộng vận tốc.

v13=v12+v23

v13: vận tốc tuyệt đối của vật 1 so với vật 3.

v12: vận tốc tương đối của vật 1 so với vật 2.

v23vận tốc kéo theo đối của vật 2 so với vật 3.

Ta có: 

Xem chi tiết

Công thức xác định vận tốc tức thời của vật trong chuyển động rơi tự do

v=g.t

Chú thích:

v: tốc độ của vật (m/s).

g: gia tốc trọng trường (m/s2). Tùy thuộc vào vị trí được chọn mà g sẽ có giá trị cụ thể.

t: thời điểm của vật tính từ lúc thả (s)

Lưu ý: 

Ở đây ta chỉ tính tới độ lớn của vận tốc tức thời của vật (nói cách khác là ta đang tính tốc độ tức thời của vật). 

Xem chi tiết

Công thức vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

v=vo+at

Ứng dụng:

Xác định vận tốc của vật ở một thời điểm xác định.

 

Chú thích:

v: vận tốc của vật tại thời điểm đang xét (m/s).

vovận tốc của vật tại thời điểm ban đầu (m/s).

a: gia tốc của vật (m/s2).

t: thời gian chuyển động (s).

Xem chi tiết

Hệ thức độc lập theo thời gian.

v2-vo2=2aS

Ứng dụng:

Xác định quãng đường vật di chuyển khi tăng tốc, hãm pham mà không cần dùng đến biến thời gian.

Chú thích:

S: quãng đường (m).

vo: vận tốc lúc đầu của vật (m/s).

v: vận tốc lúc sau của vật (m/s)

agia tốc của vật (m/s2)

Xem chi tiết

Phương chuyển động của vật trong chuyển động thẳng biến đổi đều

x=xo+vo.t+12at2

Chú thích:

xo: tọa độ lúc đầu của vật - tại thời điểm xuất phát (m).

xtọa độ lúc sau của vật - tại thời điểm t đang xét (m).

vo: vận tốc của vật ở thời điểm to(m/s).

a: gia tốc của vật (m/s2).

t: thời gian chuyển động của vật (s).

Xem chi tiết

Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều.

a=ΔvΔt=v-vot

a/Định nghĩa

Gia tốc được tính bằng tỉ số giữa độ biến thiên vận tốc của vật và thời gian diễn ra. Nó là một đại lượng vectơ. Một vật có gia tốc chỉ khi tốc độ của nó thay đổi (chạy nhanh dần hay chậm dần) hoặc hướng chuyển động của nó bị thay đổi (thường gặp trong chuyển động tròn). 

+Ý nghĩa  : Đặc trưng cho sự biến đổi vận tốc nhiều hay ít của chuyển động.

b/Công thức

a=v -v0t

Chú thích:

v: vận tốc lúc sau của vật (m/s)

vo: vận tốc lúc đầu của vật (m/s)

t: thời gian chuyển động của vật (s)

a: gia tốc của vật (m/s2)

Đặc điểm

Nếu vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ thì.

+ Chuyển động nhanh dần a>0.

+ Chuyển động chậm dần a<0.  

Và ngược lại,nếu chuyển đông theo chiều âm của trục tọa độ.

+ Chuyển động nhanh dần a<0.

+ Chuyển động chậm dần a>0.  

 

Nói cách khác:

Nếu gia tốc cùng chiều vận tốc (av) thì vật chuyển động nhanh dần đều.

Nếu gia tốc ngược chiều vận tốc (avthì vật chuyển động chậm dần đều.

 

Xem chi tiết

Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động thẳng

S=x-xo=v.t

S=S1+S2+.....+Sn

Quãng đường

a/Định nghĩa

Quãng đường S là tổng độ dịch chuyển mà vật đã thực hiện được mang giá trị dương. 

Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường mang tính tích lũy, nó có thể khác với độ dời . Ví dụ, khi vật đi theo chiều âm tọa độ của vật giảm dần dẫn tới độ dời mang giá trị âm để tìm quãng đường ta lấy trị tuyệt đối của độ dời.

S=x

Đối với vật chuyển động thẳng theo chiều dương đã chọn thì quãng đường chính là độ dời.

Trong thực tế khi làm bài tập, người ta thường chọn xo=0 (vật xuất phát ngay tại gốc tọa độ). Chiều dương là chiều chuyển động nên thường có S=x (quãng đường đi được bằng đúng tọa độ lúc sau của vật).

b/Công thức:

S=x-x0=vt

Chú thích:

S: là quãng đường (m).

x, xo: là tọa độ của vật ở thời điểm đầu và sau (m).

v: vận tốc của chuyển động (m/s)

t: thời gian chuyển động (s)

c/Lưu ý:

Trong trường hợp xe đi nhiều quãng đường nhỏ với tốc độ khác nhau. Thì quãng đường mà xe đã chuyển động được chính là bằng tổng những quãng đường nhỏ đó cộng lại với nhau.

S=S1 +S2+.....+Sn

Xem chi tiết

Phương trình tọa độ của vật trong chuyển động thẳng đều.

x=xo+v.t

1.Chuyển động thẳng đều

a/Định nghĩa : Chuyển động thẳng đều là chuyển động của vật có chiều và vận tốc không đổi , quỹ đạo có dạng đường thẳng.

Ví dụ: chuyển động của vật trên băng chuyền, đoàn duyệt binh trong những ngày lễ lớn.

Quân đội Nga duyệt binh kỉ niệm ngày chiến thắng 9/5

 

2.Phương trình chuyển đông thẳng đều

a/Công thức :

                           x=x0+vt-t0

b/Chứng minh :

Chọn chiều dương là chiều chuyển động , gốc thời gian là lúc xuất phát

Vật xuất phát tại vị trí x ,quãng đường đi được sau t: S=vt

Mặc khác độ dời của vật : x=x-x0

Hình ảnh minh họa cho công thức x=xo+v.t

 

Vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương nên 

S=xvt=x-x0x=x0+vt

t tính từ lúc bắt đầu chuyển động

 

 

 

 

 

Chú thích:

x: Tọa độ của vật tại thời điểm t (m).

xo: Tọa độ ban đầu của vật ở thời điểm t=0s.

v: Vận tốc của vật (m/s). 

v>0: Cùng hướng chuyển động.

v<0: Ngược hướng chuyển động.

t: Thời gian chuyển động của vật (s).

 

Xem chi tiết

Tốc độ trung bình

v=SΔt=St2-t1

Tốc độ trung bình

a/Định nghĩa:

Tốc độ trung bình là thương số giữa quãng đường vật đi được và thời gian đi hết quãng đường đó.

b/Ý nghĩa : đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

c/Công thức

v=St

Chú thích:

v: tốc độ trung bình của vật (m/s).

S: quãng đường vật di chuyển (m).

Δt: thời gian di chuyển (s).

t2, t1: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s).

Ứng dụng : đo chuyển động của xe (tốc kế)

Lưu ý : Tốc độ trung bình luôn dương và bằng với độ lớn vận tốc trung bình trong bài toán chuyển động một chiều.

Vận động viên người Na Uy đạt kỉ lục thế giới với bộ môn chạy vượt rào trên quãng đường 400 m trong 43.03 giây (v=8.7 m/s) tại Olympic Tokyo 2020.

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.